18 Tháng Tư 2024
Chào mừng quý vị đến với Website CHI CỤC THÚ Y TỈNH ĐỒNG NAI
  Tin tức tổng hợp

BỆNH THƯỜNG XẢY RA TRÊN HEO NÁI: MMA (MASTITIS METRITIS AGALACTIA)

I. ĐẶC ĐIỂM: Hội chứng bệnh MMA là một tập hợp các triệu chứng của các bệnh: viêm vú (Mastitis), viêm tử cung (Metritis) và mất sữa (Agalactia). Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng heo nái trước và sau khi sinh có ảnh hưởng rất nhiều đến nguy cơ gia tăng bệnh MMA trên vật nuôi. Hội chứng MMA thường xảy ra trên heo nái bị bệnh đường sinh dục, heo nái trong các thời kỳ mang thai và chiếm tỷ lệ cao nhất là heo nái giai đoạn sau khi sinh. Hội chứng này xảy ra nhiều trong 2 ngày đầu sau khi sinh, đôi khi xảy ra trong vòng 1 tuần đầu tiên. Heo nái có thể mắc MMA đến 40% sau khi sinh tùy theo điều kiện vệ sinh, chăm sóc.

Ảnh minh họa

II. TÁC HẠI CỦA BỆNH

-      Bệnh làm giảm khả năng sinh sản của vật nuôi ở các chu kỳ sinh sản tiếp theo.

-      Gây ảnh hưởng trên đàn heo con theo mẹ: heo con không đủ sữa bú nên uống nước nhiễm bẩn trong chuồng gây tiêu chảy làm giảm tăng trưởng và tăng tỷ lệ heo con chết ở giai đoạn theo mẹ, giảm tăng trưởng ở giai đoạn heo thịt.

-      Tăng chi phí giá thành chăn nuôi, giảm hiệu quả kinh tế của hộ nuôi.

III. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
Chủ yếu do 4 nhóm nguyên nhân:

1.     Do cơ thể bất thường

Do cấu tạo bất thường ở một vài bộ phận trên hệ thống tiết niệu và sinh dục của gia súc tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm đường tiết niệu, bàng quang dẫn đến sự lây lan rộng đến các cơ quan chức năng sinh sản khác như hệ thống tuyến vú, tử cung, âm đạo.

2. Do đặc điểm sinh lý:

-      Sự thay đổi vào cuối thời kỳ mang thai - do thai quá lớn chèn ép làm giảm sự nhu động ruột gây táo bón, gây ứ đọng nước tiểu trong bàng quang gây viêm nhiễm đường sinh dục.

-      Do thời gian sinh của thú kéo dài, cổ tử cung của thú mở rộng sau khi sinh là
điều kiện để các vi khuẩn cơ hội (như E.coli, Pseudomonas, Staphylococcus, Streptococcus sẵn có trong chuồng trại không đạt chuẩn) tấn công gây viêm nhiễm cho gia súc.

-      Do can thiệp đẻ khó bằng tay không sạch, hoặc can thiệp thô bạo gây trầy xước và làm viêm đường sinh dục.

-      Do sót nhau cũng gây viêm.

3. Do khẩu phần thức ăn:

Do khẩu phần thức ăn không cân đối, cho ăn quá nhiều chất đạm nhưng thiếu chất xơ và khoáng; Không cung cấp đủ nước sạch cho heo uống; Thể trạng heo quá mập ở giai đoạn cuối thai kỳ cũng là những yếu tố góp phần gia tăng nguy cơ heo nái mắc bệnh MMA.

4. Chuồng quá dơ bẩn và tối hoặc có nuôi các vật nuôi khác

Chuồng quá dơ bẩn và tối là môi trường thuận lợi cho mầm bệnh tồn tại, phát triển và gây bệnh. Các con vật khác như chó, mèolà nguồn bệnh và tác nhân gây bệnh.

III. Cơ chế sinh bệnh:

+ Viêm vú: Trong điều kiện chuồng trại, vệ sinh môi trường khuvực chăn nuôi kém, vi khuẩn có thể xâm nhập trực tiếp qua ống dẫn sữa ở đầu vú, hoặc theo đường máu từ cácvết trầy,vết thương bị nhiễm trùng khác trên cơ thể gia súc để gây bệnh.Khi heo mẹ tiết quá nhiều sữa,heo con bú không hết làm sữa ứ đọng trong bầu vú là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Bệnh có thể do kế phát từ các bệnh gây viêm tử cung làm heo nái bị sốt, giảm sức đề khángdẫn đến bệnh trầm trọng thêm.

+ Viêm tử cung: Vi khuẩn từ môi trường xâm nhập vào cơ quan sinh dục của heo mẹ trong quá trình sinh đẻ(đặc biệt khi thời gian đẻ kéo dài trên 4h); do người dùng tay dơ bẩn can thiệp trong quá trìnhđỡđẻ hoặc đỡ đẻ thô bạo gây trầy xướt bên trong đường sinh dục của heo nái. Hiện tượng sót nhau hay sót con nếu không can thiệp kịp thời cũng sẽ gây bệnh viêm tử cung trên gia súc.

+ Mất sữa: Sản lượng sữa giảm hoặc mất hẳn là kết quả tấtyếu khinái bị viêm vú, hoặc vừa viêm vú vừa viêm tử cung.Độc tố của vi khuẩn đi vào trong máu gâyức chế sự bài tiết hormon Prolactin và Oxytoxin là hai hormon cần thiết tham gia trong quá trình tiết sữa. Ngoài ra, do heo bệnh  sốt cao, bỏ ăn uống  dẫn mất nước, không đủ chất dinh dưỡng dẫn đến mất sữa.

IV. Triệu chứng:

Sau khi sinh 12 - 18 giờ nái có biểu hiện sốt cao 40 - 41 độ, mệt mỏi, bỏ ăn,giảm uống nước, táo bón.Heo nái thường hay nằm sấp không cho heo con bú do vú bị viêm, sưng và đau.Bầu vú bị viêm, sờ vào thấy nóng, sưng to, cứng và nái có biểu hiện đau đớn. Âm đạo chảy ra chất dịch lợn cợn, có mùi hôi. Nếu nái bị viêm nặng sẽ chảy ra dịch có lẫn mủ.

Heo con theo mẹ thường gặp nhất là không ăn uống, kêu la, da khô, lông dựng lên và đa số bị tiêu chảy do không được bú sữa nên thường ăn uống các chất bẩn trong chuồng.

V. Phòng bệnh

Chăn nuôi an toàn sinh học là điều kiện tốt nhất để phòng tránh các bệnh gây ra cho vật nuôi.

-        Chuồng trại chăn nuôi cần xây dựng đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh thú y: khô, sạch, thoáng mát, không nuôi chung các loại gia súc.Định kỳ vệ sinh sát trùng khu vực chuồng nuôi, chuồng nái đẻ để diệt trùng là nguồn gây bệnh.

-        Cung cấp đầy đủ nước sạch cho nái uống trong giai đoạn mang thai và tiết sữa. mang thai khoảng 20lít/con/ngày tiết sữa, nuôi con từ 35-50lít

-        Hạn chế khẩu phần thức ăn của nái trước khi sinh, giảm chất đạm, tăng cường chất xơ để nái không bị táo bón. Bổ sung MagiêSun-phat (MgSO4) với liều 2kg/tấn thức ăn để giúp nhuận tràng. 

-        Thường xuyên kiển tra hệ thống nước thải xem có thoát nước tốt không?

-        Định kỳ phát quang cỏ dại xung quanh trại. Phun sát trùng quanh trại ít nhất 2 tuần/lần

Điều trị: Hiện trên thị trường có rất nhiều loại thuốc kháng sinh và các phác đồ điều trị khác nhau, ở đây chúng tôi chỉ đưa ra một phác đồ để bạn tham khảo:

Cần thụt rửa tử cung, âm đạo bằng dung dịch Vime-Iodine, pha 10ml/2lít nước hoặc nước muối sinh lý ngày 1 lần, từ 3 đến 5 ngày;

Sau khi thụt rửa bơm thuốc kháng sinh O.T.C 10% (Oxytetracyline), 5ml thuốc pha 20ml nước sinhlý,bơm từ 1-2ngày/lần;

Đặt thuốc kháng viêm Auromycine (liều 1 viên/ con/ ngày), liên tục trong 3 đến 5 ngày sau khi nái sinh;

Thường xuyên kiểm tra thân nhiệt, nếu nái bị sốt (trên 39 độ) cần dùng các thuốc giảm đau, hạ sốt như Ketofen (10% Ketoprofen), liều 3ml/100kg thể trọng/ ngày, kết hợp với vitamine C (liều lượng, cách dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất) điều trị liên tục trong 3 đến 5 ngày;

Tiêm Oxytocine (liều 5ml/ con/ ngày) để kích thích hệ thống tuyến vú hoạt động tiết sữa.

Chú ý chăm sóc heo con trong thời gian điều trị bệnh cho heo nái. Đảm bảo cho heo con được bú sữa đầu trong vòng 24 giờ sau khi sinh và giữ ấm, sạch cho heo con.

 

Đoàn Thị Tươi, phòng Dịch tễ



>> ĐẠI HỘI ĐANG BỘ BỘ PHẬN CHI CỤC THÚ Y ĐỒNG NAI NHIỆM KỲ II (2015-2020) (12/03/2015)

>> BẮT QUẢ TANG LÒ MỔ BÊ CẠO KHÔNG PHÉP (12/03/2015)

>> Chi cục Thú y phối hợp với Công an Môi trường Đồng Nai kiểm tra và xử lý, tiêu hủy 500 kg sản phẩm động vật. (07/03/2015)

>> TĂNG THỜI GIAN CÔNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH TỪ 6 THÁNG ĐỒI VỚI BỆNH CÚM GIA CẦM VÀ 01 NĂM ĐỐI VỚI BỆNH NEWCASTLE LÊN 2 NĂM (27/02/2015)

>> Triển khai lấy mẫu giám sát vi - rút Cúm trên heo lần 1 năm 2015 (27/02/2015)

>> THƯ CHÚC TẾT (13/02/2015)

>> Bắt quả tang điểm giết mổ không phép (12/02/2015)

>> Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm Tết Ất Mùi năm 2015 (11/02/2015)

>> Xử lý các cơ sở giết mổ động vật không có giấy phép (11/02/2015)

>> Xử lý việc vận chuyển sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc (11/02/2015)


Quay Về
Tìm kiếm theo ngày tháng
Tìm kiếm theo tiêu đề
  Báo cáo
  • THÔNG BÁO kết quả tuyển dụng
  • Thông báo tuyển dụng Viên chức năm 2024
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng nhân viên thú y cấp xã năm 2023
  • THÔNG BÁO Danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn, không đủ tiêu chuẩn xét tuyển nhân viên thú y cấp xã trê
  • QUYẾT ĐỊNH Ban hành Danh mục chi tiết về biểu giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động
  • THÔNG BÁO Thí sinh đủ điều kiện tham dự vòng 2 (vòng phỏng vấn) kỳ tuyển dụng viên chức Chi cục Chăn
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng viên chức năm 2022
  • Kế hoạch về việc tuyển dụng viên chứu năm 2022
  • Mời các thí sinh trúng tuyển Viên chức năm 2020 ký hợp đồng làm việc đối với viên chức.
  • Kết quả tuyển dụng viên chức năm 2020
  • Thông báo kết squả phỏng vấn tuyển viên chức vòng 2
  • Thông báo: Triệu tập thí sinh tham dự vòng 2
  • Thông báo tuyển dụng viên chức 2020
  • Thông báo nghỉ lễ
  • Thông báo tuyển sinh năm 2018
  • Thông báo kết quả điểm các thí sinh dự xét tuyển dụng viên chức CCCNTY năm 2017
Xem tiếp
   
  đề án chăn nuôi