19 Tháng Ba 2024
Chào mừng quý vị đến với Website CHI CỤC THÚ Y TỈNH ĐỒNG NAI
  Tin tức tổng hợp

Phòng cúm A(H5N1) và A(H7N9): Dễ như… rửa tay!.

Thứ Ba, ngày 08/04/2014 18:00 PM (GMT+7) Khống chế dịch cúm trên đàn gia cầm không phải là vấn đề dễ dàng nhưng phòng cúm lây sang người là chuyện mỗi gia đình hoàn toàn có thể chủ động. Thậm chí, bạn có thể trang bị cả “vắc xin” phòng cúm tại nhà.

Bài nhảy rửa tay giúp mọi người ghi nhớ dễ dàng các bước rửa tay đúng cách

Cúm “xa” hay “gần”: phòng là tốt nhất!

Có thể nói, trước tình hình dịch cúm gia cầm căng thẳng, nếu như người dân ở những địa bàn chưa xảy ra dịch cúm vẫn hết sức thờ ơ thì những người sống “cận kề” với ổ dịch cũng không vì thế mà cảnh giác. Tuy vậy, dù sống trong hay ngoài ổ dịch, việc tự giác chủ động phòng ngừa không bao giờ thừa. Bởi, vi rút cúm không “nằm vùng” mà luôn phân tán khắp nơi.

Do đó, để tăng cường hơn nữa nhận thức trong người dân, vừa qua, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) đã phối hợp cùng Quỹ Unilever và nhãn hàng Lifebuoy phát động chiến dịch truyền thông phòng chống dịch, bệnh cúm gia cầm lây sang người A(H5N1) và A(H7N9) tại Lạng Sơn và Cần Thơ. Qua đó, hơn 6000 người dân ở hai khu vực này đã biết được những cách phòng cúm đơn giản mà hiệu quả. Bằng cách tuyên truyền đơn giản, dễ hiểu, buổi mít tinh đã đi cung cấp cho người dân những thông tin hữu ích về mức độ nguy hiểm của dịch cúm, con đường lây lan và quan trọng là cách phòng ngừa chủ động, hiệu quả.

Phòng cúm thế nào là chủ động?

Lâu nay, thói quen phòng cúm gia cầm của người dân vẫn chỉ dừng lại ở việc người tránh xa nguồn lây, thậm chí để “an toàn” thì không ăn thịt gia cầm. Tuy nhiên, đây chưa phải là biện pháp phòng ngừa chủ động nhất. Tại buổi mít tinh, ông Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng đã cung cấp thêm cho người dân những cách phòng hiệu quả.

 

 

Phòng cúm A(H5N1) và A(H7N9): Dễ như… rửa tay! - 2

Tại buổi mít tinh, người dân đã được hướng dẫn rửa tay đúng cách với nước rửa tay diệt khuẩn

 

Thật ra, người dân sợ cúm rồi nói không với thịt gia cầm là không đúng mà quan trọng là sử dụng gia cầm rõ nguồn gốc, được kiểm dịch. Ngoài ra, khi phát hiện có gia cầm ốm, chết không nên tự ý thiêu hủy mà phải báo ngay cho chính quyền địa phương. Nếu đi du lịch tại các vùng có xảy ra dịch cúm ở nước ngoài, điển hình là Trung Quốc, Campuchia thì phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh, khai báo tình trạng sức khỏe cho cơ quan y tế địa phương để được theo dõi sức khỏe. Đặc biệt, khi có các biểu hiện cúm như: sốt, ho, đau ngực, khó thở cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Ông cũng lưu ý các bà mẹ cần chú ý nhiều hơn đến trẻ em, đối tượng thân thiện với vật nuôi, chim cảnh trong nhà.

Có rất nhiều cách phòng cúm được đưa ra tại buổi mít tinh nhưng cũng theo ông Trần Đắc Phu thì rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, nước rửa tay diệt khuẩn mới là biện pháp quan trọng hàng đầu và chủ động nhất trong việc phòng cúm. Biện pháp này đã được WHO công nhận. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng tin rằng, đây là loại vắc xin ngừa cúm hiệu quả mà tự mỗi người có thể trang bị tại nhà. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với người dân ở vùng sâu, vùng xa bởi ý thức và thói quen sinh hoạt của người dân chưa chú ý đúng mức đến vấn đề vệ sinh. Những thông tin này phần nào khiến người dân “vỡ lẽ”: phòng cúm dễ như... rửa tay.

 

Phòng cúm A(H5N1) và A(H7N9): Dễ như… rửa tay! - 3

Người dân vui vẻ khi nhận những món quà thiết thực giúp phòng chống cúm gia cầm

 

Những thời điểm quan trọng cần rửa tay để phòng cúm: - Khi tay bẩn, - Trước và sau khi nấu và ăn, - Sau khi đi vệ sinh, - Sau khi bắt tay với rất nhiều người tại một buổi họp, - Sau khi ho, hắt hơi hoặc hỉ mũi, - Trước và sau khi xử lý một vết cắt hoặc vết cào xước, - Sau khi xử lý rác hoặc phân động vật, - Trước và sau khi chăm sóc người ốm.

 

(Nguồn: Lifebuoy)


 

>> Thông tin về tình hình dịch cúm gia cầm, LMLM và tai xanh ngày10/04/2014 (11/04/2014)

>> Trưởng trạm kiểm dịch Thủ Đức lại bị đe dọa “không cho sống” (07/04/2014)

>> Tịch thu, tiêu hủy hơn 1 tấn heo thối (03/04/2014)

>> Tịch thu, tiêu hủy hơn 1 tấn heo thối (02/04/2014)

>> Hà Nội: 4 bệnh nhân cấp cứu, thở máy vì cúm A/H1N1 (26/03/2014)

>> Một thai phụ ở Thanh Hóa tử vong do nhiễm H1N1 (26/03/2014)

>> Huyện Xuân Lộc: Bắt giữ 350 kg thịt heo sữa đã bốc mùi hôi thối (24/03/2014)

>> Thái-lan: 18 người tử vong do cúm H1N1 (24/03/2014)

>> Vào khu quy hoạch chăn nuôi tập trung: Vẫn là cánh cửa hẹp (24/03/2014)

>> Thông tin về tình hình dịch cúm gia cầm, LMLM và tai xanh ngày 20/03/2014 (21/03/2014)


Quay Về
Tìm kiếm theo ngày tháng
Tìm kiếm theo tiêu đề
  Báo cáo
  • THÔNG BÁO kết quả tuyển dụng
  • Thông báo tuyển dụng Viên chức năm 2024
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng nhân viên thú y cấp xã năm 2023
  • THÔNG BÁO Danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn, không đủ tiêu chuẩn xét tuyển nhân viên thú y cấp xã trê
  • QUYẾT ĐỊNH Ban hành Danh mục chi tiết về biểu giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động
  • THÔNG BÁO Thí sinh đủ điều kiện tham dự vòng 2 (vòng phỏng vấn) kỳ tuyển dụng viên chức Chi cục Chăn
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng viên chức năm 2022
  • Kế hoạch về việc tuyển dụng viên chứu năm 2022
  • Mời các thí sinh trúng tuyển Viên chức năm 2020 ký hợp đồng làm việc đối với viên chức.
  • Kết quả tuyển dụng viên chức năm 2020
  • Thông báo kết squả phỏng vấn tuyển viên chức vòng 2
  • Thông báo: Triệu tập thí sinh tham dự vòng 2
  • Thông báo tuyển dụng viên chức 2020
  • Thông báo nghỉ lễ
  • Thông báo tuyển sinh năm 2018
  • Thông báo kết quả điểm các thí sinh dự xét tuyển dụng viên chức CCCNTY năm 2017
Xem tiếp
   
  đề án chăn nuôi