20 Tháng Tư 2024
Chào mừng quý vị đến với Website CHI CỤC THÚ Y TỈNH ĐỒNG NAI
  Tin tức tổng hợp

Tăng cường phòng dịch cúm gia cầm H5N6 tại Đồng Nai

Cúm gia cầm là bệnh dịch nguy hiểm trên gia cầm và có khả năng lây bệnh cho người. Bệnh đã xuất hiện trong nhiều năm qua tại nhiều địa phương trên cả nước và virus luôn có sự biến đổi về gen gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch. Mới đây nhất là sự xuất hiện của virus cúm gia cầm H5N6. Virus này có nguồn gốc từ Trung Quốc và đã xuất hiện tại 06 tỉnh ở nước ta: Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi và Quảng Nam gây thiệt hại nhiều gia cầm (theo báo cáo của Cục Thú y ngày 20/9/2014).

Đoàn kiểm tra tình hình dịch bệnh tại huyện Vĩnh Cửu

Đầu năm 2014, tại Đồng Nai đã xảy ra dịch cúm gia cầm sau 10 năm không xảy ra dịch bệnh này. Qua kết quả giải trình tự gen 02 ổ dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh vào tháng 2/2014 đã phát hiện có sự lưu hành của virus cúm gia cầm thuộc subtype 2.3.2.1C (nhánh mới). Theo đó, tỉnh Đồng Nai triển khai tiêm phòng vắc xin cúm cho đàn gia cầm 02 đợt/năm với loại vắc xin có khả năng bảo hộ cao nhất với chủng này.

Đồng Nai là một trong những địa phương có ngành chăn nuôi phát triển mạnh trong cả nước, nằm trên cửa ngõ giao thương của vùng Đông Nam bộ, việc vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm qua địa bàn tỉnh thường xuyên luôn là mối nguy cơ mầm bệnh lây truyền, đặc biệt là cúm gia cầm H5N6.

Đoàn kiểm tra tình hình dịch bệnh tại huyện Trảng Bom



Đoàn kiểm tra tình hình dịch bệnh tại huyện Vĩnh Cửu

Trước tình hình trên, Chi cục trưởng Chi cục Thú y đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, đặc biệt là cúm gia cầm H5N6, như: Tăng cường công tác tuyên truyền, giám sát địa bàn, kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia cầm; triển khai tháng tiêu độc sát trùng đặc biệt tại các vùng có nguy cơ cao; tiêm phòng bổ sung vắc xin cúm H5N1 cho gia cầm; đẩy mạnh công tác xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật. Chi cục thú y cũng đã có văn bản đề xuất Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cho phép sử dụng vắc xin Navet-vifluvac thay cho vắc xin Re-6 (Trung Quốc) để tiêm cho đàn gia cầm trên địa bàn tỉnh do vắc xin Re-6 không bảo hộ tốt đối với chủng virus Cúm H5N6 mới này.

 Bùi Văn Mạnh – Chi cục Thú y


>> Hơn 170 hộ chăn nuôi heo được cấp chứng nhận VietGAHP nông hộ (23/09/2014)

>> Quảng Nam: Tiêu hủy khẩn cấp trên 3.000 con vịt bị H5N6 (23/09/2014)

>> Công tác tuyển dụng viên chức Chi cục Thú y Đồng Nai năm 2014 (03/09/2014)

>> Hội nghị hướng dẫn trang trại chăn nuôi An toàn Dịch bệnh tại huyện Thống Nhất (03/09/2014)

>> Thông báo triệu tập Đoàn viên dự Đại hội đoàn cơ sở Sở NN và PTNT nhiệm kỳ 2014-2017 (29/08/2014)

>> 2326/QĐ - UBND (25/08/2014)

>> Hàng trăm con chim chết vì cúm H5N6 ở Lào Cai (25/08/2014)

>> Không chủ quan với virus cúm A/H5N6 (22/08/2014)

>> Sai phạm trong kinh doanh thuốc thú y (21/08/2014)

>> Lần đầu tiên xuất hiện chủng virus cúm gia cầm H5N6 tại 2 tỉnh Hà Tĩnh và Lạng Sơn (14/08/2014)


Quay Về
Tìm kiếm theo ngày tháng
Tìm kiếm theo tiêu đề
  Báo cáo
  • THÔNG BÁO kết quả tuyển dụng
  • Thông báo tuyển dụng Viên chức năm 2024
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng nhân viên thú y cấp xã năm 2023
  • THÔNG BÁO Danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn, không đủ tiêu chuẩn xét tuyển nhân viên thú y cấp xã trê
  • QUYẾT ĐỊNH Ban hành Danh mục chi tiết về biểu giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động
  • THÔNG BÁO Thí sinh đủ điều kiện tham dự vòng 2 (vòng phỏng vấn) kỳ tuyển dụng viên chức Chi cục Chăn
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng viên chức năm 2022
  • Kế hoạch về việc tuyển dụng viên chứu năm 2022
  • Mời các thí sinh trúng tuyển Viên chức năm 2020 ký hợp đồng làm việc đối với viên chức.
  • Kết quả tuyển dụng viên chức năm 2020
  • Thông báo kết squả phỏng vấn tuyển viên chức vòng 2
  • Thông báo: Triệu tập thí sinh tham dự vòng 2
  • Thông báo tuyển dụng viên chức 2020
  • Thông báo nghỉ lễ
  • Thông báo tuyển sinh năm 2018
  • Thông báo kết quả điểm các thí sinh dự xét tuyển dụng viên chức CCCNTY năm 2017
Xem tiếp
   
  đề án chăn nuôi