19 Tháng Ba 2024
Chào mừng quý vị đến với Website CHI CỤC THÚ Y TỈNH ĐỒNG NAI
  Tin tức tổng hợp

QUY TRÌNH CHĂN NUÔI GÀ AVGA và AAVG GIAI ĐOẠN 0-9 TUẦN TUỔI

GIỚI THIỆU GÀ AAVG và AVGA

     Gà AVGA và AAVG là con lai gà hướng trứng giữa gà VCN-G15 với gà Ai cập, gà có đặc điểm ngoại hình không đồng nhất và gà mái đa phần(chiếm 70%) lông màu trắng toàn thân, đôi chỗ có điểm lông đen, chân cao, da chân màu vàng, mào cờ, tuy nhiên khoảng 30% số cá thể gà có màu lông xám đen hoặc lông màu đen hoa mơ đốm trắng. Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của gà như sau: Khối lượng cơ thể 63 ngày tuổi gà mái 650-680g/con, và khối lượng cơ thể tại 19 tuần tuổi, gà mái 1350-1380g/con. Tuổi đẻ đạt tỷ lệ 5% ở 140-145 ngày, năng suất trứng/mái/72 tuần đạt 225-230 quả, tiêu tốn thức ăn/10 trứng là 1,9-2,0kg, khối lượng trứng từ 46-47g/quả

I. QUY TRÌNH CHĂN NUÔI GÀ CON GIAI ĐOẠN 0-9 TUẦN TUỔI

1.1. Những quy định về vệ sinh thú y

1.1.1. Sau mỗi đợt nuôi cần dọn dẹp, vệ sinh tiêu độc sát trùng chuồng trại, sau khi làm sạch cẩn thận mới đưa gà vào nuôi lứa mới

1.1.2. Tám bước làm mới lại chuồng sau mỗi đợt nuôi gà

  1. Dọn chất thải, độn lót chuồng đưa ra ngoài xa để ủ nhiệt sinh học
  2. Tháo dỡ dụng cụ chăn nuôi đem ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch
  3. Quét mạng nhện trong chuồng và khu vực xung quanh chuồng
  4. Rửa sạch nền chuồng vách ngăn, bạt che bằng nước sạch,  không được để cặn phân dính trên tường và trên nền
  5. Sửa chữa nền chuồng những chỗ bị hỏng và để khô
  6. Quét vôi toàn bộ nền chuồng, tường bao, lối đi hành lang
  7. Phun sát trùng toàn bộ chuồng và dụng cụ chăn nuôi, bạt che
  8. Đóng kín bạt che chuồng và cửa ra vào, ủ chuồng trong thời gian từ 10 ngày đến 30 ngày, sau đó mới được nuôi lứa mới

1.1.3. Trước khi nhận gà vào nuôi 1 ngày cần phun sát trùng tiêu độc lại toàn bộ khu nuôi gà con và các dụng cụ bằng hóa chất sát trùng như Haniodine, hoặc Chloramin 1% (100g pha loãng với 10 lit nước để phun), sau đó mở bạt để thoáng chuồng cho bay hết mùi rồi mới đưa gà vào

1.1.4. Rửa sạch bể chứa nước và sát trùng, sau đó đóng kín nắp và cấp nước dự trữ dùng cho gà uống

1.1.5. Người nuôi gà phải có quần áo riêng và ủng để thay khi vào chăn nuôi gà

1.2. Chuẩn bị khu vực úm gà các dụng cụ chăn nuôi

Khu vực úm gà

1.2.1. Nơi úm gà có thể là chuồng riêng chuyên biệt hoặc chuồng tận dụng cải tạo lại cho phù hợp theo yêu cầu, song đó phải là nơi cao ráo và độc lập. Nền chuồng bằng phằng được lát bằng gạch hoặc láng xi măng. Nơi úm gà không gần với chuồng nuôi các gia súc, gia cầm lớn

1.2.2. Tốt nhất nên sử dụng chuồng nuôi có trần kín, nếu chuồng nuôi không có trần kín có thể tạo trần bằng cách treo bạt (khi treo bạt để khoảng cách chiều cao của trần bạt so với nền chuồng từ 2,0 đến 2,5m)

1.2.3. Nơi úm gà nhất định phải được làm vệ sinh và sát trùng tẩy uế triệt để theo 8 bước nêu trên trước khi chăn nuôi

1.2.4. Chuồng nuôi úm gà nếu cần thiết có thể thực hiện các biện pháp chống chuột, mèo và chó

Dụng cụ nuôi gà

1.2.5 Rèm che: Rèm che bằng vải bạt hoặc bao tải dứa tận dụng may lại phù hợp với diện tích cần dùng

1.2.6. Chất độn chuồng: Dùng bằng trấu sạch và khô

1.2.7. Hố sát trùng được xây vỉa trước cửa ra vào. Có thể là khay sát trùng làm bằng tôn hoặc thùng nhựa tận dụng để đựng thuốc sát trùng dùng cho việc nhúng ủng trước khi vào nuôi gà. Chất sát trùng thường dùng là vôi bột hoặc các hóa chất sử dụng theo hướng dẫn của nơi sản xuất  Một ngày trước khi nhận gà, trước cửa vào chuồng nuôi phải cho chất sát trùng vào hố sát trùng hoặc khay sát trùng

1.2.8. Quây úm gà: thường làm bằng lá cót ép được cắt dọc có chiều cao 50cm, khi quây tròn lại có đường kính 2m có thể úm được 400 gà ở giai đoạn từ 0 – 2 tuần tuổi. Ngoài ra có thể làm quây úm bằng cách đan phên tre (dạng quây úm vịt) khi dùng để úm gà dùng bao dứa tre kín các lỗ hở trên phên

1.2.9. Chụp sưởi: Làm bằng tôn có đường kính rộng 80-100cm, bên trong lắp 3 bóng điện xen kẽ nhau. Những nơi không có điện hoặc nguồn điện thất thường có thể dùng bếp than nhưng khi sưởi ấm cần thiết kế để đưa khí than ra ngoài

1.2.10. Máng uống:

- Sử dụng máng uống gallon chuyên dụng cho gà con loại có dung tích từ 1 lít đến 4 lít với định  mức 50 con cho 1 máng. Máng uống khi để trong quây đặt xen kẽ với khay ăn(hoặc máng ăn) theo hình rẻ quạt và cách đều giữa thành quây với chụp sưởi

1.2.11. Máng ăn: Trong 2 tuần đầu dùng khay ăn(khay bằng tôn hoặc bằng nhựa có kích thước 70 × 60cm) hoặc có thể dùng mẹt tre đường kính 60cm. Khay ăn được đặt trong quây xếp so le với máng uống. Các tuần sau dùng máng ăn P30 và máng ăn P50

1.3. Kỹ thuật nuôi dưỡng gà con từ 0-9 tuần tuổi

1.3.1. Trước khi nhận gà vào quây phải

- Kéo rèm che kín chuồng

- Bật đèn sưởi ấm trong quây úm trước khoảng 2 tiếng

- Đổ nước sạch vào máng uống

1.3.2. Nhận gà con vào quây

- Sau khi chuẩn bị xong chuồng trại mới đưa gà vào quây

- Trong một quây không nuôi gà chênh lệch nhau quá 5 ngày tuổi

- Mật độ nuôi tuần thứ nhất đến tuần thứ hai là 22 con/m2, tuần thứ ba là 20con/m2 chuồng, từ tuần thứ tư đến tuần thứ năm là 18con/m2 chuồng, tuần thứ sáu là 16 con/ m2 chuồng, từ tuần thứ bảy đến tuần thứ chín là 14con/m2 chuồng

1.3.3. Khi thả gà vào quây phải thực hiện tuần tự các công việc sau

- Kiểm tra lại số lượng con sống và con chết

- Loại bỏ những con chết và gà không đạt tiêu chuẩn ra khỏi chuồng

1.3.4. Đưa ra khỏi chuồng úm các vỏ hộp đựng gà con, các chất lót vỏ hộp và gà con chết, gà loại để tiêu hủy

1.3.5. Nới quây và tháo quây

- Nuôi gà trong quây ở 4 tuần tuổi đầu (từ 0 – 4 tuần tuổi)

- Khi nuôi gà trong quây, chú ý hàng tuần phải tiến hành nới quây rộng ra, tùy theo độ lớn của gà,  đảm bảo nuôi gà đúng mật độ

- Khi gà đạt trên 1 tháng tuổi (từ 5 tuần tuôỉ trở đi) tháo bỏ quây úm

1.3.6. Cho gà uống nước trước khi cho ăn, thời gian cho gà uống nước khoảng 2 – 3 giờ. Trong nước uống cần pha thêm thuốc kháng sinh, thuốc bổ Bcomplex, và đường Glucoz theo hướng dẫn. Nước uống  phải là nước sạch, an toàn và có thể đun nước cho ấm nếu úm gà vào mùa lạnh. Nước uống được cho vào máng gallon loại 1,5-2lit, đáy máng uống được kê phẳng bằng gạch mỏng đặt trên đệm lót

1.3.7. Trong hai tuần đầu khi úm gà thường xuyên quan sát gà và theo dõi nhiệt độ trong quây để điều chỉnh thiết bị sưởi nhằm cung cấp đủ nhiệt sưởi ấm cho gà. Kiểm tra nhiệt độ trong chuồng úm có thể lắp nhiệt kế hoặc quan sát trạng thái sinh hoạt của gà trong quây úm. Những dấu hiệu sau cần chú ý để điều chỉnh chụp sưởi hoặc thiết bị sưởi khác

- Nhiệt độ cao, đàn gà tản ra sát vành quây, kêu và thở

- Nhiệt độ thấp gà tập chung quanh chụp sưởi

- Nhiệt độ thích hợp đàn gà phân bố đều trong quây

- Khi phát hiện đàn gà dồn về một góc, mặc dù nhiệt độ trong chuồng vẫn đủ, đó là khi trong quây gặp phải hiện tượng gió lùa, cần kiểm tra và điều chỉnh ngay

Bảng nhiệt độ, ẩm độ thích hợp khi úm gà

Tuần tuổi

Nhiệt độ trong nhà(0C)

Nhiệt độ dưới chụp sưởi(0C)

Độ ẩm tương đối( %)

1

26 – 27

32 – 33

 

 

60 – 70

2

25 – 26

31 – 32

3

23 – 24

30 – 31

4

22 – 23

28

5

21 – 22

26

> 5

20 – 21

25 – 26

Trong trường hợp nếu ẩm độ dưới mức này có thể phun thêm ẩm ngoài hành lang hoặc ngoài quây úm để làm tăng độ ẩm vừ đủ theo yêu cầu

1.3.8 Cho ăn

- Từ tuần thứ nhất đến tuần thứ ba dùng thức ăn gà con chủng loại 1-21 ngày hoặc dùng thức ăn đậm đặc của gà thịt với tỷ lệ 30% pha trộn với bột ngô 60% và cám gạo tốt 10% thành thức ăn hỗn hợp cho gà ăn. Từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 9 dùng thức ăn gà dò chủng loại 21-42 ngày hoặc dùng thức ăn đậm đặc gà thịt với tỷ lệ 25% pha trộn với bột ngô 60% và cám gạo tốt 15%

- Khi chuyển thức ăn từ thức ăn gà con sang thức ăn gà dò, công thức thay đổi cho gà ăn như sau

+ Ngày thứ nhất 80% thức ăn cũ và 20% thức ăn mới

+ Ngày thứ hai 70% thức ăn cũ và 30% thức ăn mới

+ Ngày thứ ba 60% thức ăn cũ và 40% thức ăn mới

+ Ngày thứ tư 50% thức ăn cũ và 50% thức ăn mới

+ Ngày thứ năm cho ăn 30% thức ăn cũ và 70% thức ăn mới

+ Ngày thứ sáu cho ăn 20% thức ăn cũ và 80% thức ăn mới

+ Ngày thứ bảy cho ăn 100% thức ăn mới

- Tuần thứ nhất đến hết tuần thứ hai cho gà ăn bằng khay hoặc mẹt (100 gà đặt 1 khay ăn). Rải mỏng, đều thức ăn lên khay ăn hoặc mẹt có độ dầy 1cm, sau đó từ 2-3 giờ dùng bay sắt cạo sạch thức ăn lẫn phân có trong khay đem sàng để gạt bỏ phân ra ngoài, tận thu thức ăn cũ và tiếp thêm lượt mỏng thức ăn mới để cho gà ăn. Khi gà được 3 tuần tuổi trở đi thay thế khay ăn bằng máng ăn cỡ trung bình P30 (40-50con/máng). Thay máng đại P50 (40-50con/máng) lúc gà đạt 6 tuần tuổi trở đi. Khi cho gà ăn bằng máng cần treo máng bằng dây, miệng máng đặt ngang với lưng gà

- Cho gà ăn tự do cả ngày đêm, bổ sung thêm thức ăn cho gà trong một ngày đêm từ 6-7 lần

1.3.9. Cho uống

- Dùng máng uống gallon, hai tuần đầu dùng máng cỡ 1,5-2,0lit, các tuần sau dùng máng cỡ 4,0lit

- Đế máng uống kê thật phẳng bằng gạch mỏng cao hơn độn lót chuồng từ 1cm đến 4cm tùy theo độ lớn của gà để gà không bới độn lót vào làm bẩn nước uống

- Máng uống đặt xen kẽ với khay ăn hoặc máng ăn

- Máng uống được rửa sạch hàng ngày theo quy định của thú y, hàng ngày thay nước uống cho gà khoảng 4 lần(sáng, chiều, tối, và giữa đêm)

1.3.10. Chiếu sáng:

- Thời gian chiếu sáng đảm bảo 24/24 giờ trong 4 tuần tuổi đầu tiên (0 – 4 tuần tuổi), cường độ chiếu sáng 10lux tương đương 4w/m2 chuồng

- Từ tuần tuổi thứ 5 – 9, thời gian chiếu sáng để 16 giờ/ngày, cường độ chiếu sáng 5lux, tương đương 2w/m2 chuồng

1.3.11. Trong hai tuần đầu rèm che phải đóng kín cả ngày đêm, từ tuần thứ ba trở đi chỉ đóng rèm phía hướng gió và mở rèm phía không có gió. Tuy nhiên việc đóng và mở rèm còn tùy thuộc vào thời tiết và sức khỏe đàn gà

1.3.12. Độn lót chuồng: Hàng ngày kiểm tra và dọn rìa xung quanh máng uống độn chuồng bị ướt, xới đảo độn lót chuồng từ 7-10 ngày/lần và bổ sung thêm lượt mỏng độn lót. Không thay độn lót chuồng thương xuyên

1.3.13. Từ tuần thứ tư trở đi tiến hành chọn lọc và loại bỏ hết gà trống lẫn trong đàn và loại thải định kỳ những cá thể có khuyết tật hoặc bị bệnh

1.3.14. Hàng ngày kiểm tra gà chết và gà yếu để loại thải. Ghi chép đầy đủ số lượng gà có mặt hàng ngày, lượng thức ăn cho ăn vào biểu theo dõi

Tác giả: TS. Vũ Ngọc Sơn – Trung tâm Thực nghiệm và bảo tồn vật nuôi

Địa chỉ: xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm, Tp Hà Nội

ĐT: 0438. 389.125 - 0914.806.348  - Fax: 0438.383.836

(Người tổng hợp: Khâu Thị Định – Phòng Đào tạo Thông tin Viện Chăn nuôi)



>> Phòng cúm A(H5N1) và A(H7N9): Dễ như… rửa tay!. (11/04/2014)

>> Thông tin về tình hình dịch cúm gia cầm, LMLM và tai xanh ngày10/04/2014 (11/04/2014)

>> Trưởng trạm kiểm dịch Thủ Đức lại bị đe dọa “không cho sống” (07/04/2014)

>> Tịch thu, tiêu hủy hơn 1 tấn heo thối (03/04/2014)

>> Tịch thu, tiêu hủy hơn 1 tấn heo thối (02/04/2014)

>> Hà Nội: 4 bệnh nhân cấp cứu, thở máy vì cúm A/H1N1 (26/03/2014)

>> Một thai phụ ở Thanh Hóa tử vong do nhiễm H1N1 (26/03/2014)

>> Huyện Xuân Lộc: Bắt giữ 350 kg thịt heo sữa đã bốc mùi hôi thối (24/03/2014)

>> Thái-lan: 18 người tử vong do cúm H1N1 (24/03/2014)

>> Vào khu quy hoạch chăn nuôi tập trung: Vẫn là cánh cửa hẹp (24/03/2014)


Quay Về
Tìm kiếm theo ngày tháng
Tìm kiếm theo tiêu đề
  Báo cáo
  • THÔNG BÁO kết quả tuyển dụng
  • Thông báo tuyển dụng Viên chức năm 2024
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng nhân viên thú y cấp xã năm 2023
  • THÔNG BÁO Danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn, không đủ tiêu chuẩn xét tuyển nhân viên thú y cấp xã trê
  • QUYẾT ĐỊNH Ban hành Danh mục chi tiết về biểu giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động
  • THÔNG BÁO Thí sinh đủ điều kiện tham dự vòng 2 (vòng phỏng vấn) kỳ tuyển dụng viên chức Chi cục Chăn
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng viên chức năm 2022
  • Kế hoạch về việc tuyển dụng viên chứu năm 2022
  • Mời các thí sinh trúng tuyển Viên chức năm 2020 ký hợp đồng làm việc đối với viên chức.
  • Kết quả tuyển dụng viên chức năm 2020
  • Thông báo kết squả phỏng vấn tuyển viên chức vòng 2
  • Thông báo: Triệu tập thí sinh tham dự vòng 2
  • Thông báo tuyển dụng viên chức 2020
  • Thông báo nghỉ lễ
  • Thông báo tuyển sinh năm 2018
  • Thông báo kết quả điểm các thí sinh dự xét tuyển dụng viên chức CCCNTY năm 2017
Xem tiếp
   
  đề án chăn nuôi