|
 |
 |
 |
 |
|
ĐỂ PHÒNG BỆNH ĐẠT HIỆU QUẢ CHO ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM, BÀ CON CHĂN NUÔI NÊN SỬ DỤNG VẮC XIN NÀO?
|
Theo văn bản số 2116/TY-DT ngày 01/12/2020 của Cục thú y về việc cập nhật thông tin về lưu hành vi rút cúm gia cầm và lở mồm long móng, cụ thể như sau:
|
|
|
Từ năm 2019 đến nay:
- Bệnh Cúm gia cầm (CGC) và bệnh Lở mồm long móng (LMLM) xảy ra tại một số tỉnh, thành phố;
- Không xuất hiện dịch bệnh Tai xanh trên lợn.
- Kết quả giám sát cho thấy các chủng vi rút CGC, vi rút LMLM lưu hành nhiều ở môi trường và đàn vật nuôi.
- Kết hợp cùng với các yếu tố như:
+ Mật độ chăn nuôi cao;
+ Chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ lớn;
+ Chăn nuôi an toàn sinh học còn nhiều hạn chế;
+ Thời tiết diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến sức đề kháng của đàn vật nuôi
+ Lưu lượng vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tăng cao;
+ Gia súc, gia cầm không được tiêm phòng kịp thời, đầy đủ.
- Đây là những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh tồn tại, phát triển. Do đó, nguy cơ dịch bệnh CGC và LMLM phát sinh, lây lan diện rộng trong thời gian tới là rất cao.
- Các địa phương cần chủ động xây dựng và triển khai có hiệu quả các hoạt động phòng, chống dịch bệnh, dựa vào tình hình lưu hành vi rút CGC và hồ sơ kỹ thuật của các đơn vị cung ứng vắc xin của Cục thú y, nhằm lựa chọn chủng loại vắc xin phù hợp để tiêm phòng cho đàn gia cầm thuộc diện tiêm đạt được hiệu quả cao.
- Theo văn bản số 2116/TY-DT ngày 01/12/2020 của Cục thú y về việc cập nhật thông tin về lưu hành vi rút cúm gia cầm và lở mồm long móng, qua đó Cục Thú y thông báo tình hình lưu hành vi rút CGC, LMLM trong các năm 2019 - 2020 và khuyến cáo sử dụng vắc xin như sau:
1. BỆNH CÚM GIA CẦM:
a) Lưu hành vi rút :
- Kết quả giám sát chủ động và bị động vi rút CGC từ năm 2019 cho đến nay cho thấy có 2 chủng vi rút CGC A/H5N1 và A/H5N6 lưu hành tại Việt Nam:
+ Chủng vi rút CGC A/H5N6 phân bố ở nhiều địa phương trên phạm vi cả nước;
+ Chủng vi rút CGC A/H5N1 chủ yếu phân bố tại các địa phương phía Nam.
- Kết quả giải trình tự gien các chủng vi rút CGC A/H5N6 và A/H5N1 được lấy từ các ổ dịch, giám sát chợ từ tháng 01/2019 đến tháng 5/2020 cho thấy các nhánh vi rút CGC không có biến đổi lớn về di truyền, cụ thể như sau:
+ Vi rút CGC A/H5N6 thuộc nhánh 2.3.4.4g và 2.3.4.4h; trong đó, nhánh 2.3.4.4g lưu hành tại các tỉnh miền Trung và miền Nam; nhánh 2.3.4.4h lưu hành tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung.
+ Vi rút CGC A/H5N1 thuộc nhánh 2.3.2.1c lưu hành tại các tỉnh miền Nam.
- Theo phụ lục của văn bản số 2116/TY-DT ngày 01/12/2020 của Cục thú y về việc cập nhật thông tin về lưu hành vi rút cúm gia cầm và lở mồm long móng:
+ Tại Đồng Nai lưu hành vi rút CGC A/H5N6 thuộc nhánh 2.3.4.4g
+ Tại Bình Dương lưu hành vi rút Vi rút CGC A/H5N1 thuộc nhánh 2.3.2.1c
- Căn cứ tình hình lưu hành các chủng, nhánh vi rút CGC nêu trên, hồ sơ kỹ thuật của các đơn vị cung ứng vắc xin, khuyến cáo sử dụng vắc xin CGC tại Công văn số 37/TY-DT ngày 10/01/2020 của Cục Thú y, Kết quả thử nghiệm công cường độc, đánh giá một số loại vắc xin do các phòng thí nghiệm của Cục Thú y và các đơn vị cung ứng vắc xin thực hiện trong thời gian qua cho thấy có nhiều loại vắc xin sử dụng phòng bệnh Cúm gia cầm có hiệu lực bảo hộ đối với vi rút CGC A/H5N1 nhánh 2.3.2.1 và vi rút CGC A/H5N6 nhánh 2.3.4.4, trong đó có thể dùng một số vắc xin sau :
+ Vắc xin Navet-vifluvac;
+ Navet-Fluvac 2;
+ K-New H5
- Ngoài ra, Cục Thú y đang tổ chức đánh giá hiệu lực các loại vắc xin CGC và dự kiến sẽ có văn bản cập nhật khuyến cáo sử dụng vắc xin CGC trong thời gian tới.

Hình 1: Một số vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm được khuyến cáo sử dụng
2. Đối với bệnh LMLM gia súc:
Các địa phương căn cứ vào lịch sử lưu hành vi rút LMLM của năm nay và những năm trước đây cũng như tình hình lưu hành vi rút LMLM ở địa phương liền kề xung quanh để lựa chọn vắc xin cho phù hợp; đồng thời cần có kế hoạch chủ động giám sát, xác định chủng vi rút LMLM lưu hành tại địa phương.
Theo khuyến cáo của OIE, kinh nghiệm của các nước và thực tiễn của Việt Nam thời gian qua, trong trường hợp phải tiêm phòng bao vây ổ dịch, gia súc nên được tiêm vắc xin có hiệu lực cao từ 6PD50 trở lên.
a) Lưu hành vi rút
Kết quả phân tích định típ, đặc tính di truyền của các mẫu vi rút LMLM được thu thập tại Việt Nam từ cuối năm 2019 đến 2020 cho thấy:
- Vi rút LMLM típ O có 03 chủng: O/ME-SA/Ind2001e, O/ME-SA/PanAsia và O/SEA/Mya-98. Chi tiết về lưu hành vi rút LMLM tại Phụ lục 3.
- Trong một số trường hợp gia súc có thể bị nhiễm nhiều chủng vi rút LMLM. Ví dụ: ổ dịch LMLM trên lợn nhiễm đồng thời 02 chủng vi rút LMLM típ O (O/ME-SA/Ind2001e và O/SEA/Mya-98) lần đầu tiên ghi nhận tại xã Minh Thạnh, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.
- Theo phụ lục của văn bản số 2116/TY-DT ngày 01/12/2020 của Cục thú y về việc cập nhật thông tin về lưu hành vi rút cúm gia cầm và lở mồm long móng:
+ Tại Đồng Nai lưu hành vi rút LMLM típ O (O/ME-SA/Ind2001e)
+ Tại Bình Dương lưu hành vi rút LMLM típ O (O/SEA/Mya-98)
Theo đó khuyến cáo bà con sử dụng vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng cho đàn gia súc của mình như sau:
b) Khuyến cáo lựa chọn vắc xin
- Hiện nay, có nhiều loại vắc xin LMLM đã được cấp Giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam.
- Căn cứ kết quả đánh giá mức độ tương đồng kháng nguyên (với giá trị r1 ≥ 0,3) của vi rút lưu hành năm 2020 và các loại vắc xin, thông tin công bố cập nhật hiệu quả vắc xin của các Phòng thí nghiệm tham chiếu về bệnh LMLM của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) thực hiện, hồ sơ kỹ thuật của các đơn vị cung ứng vắc xin LMLM, các địa phương quyết định việc lựa chọn chủng loại vắc xin LMLM phù hợp để tiêm phòng cho đàn gia súc tại địa phương; cụ thể:
+ Để phòng bệnh do vi rút LMLM típ O gây ra, sử dụng vắc xin chứa một hoặc kết hợp các kháng nguyên như: RAHO6/FMD/O-135; O 3039, O 3039 và O Manisa; O1Campos; O/Mya98/XJ/2010 và O/GX/09-07; hoặc các kháng nguyên vắc xin khác đã được cấp phép lưu hành và được chứng minh hiệu quả tại thực địa.
+ Để phòng bệnh do vi rút LMLM típ A gây ra, lựa chọn vắc xin có chứa kết hợp hai thành phần kháng nguyên 22/Iraq và A/May/97; hoặc các kháng nguyên vắc xin khác đã được cấp phép lưu hành và được chứng minh hiệu quả tại thực địa.
+ Để phòng bệnh do vi rút LMLM típ O và A gây ra, lựa chọn vắc xin có chứa kết hợp các thành phần kháng nguyên của típ O và típ A nêu trên.

Hình 1: Một số vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng được khuyến cáo sử dụng
Đoàn Thị Tươi – Chi cục Chăn nuôi và Thú y Đồng Nai
|
Quay Về
|
|
 |
 |
 |
 |
|
 |
 |
 |
 |
|
Xem tiếp
|
|
 |
 |
 |
 |
|