27 Tháng Tư 2024
Chào mừng quý vị đến với Website CHI CỤC THÚ Y TỈNH ĐỒNG NAI
  Tin tức tổng hợp

Thành phố Biên Hòa: Cưỡng chế việc ngưng chăn nuôi gia súc trong đô thị

Thực hiện chủ trương ngưng chăn nuôi gia súc trong đô thị, thời gian qua UBND TP.Biên Hòa đã ban hành 24 quyết định cưỡng chế đối với các hộ vẫn phát triển đàn gia súc…

Một hộ ở phường Long Bình chăn nuôi heo gây ô nhiễm môi trường.

Mới đây, lực lượng chức năng của TP.Biên Hòa đã thực hiện biện pháp cưỡng chế bằng biện pháp ngưng cung cấp điện sinh hoạt của trên 10 hộ dân tại phường Trảng Dài. Đây là địa phương có số hộ dân và tổng đàn gia súc lớn nhất thành phố, chủ yếu là heo với trên 17 ngàn con.

* Khó khăn trong chuyển nghề

Tuy nhiên, điều mà dư luận băn khoăn là sau khi bị cưỡng chế các hộ chăn nuôi gia súc sẽ làm gì để ổn định cuộc sống. Đây là bài toán không phải dễ đối với nhiều trường hợp lâu nay sinh sống bằng nghề chăn nuôi gia súc.

Một hộ ở phường Long Bình chăn nuôi heo gây ô nhiễm môi trường.

Ông Nguyễn Văn Quyết, ngụ tại KP.4, phường Trảng Dài lâu nay thu nhập chính từ nuôi heo với mỗi lứa trên 50 con. Mặc dù thời gian qua người chăn nuôi heo lãi không nhiều do giá cả và thức ăn cho heo không ổn định, nhưng vì không biết làm gì khác nên gia đình ông Quyết vẫn cố cầm cự với nghề này. Khi biết thông tin không được chăn nuôi gia súc trong đô thị, ông Quyết đã làm đơn xin việc gửi nhiều nơi, nhưng bị “chê” già, chẳng nơi nào nhận. Chính vì vậy, sau khi chăn nuôi trong gia đình bị cưỡng chế, việc chuyển nghề đối với ông Quyết xem ra rất khó.

Tính đến tháng 6-2014, toàn TP.Biên Hòa còn 6/26 phường, xã (chưa tính 4 xã Phước Tân, An Hòa, Long Hưng, Tam Phước sáp nhập về thành phố Biên Hòa từ 2010) với 364 gia đình còn chăn nuôi gia súc (phần lớn là heo) với tổng đàn khoảng 23 ngàn con. Nhiều nhất là phường Trảng Dài trên 200 hộ nuôi hơn 17 ngàn con, Long Bình 84 hộ và 4 ngàn con.

Cùng hoàn cảnh như ông Quyết, nhưng hộ bà Liêm Thị Nhang ở KP.3, phường Trảng Dài đã nhận làm đan lát gia công cho một công ty xuất nhập khẩu. Việc làm khá mới mẻ nhưng gia đình bà Nhang đang cố gắng làm quen, song lại chưa dám chắc sẽ ổn định cuộc sống từ nghề này. Tương tự, bà Nguyễn Thị Thắm ở tổ 4, KP.4, phường Trảng Dài đã vay mượn để xây 2 dãy phòng trọ trên dãy chuồng heo ngày trước. Bà Thắm cho biết, nếu gia đình nào đất rộng và có điều kiện thì xây phòng trọ cho thuê là phù hợp, nhưng kinh phí làm nhà lên tới hàng trăm triệu đồng nên không phải ai cũng làm được.

* Không để tái đàn gia súc

Những ngày qua, người chăn nuôi ở phường Trảng Dài và một số địa phương khác rất lo lắng khi cơ quan chức năng tiến hành cưỡng chế hàng loạt hộ nuôi heo. Nhiều gia đình mong muốn Nhà nước có chính sách hỗ trợ để những người chăn nuôi có điều kiện chuyển đổi ngành nghề phù hợp; hoặc di dời chuồng trại đi nơi khác.

Theo ông Nguyễn Kim Phước, Trưởng phòng Kinh tế TP.Biên Hòa, thời gian qua phòng đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức cho người chăn nuôi heo tham quan những mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả ở địa phương khác; cũng như đã mở lớp tập huấn, tư vấn, dạy nghề cho những người chăn nuôi gia súc trên địa bàn, như: trồng rau mầm, đan lát, cắm hoa… nhưng số lượng người tham gia quá ít. Qua đó, tùy vào điều kiện của mỗi gia đình người chăn nuôi sẽ tạo được việc làm mới, ổn định cuộc sống.

Trao đổi về những vấn đề liên quan đến việc chăn nuôi gia súc trong đô thị, Phó chủ tịch UBND TP.Biên Hòa Lại Thế Thông nhấn mạnh: “Thành phố đã thông báo ngưng chăn nuôi từ lâu; đồng thời đề ra lộ trình cụ thể để các hộ dân thực hiện. Do đó, việc cưỡng chế đối với những gia đình dây dưa, kéo dài việc chăn nuôi gia súc sẽ được tiếp tục tiến hành trong thời gian tới. Riêng 4 xã sáp nhập địa giới hành chính về TP.Biên Hòa từ 2010, các ban, ngành chức năng sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân ngưng chăn nuôi gia súc; tiến tới chấm dứt hoàn toàn vào năm 2016”.

Khắc Thiết - Ngọc Sơn

Nguồn: http://www.baodongnai.com.vn/bandoc/201406/thanh-pho-bien-hoa-cuong-che-viec-ngung-chan-nuoi-gia-suc-trong-do-thi-2320519/



>> Tổng kết lớp tập huấn kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y (10/07/2014)

>> Kỷ niệm 64 năm ngày truyền thống Ngành Thú y Việt Nam (11/7/1950–11/7/2014) (07/07/2014)

>> Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò cho nông dân xã Bình Minh (07/07/2014)

>> Họp bàn giải pháp thực hiện sắp xếp giết mổ trên địa bàn thành phố Biên Hòa (02/07/2014)

>> Hà Nội: Gần 60% mẫu thịt gia súc, gia cầm nhiễm vi sinh (27/06/2014)

>> Thực hiện kiểm dịch vận chuyển động vật gắn với quản lý trang trại (27/06/2014)

>> Báo cáo tình hình triển khai tiêm phòng gia súc - gia cầm đợt 1, năm 2014 (26/06/2014)

>> Khai giảng lớp tập huấn kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y (24/06/2014)

>> Đã có 87 trang trại trong vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi (24/06/2014)

>> Vận chuyển gà chết, bị xử phạt 3,5 triệu đồng (24/06/2014)


Quay Về
Tìm kiếm theo ngày tháng
Tìm kiếm theo tiêu đề
  Báo cáo
  • THÔNG BÁO kết quả tuyển dụng
  • Thông báo tuyển dụng Viên chức năm 2024
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng nhân viên thú y cấp xã năm 2023
  • THÔNG BÁO Danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn, không đủ tiêu chuẩn xét tuyển nhân viên thú y cấp xã trê
  • QUYẾT ĐỊNH Ban hành Danh mục chi tiết về biểu giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động
  • THÔNG BÁO Thí sinh đủ điều kiện tham dự vòng 2 (vòng phỏng vấn) kỳ tuyển dụng viên chức Chi cục Chăn
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng viên chức năm 2022
  • Kế hoạch về việc tuyển dụng viên chứu năm 2022
  • Mời các thí sinh trúng tuyển Viên chức năm 2020 ký hợp đồng làm việc đối với viên chức.
  • Kết quả tuyển dụng viên chức năm 2020
  • Thông báo kết squả phỏng vấn tuyển viên chức vòng 2
  • Thông báo: Triệu tập thí sinh tham dự vòng 2
  • Thông báo tuyển dụng viên chức 2020
  • Thông báo nghỉ lễ
  • Thông báo tuyển sinh năm 2018
  • Thông báo kết quả điểm các thí sinh dự xét tuyển dụng viên chức CCCNTY năm 2017
Xem tiếp
   
  đề án chăn nuôi