24 Tháng Tư 2024
Chào mừng quý vị đến với Website CHI CỤC THÚ Y TỈNH ĐỒNG NAI
  Tin tức tổng hợp

HỘI CHỨNG HOẠI TỬ GAN TỤY CẤP TÍNH Ở TÔM

1/ TỔNG QUAN Bệnh tôm chết sớm (Early Mortality Syndrome - EMS) cũng còn gọi là Hội chứng hoại tử gan - tụy cấp tình ở tôm (Acute Hepatopancreatic Necrosis Syndrome – AHPNS) là bệnh thiệt hại nghiêm trọng cho tôm nuôi tại Việt Nam (cả tôm thẻ chân trắng lẩn tôm sú) dù là nuôi thâm canh hoặc bán thâm canh. Bệnh được ghi nhận lần đầu tiên ở Trung Quốc năm 2009, tại Việt Nam năm 2010, ở Malaysia và Thái Lan năm 2011 và ở Mexico năm 2013. Năm 2010, Phòng nghiên cứu Bệnh học Thuỷ sản, Trường Đại học Arizona (Phòng nghiên cứu của GS. Donald Lightner - UAZ-AP) nghiên cứu và chỉ rõ nguyên nhân gây bệnh. 2/ NGUYÊN NHÂN Được cho là do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus cư trú trong đường tiêu hóa của tôm gây ra, nhưng theo một cơ chế khá phức tạp.


Hình thái vi khuẩnVibrio parahaemolyticus

Vibrio parahaemolyticus được cho là ký sinh trên rất nhiều đối tượng thủy sinh vật như cua, tôm, hàu, ốc, kể cả ký sinh trùng...chúng cũng bùng phát theo các điều kiện sau:

+ Khi tảo tàn (vì tảo chết là nguồn hữu cơ tốt cho vi khuẩn này).

+ Khi nguồn hữu cơ trong ao cao.

+ Khi độ mặn cao.

+ Khi pH cao.

+ Khi nhiệt độ cao.

+ Khi ao nuôi có nhiều ốc, hàu và ký sinh trùng.

Theo tài liệu của FAO (2011) thì loài Vibrio parahaemolyticus có các khoảng chịu đựng cũng như các khoảng tối ưu cho sự phát triển như sau:

 YẾU TỐ

KHOẢNG TỐI ƯU 

 KHOẢNG CHỊU ĐỰNG

Nhiệt độ (oC)

37 

5 - 43 

Độ mặn (‰)

 15 - 30

 5 - 100

pH 

7,8 - 8,6 

4,8 - 11 

Hoạt lực sinh học của nước

0,981 

0,904 - 0,996

Điều kiện sống 

Hiếu khí 

 Kị khí đến hiếu khí

 

Noriaki Akazawa đã thống kê 80 ao nuôi nhiễm và không nhiễm EMS trong cùng thời điểm nuôi cho thấy chất lượng nước khác nhau có liên quan đến EMS. Tác giả sau đó thực hiện thí nghiệm trong các bể kính có kiểm soát các yếu khác nhau chất lượng nước với kết quả cho thấy ở pH thấp (về gần 7) có tốc độ lây nhiễm EMS chậm hơn so với ở pH cao (8,5 đến 8,8). 

Cơ chế gây bệnh EMS

 

      Trong cơ chế này Vibrio parahaemolyticus chỉ thực sự có được độc lực khi:
           - Tích hợp được với phage tương thích.

          - Tạo được các colonies có lớp biofilm bao bọc và và sinh được độc tố (toxine).

        Và cuối cùng tôm chết là do độc tố vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus tiết ra làm rối loạn chức năng gan tụy và hoại tử mô gan tụy.

        Chính cơ chế này giải thích lý do tại sao khó phòng bệnh và việc điều trị bằng kháng sinh không mang lại hiệu quả mong muốn.

3/ DẤU HIỆU BỆNH

        a/ Trên cả đàn tôm:

- Giai đoạn đầu các triệu chứng bệnh thường không rõ ràng.

- Tôm chậm lớn và chết ở đáy ao.

- Tiếp theo tôm bệnh có hiện tượng vỏ mềm và biến màu.

- Tôm bị bệnh thường lờ đờ, nơi tấp mé, quay đảo trên mặt nước, giảm ăn và chết sau đó.

- Tôm có thể chết rất nhanh sau khi phát hiện bệnh 2-3 ngày.

- Nhiều trường hợp ghi nhận tôm ngưng chết khi ngưng cho ăn và sau đó chết rất nhanh khi cho ăn trở lại

         b/ Trên cá thể tôm bệnh

    - Gan tôm bệnh thường gặp có nhiều trạng thái khác nhau như:

+ Sưng to, mềm nhũn.

+ Biến màu.

+ Nhiều trường hợp gan bị teo nhỏ và dai.

+ Vỏ mềm, đục cơ.

  - Giải phẩu mô học thường phát hiện:

+ Đốm đen trên gan.

+ Tế bào gan bị hoại tử.

+ Lượng chất béo dự trữ trong gan hầu như không còn.

+ Mẫu gan tụy bị bội nhiễm ở các mức độ khác nhau.

+ Kiểm tra PCR  không thấy virus.



                        Gan tụy đục, chết nhiều, có thể phát sáng

Khối gan tụy nhạt màu, nhỏ



So sánh gan tụy và ruột  giữa tôm khỏe (A) và tôm bệnh (B)


4/ GIẢI PHÁP

       a/ Biện pháp chung: rất khó trị bệnh vì tôm chết do độc tố.

- Điều chỉnh môi trường nuôi: pH: 7.5, kiềm: 100, tăng oxy.

- Xử lý môi trường nuôi.

- Giảm lượng thức ăn: bỏ đói 2 ngày, tăng lượng thức ăn dần lên cho dạt 80% sau 10 ngày.

- Bổ sung vào thức ăn vitamine, khoáng cần thiết cho tôm.

- Dùng  enzyme kich thích miễn dịch (tên thương phẩm IMMUNOSAFE)+ kháng sinh để thanh toán mầm bệnh.

- Phục hồi ngay trạng thái ao nuôi với vi sinh vật có lợi.

- Tôm đã giảm bệnh nên bổ sung thêm Calci trong thức ăn.

        b/ Biện pháp phòng ngừa:

            + Đối với tôm giống:

- Chọn đàn tôm mẹ sạch bệnh để ngăn cản quá trình lây nhiễm bệnh từ tôm mẹ sang tôm con.

- Không nên nhốt chung tôm mẹ từ các nguồn khác nhau vào một dụng cụ để tránh sự lây lan mầm bệnh từ con này sang con khác.

- Không nên ương ấp mật độ quá dày, Rửa nauplius (ấu trùng tôm), hay rửa trứng bằng Formol 100 - 200ppm trong 30 giây đến 1 phút hoặc Iodine 1 - 2ppm trong 1 - 2 phút.

- Nguồn nước nên được xử lý bằng các phương pháp khác nhau như: phương pháp cơ học (lọc), phương pháp hóa học (xử lý bằng thuốc sát trùng), phương pháp lí học (sát trùng bằng đèn cực tím), phương pháp sinh học, sinh thái để tiêu diệt và kìm hãm tác nhân gây bệnh.

           + Đối với tôm nuôi thương phẩm:

- Tẩy ao cẩn thận trước một chu kỳ nuôi: Vét hết chất thải của đợt sản xuất trước, phơi nắng đáy ao (nếu có thể), sát trùng đáy ao bằng vôi và hóa chất để tiêu diệt mầm bệnh tồn tại ở đáy ao. Cần có ao hệ thống ao chứa, lắng và nước được lọc kỹ khi đưa vào ao.

- Lựa chọn con giống khỏe mạnh, đã qua kiểm dịch, áp dụng biện pháp sốc Formol 100 - 200ppm, trong 30 giây đến 1 phút, để loại bỏ bớt những con mang mầm bệnh, con yếu trước khi thả giống.

- Không nên nuôi tôm với mật độ quá cao, không sử dụng kháng sinh và chất cấm trong nuôi tôm. Sử dụng các chế phẩm sinh học, men vi sinh để tăng sinh khối sinh vật tự nhiên có lợi trong ao tôm.

- Các loại thức ăn tổng hợp và tự chế biến cần được bảo quản tốt, tránh mốc, vón và nhiễm khuẩn. Bởi nấm mốc trong thức ăn tổng hợp hay trong nguyên liệu để sản xuất thức ăn có thể sinh ra độc tố (thường là Aflatoxin) gây hoại tử gan nghiêm trọng ở động vật thủy sản nuôi nói chung và tôm nuôi nói riêng. 

 

                                     Vũ Ngọc Lan - Phòng Dịch tễ (Sưu tầm)

>> NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ NUÔI CHIM YẾN (07/05/2015)

>> BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM (07/05/2015)

>> BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH ĐỐM TRẮNG (WSD) DO VI RÚT GÂY RA TRÊN TÔM NUÔI TẠI ĐỒNG NAI (07/05/2015)

>> TRƯỜNG HỢP NHIỄM TRYPANOSOMA EVANSI (TRÙNG ROI) TRÊN NGƯỜI TẠI TỈNH ĐỒNG NAI (05/05/2015)

>> TRIỂN KHAI CÔNG TÁC TẬP HUẤN TIÊM PHÒNG GIA SÚC - GIA CẦM ĐỢT I/2015 (05/05/2015)

>> PHÁT HIỆN, XỬ LÝ NHIỀU TRƯỜNG HỢP BUÔN BÁN, GIẾT MỔ ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TRÁI PHÉP (05/05/2015)

>> HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC -THỂ THAO MỪNG KỈ NIỆM CHIẾN THẮNG 30-4 VÀ QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 01-5 (05/05/2015)

>> CÁC YẾU TỐ GÂY BỆNH TRÊN TÔM NUÔI (20/04/2015)

>> Không có tình trạng heo bị dịch bệnh, chết hàng loạt tại ấp 4, xã Sông Nhạn, tỉnh Đồng Nai (20/04/2015)

>> NGƯỜI DÂN CẦN BIẾT CÁC QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ CHĂN NUÔI (13/04/2015)


Quay Về
Tìm kiếm theo ngày tháng
Tìm kiếm theo tiêu đề
  Báo cáo
  • THÔNG BÁO kết quả tuyển dụng
  • Thông báo tuyển dụng Viên chức năm 2024
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng nhân viên thú y cấp xã năm 2023
  • THÔNG BÁO Danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn, không đủ tiêu chuẩn xét tuyển nhân viên thú y cấp xã trê
  • QUYẾT ĐỊNH Ban hành Danh mục chi tiết về biểu giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động
  • THÔNG BÁO Thí sinh đủ điều kiện tham dự vòng 2 (vòng phỏng vấn) kỳ tuyển dụng viên chức Chi cục Chăn
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng viên chức năm 2022
  • Kế hoạch về việc tuyển dụng viên chứu năm 2022
  • Mời các thí sinh trúng tuyển Viên chức năm 2020 ký hợp đồng làm việc đối với viên chức.
  • Kết quả tuyển dụng viên chức năm 2020
  • Thông báo kết squả phỏng vấn tuyển viên chức vòng 2
  • Thông báo: Triệu tập thí sinh tham dự vòng 2
  • Thông báo tuyển dụng viên chức 2020
  • Thông báo nghỉ lễ
  • Thông báo tuyển sinh năm 2018
  • Thông báo kết quả điểm các thí sinh dự xét tuyển dụng viên chức CCCNTY năm 2017
Xem tiếp
   
  đề án chăn nuôi