03 Tháng Mười 2023
Chào mừng quý vị đến với Website CHI CỤC THÚ Y TỈNH ĐỒNG NAI
  Tin tức tổng hợp

Một số giải pháp xử lý phế, phụ phẩm trong nông nghiệp

Theo báo cáo của Tổ công tác 970 – Bộ Nông nghiệp và PTNT, nước ta có nền nông nghiệp nhiệt đới phát triển, có sản lượng sản phẩm lớn, đa dạng, có nhiều loại đặc sản phụ vụ cho mục tiêu bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm mà còn xuất khẩu tới trên 180 nước, vùng lãnh thổ trên thế giới.

Công trình xử lý chất thải bằng hầm xây KT2 và bạt nhựa HDPE
Năm 2020, Việt Nam sản xuất sản lượng lớn lương thực, thực phẩm các loại để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho trên 97 triệu dân và xuất khẩu trên 41 triệu USD tới trên 180 nước, vùng lãnh thổ. 

Báo cáo tổng kết về điều tra sinh khối ở Việt Nam do Ngân hàng Thế giới thực hiện năm 2018 và số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, tổng khối lượng phụ phẩm ước tính ở nước ta năm 2020 là trên 150,3 triệu tấn bao gồm: 88,9 triệu tấn phụ phẩm sau thu hoạch từ cây trồng, từ quá trình chế biến nông sản của ngành trồng trọt và 61,4 triệu tấn phân gia súc, gia cầm từ ngành chăn nuôi.

Đối với phụ phẩm ngành chăn nuôi, dựa trên định mức kỹ thuật trong chăn nuôi và tổng đàn gia súc, gia cầm do Tổng cục Thống kê công bố, theo ước tính năm 2020, tổng đàn gia súc, gia cầm nước ta thải ra trên 61,4 triệu tấn phân và trên 55 triệu tấn nước tiểu. Ngoài ra, hàng năm có nhiều triệu tấn chất độn chuồng thải ra từ ngành chăn nuôi, tuy nhiên chưa có số liệu điều tra về nguồn phụ phẩm này. Lượng phân vật nuôi theo các vùng sinh thái nông nghiệp: Vùng đồng bằng sông Hồng có 9,6 triệu tấn, vùng trung du Miền núi phía Bắc có 17,8 triệu tấn, Bắc Trung bộ là 10,4 triệu tấn, Duyên hải Nam Trung bộ là 8,0 triệu tấn, Đông Nam bộ là 6,1 triệu tấn và đồng bằng sông Cửu Long là 6,2 triệu tấn.

Với khối lượng phế, phụ phẩm trồng trọt, chăn nuôi rất lớn, để nâng cao hiệu quả sử dụng phụ phẩm nông nghiệp, nối dài chuỗi giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, Tổ công tác 970 – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đề xuất các giải pháp như: đẩy mạnh công tác truyền thông sâu rộng về ý nghĩa của phụ phẩm nông nghiệp trong nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, nền nông nghiệp tăng trưởng xanh, nền nông nghiệp thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm thu hút sự quan tâm, thay đổi và nâng cao nhận thức, trách nhiệm thực hiện nhà nước, toàn xã hội về quản lý hiệu quả phụ phẩm; xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về thu gom, ủ compost phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón hữu cơ truyền thống ở quy mô nông hộ và trang trại; Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp ứng dụng nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn, sinh thái, nông nghiệp gắn với du lịch; xây dựng cơ sở dữ liệu về phụ phẩm nông nghiệp; có cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp và áp dụng công nghệ sinh học vào lĩnh vực thu gom, đóng gói, vận chuyển, bảo quản, chế biến các phụ phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp,…

Lượng phụ phẩm nông nghiệp ở Vùng Đông Nam bộ chủ yếu từ ngành trồng trọt và chăn nuôi. Năm 2020, vùng Đông Nam bộ ước tính có trên 13,9 triệu tấn phụ phẩm nông nghiệp, chiếm 9,3% tổng lượng phụ phẩm nông nghiệp của cả nước, trong đó có 7,8 triệu tấn phụ phẩm từ trồng trọt và 6,1 triệu tấn từ phân vật nuôi. Đồng Nai và Bình Phước là 2 tỉnh thuộc Vùng Đông Nam bộ có ngành chăn nuôi phát triển, khối lượng phân vật nuôi năm 2020 tương ứng là 2,3 triệu tấn và 1,1 triệu tấn, đứng thứ nhất và thứ nhì vùng này. Tỷ lệ phân vật nuôi như sau: lợn 59,8%, bò 25,5%, gia cầm là 7,1% và các vật nuôi khác 7,7%.

Tỉnh Đồng Nai có tổng diện tích tự nhiên gần 6 ngàn km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm hơn 70%, với 470 ngàn ha (diện tích đất sản xuất nông nghiệp hơn 277 ngàn ha, diện tích đất lâm nghiệp 180 ngàn ha, diện tích đất nuôi trồng thủy sản gần 8 ngàn ha), vì vậy lượng phế phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp hàng năm khá lớn. Riêng lượng phế phụ phẩm từ chăn nuôi của tỉnh khoảng 2,3 triệu tấn (đứng thứ nhất vùng Đông Nam bộ và thứ ba cả nước).

Chăn nuôi Đồng Nai phát triển khá mạnh với 2 vật nuôi chủ lực là heo và gà: tổng đàn heo là 2.311.549 con. Chăn nuôi trang trại chiếm hơn 90% tổng đàn với khoảng 1.400 trại, chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm gần 10% tổng đàn, với khoảng 7.400 nông hộ; tổng đàn gà là 25.093.820 con, chăn nuôi trang trại chiếm khoảng 91% tổng đàn với 418 trang trại, chăn nuôi nông hộ chiếm khoảng 9% tổng đàn, với khoảng 21.720 nông hộ.

Hiện có khoảng 88,69% trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh xử lý chất thải chăn nuôi bằng biogas hoặc các giải pháp công nghệ khác (sử dụng chế phẩm sinh học, ủ phân hữu cơ, công nghệ ép phân…). Việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý chất thải chăn nuôi không những giúp người chăn nuôi kiểm soát tốt môi trường chăn nuôi, sức khỏe vật nuôi mà còn mang lại giá trị như: tận dụng sản phẩm sau biogas làm phân bón cho cây trồng, khí thải từ quá trình xử lý để chạy máy phát điện, làm khí đốt,…phục vụ sản xuất góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất và phục vụ sinh hoạt gia đình.

Thời gian qua, đã có những chính sách, dự án hỗ trợ nông hộ chăn nuôi của tỉnh xây dựng công trình khí sinh học để xử lý chất thải chăn nuôi như: chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn từ 2015 – 2020 theo Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Chính phủ được tỉnh Đồng Nai đã cụ thể hóa bằng Quyết định số 52/2016/QĐ-UBND ngày 13/9/2016; dự án khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam (SNV) và dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (LIFSAP). Tổng số công trình khí sinh học đã hỗ trợ cho các nông hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh khoảng 5.000 công trình.


Ngày nay với sự phát triển của khoa học, công nghệ, phụ phẩm các nguồn khác nhau từ ngành nghiệp
đã được sử dụng rộng rãi hơn vào các mục đích khác nhau, có thêm thu nhập cho các đối tác sản xuất, chế biến trong ngành.
Phụ phẩm trồng trọt, sử dụng rơm lúa vào các mục đích khác nhau, bao gồm: thức ăn thô cho gia súc ăn cỏ; làm chất độn chuồng cho
vật nuôi; làm đệm lót sinh học cho vật nuôi; làm nấm rơm; phủ luống, phủ gốc cho cây trồng, đặc biệt là rau, cây; sử dụng để lót ác loại
quả; bán, ủ compost là phân bón hữu cơ truyền thống; trấu được sử dụng: lót hoa quả khi vận chuyển, ép viên tổ ong để đun, sản xuất
than hoạt tính biochar, làm đầu vào cho các nhà máy sinh khối để phát điện…Đối với phân vật nuôi, sử dụng phương pháp ủ phân compost,
công nghệ vi sinh làm phân bón cho cây trồng, áp dụng công nghệ khí sinh học để chạy máy phát điện chiếu sáng. Ngoài ra, xử lý chính
chất thải chăn nuôi để nuôi các loại côn trùng từ chất thải chăn nuôi như trùn quế, ruồi lính đen hiện nay ở nhiều địa phương đã mang lại lợi ích kép cho người chăn nuôi thu được nguồn protein từ côn trùng phục vụ cho chăn nuôi, thủy sản và phân bón hữu cơ từ phân của côn trùng. Đây là giải pháp bền vững và rất phù hợp cho chăn nuôi nông hộ để chủ động xử lý chất thải chăn nuôi và thu nhập tăng thêm từ bán côn trùng và phân bón hữu cơ từ côn trùng.

Thùy Dương – Phòng Chăn nuôi


>> Tập trung đẩy mạnh phát triển chăn nuôi các tháng cuối năm 2021 và xây dựng kế hoạch năm 2022 (14/10/2021)

>> Phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 – 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (28/09/2021)

>> Dự báo 3 kịch bản tăng trưởng sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến cuối năm 2021 (08/09/2021)

>> Kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Tân Phú (01/07/2021)

>> Tỉnh Đồng Nai ban hành quy định mật độ chăn nuôi (29/06/2021)

>> Chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ đã đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho người dân (22/06/2021)

>> Người chăn nuôi cần chủ động các biện pháp ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm chủng vi rút Cúm gia cầm A/H5N8 (15/06/2021)

>> Kiểm tra công tác phòng, chống dịch gia súc, gia cầm năm 2021 trên địa bàn huyện Xuân Lộc (10/06/2021)

>> Cộng tác viên thú y làm Giám đốc Hợp tác xã chăn nuôi sinh học (07/06/2021)

>> TÌNH HÌNH BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ VÀ HIỆU QUẢ CỦA VẮC XIN PHÒNG BỆNH. (03/06/2021)


Quay Về
Tìm kiếm theo ngày tháng
Tìm kiếm theo tiêu đề
  Báo cáo
  • THÔNG BÁO TUYỂN NHÂN VIÊN THÚ Y CẤP XÃ ( Tên gọi cũ là Cộng tác viên thú y cơ sở)
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng nhân viên thú y cấp xã năm 2023
  • THÔNG BÁO Danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn, không đủ tiêu chuẩn xét tuyển nhân viên thú y cấp xã trê
  • QUYẾT ĐỊNH Ban hành Danh mục chi tiết về biểu giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động
  • THÔNG BÁO Thí sinh đủ điều kiện tham dự vòng 2 (vòng phỏng vấn) kỳ tuyển dụng viên chức Chi cục Chăn
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng viên chức năm 2022
  • Kế hoạch về việc tuyển dụng viên chứu năm 2022
  • Mời các thí sinh trúng tuyển Viên chức năm 2020 ký hợp đồng làm việc đối với viên chức.
  • Kết quả tuyển dụng viên chức năm 2020
  • Thông báo kết squả phỏng vấn tuyển viên chức vòng 2
  • Thông báo: Triệu tập thí sinh tham dự vòng 2
  • Thông báo tuyển dụng viên chức 2020
  • Thông báo nghỉ lễ
  • Thông báo tuyển sinh năm 2018
  • Thông báo kết quả điểm các thí sinh dự xét tuyển dụng viên chức CCCNTY năm 2017
Xem tiếp
   
  đề án chăn nuôi