20 Tháng Tư 2024
Chào mừng quý vị đến với Website CHI CỤC THÚ Y TỈNH ĐỒNG NAI
  Tin tức tổng hợp

QUY TRÌNH MỔ KHÁM CHẨN ĐOÁN BỆNH Ở GIA CẦM

1.     Yêu cầu của quá trình mổ khám gia cầm như sau:
  1. Hỏi bệnh (bệnh sử).

2.     2. Quan sát bệnh tích đại thể.

3.     3. Định hướng chẩn đoán.

4.    4. Lấy mẫu cho các xét nghiệm phi lâm sàng (chẩn đoán phòng thí nghiệm): huyết thanh, bệnh phẩm (HA, HI, ELISA,…).

5.    5. Các giải pháp thực hiện tạm thời, các khuyến cáo họp lý. Các biên pháp triệt để khi có kết quả xét nghiệm, đề xuất các biện pháp phòng chống bệnh.

Quy trình mổ khám gia cầm

1. Chuẩn bị dụng cụ:

    Dụng cụ mổ khám gia cầm gồm: Kéo (kéo cắt da, cơ và cắt xương), kẹp…

-        Dụng cụ lấy mẫu xét nghiệm: kim lấy máu, tâm bông vô trùng (swab hầu họng, hậu môn), dao vô trùng cắt bệnh phẩm, túi vô trùng đựng bệnh phẩm, thùng đá bảo quản mẫu, nhãn ghi thông tin…

-        Trang bị bảo hộ cho người mổ khám: găng tay và khẩu trang, áo blouse, nếu nghi ngờ bệnh truyền nhiễm lây sang người (cúm gia cầm): phải mang mặt nạ và kính phòng hộ, nón, ủng, mặc đồ phòng chống dịch.

-        Biên bản mổ khám.

-        Các thiết bị kỹ thuật hỗ trợ (nếu có): máy ảnh

-        Mổ khám nên thực hiện trong khu vực dễ dọn rửa (vệ sinh, tiêu độc, khử trùng khu vực mổ khám sau khi hoàn tất, tiêu hủy (đốt) xác gia cầm, các bệnh phẩm và rác thải sau mổ khám).

2. Đối tượng:

-        Những con chọn mổ khám và lấy mẫu xét nghiệm là những con có triệu chứng bệnh điển hình – đại diện tiêu biểu của cả đàn.

-        Gia cầm mổ khám có thể sống hoặc chết.

-        Nên tiến hành mổ khám trên nhiều con (3-5 con).

3. Các bước mổ khám:

3.1. Khám tổng quát bên ngoài

3.2. Chuẩn bị xác và mổ khám khảo sát con vật:

- Thông dò khoang miệng và khí quản.

- Mở banh xác con vật: quan sát xoang ngực, xoang bụng.

- Khám tim.

- Khám ống tiêu hóa và các cơ quan phụ thuộc đường tiêu hóa.

- Hệ thống hô hấp.

- Khám bộ máy tiết niệu và sinh dục.

- Khám các cơ quan hệ thống miễn dịch.

- Khám hệ thống thần kinh.

- Khám hệ thống vận động (cơ, xương, khớp).

4. Ghi nhận Biên bản mổ khám

5. Định hướng chẩn đoán và lấy mẫu xét nghiệm

Phương pháp tiến hành các bước mổ khám

1.     Khám tổng quát bên ngoài:

-        Khám thể trạng chung: Trọng lượng, tình trạng tăng trọng, khả năng vận động.

-        Khám đầu:

+ Chảy nước mắt, dịch mũi;

+ Sưng phù đầu;

+ Mào và tích (màu sắc, kích thước…);

+ Dịch nhày ở miệng…

-        Khám lông, da:

+ Lông: khô hay bóng mượt

+ Vùng da không có lông: xuất huyết, hoại tử…

2.     Chuẩn bị xác và mổ khám khảo sát con vật:

-        Giết gà: bẻ cổ hoặc cắt tiết;

-        Làm ướt lông và da;

-        Nhúng cả con gà vào trong thuốc sát trùng (chừa phần đầu lại).

2.1.   Thông dò khoang miệng và khí quản:

-            Quan sát xoang hầu họng:

Mở mỏ ð Cắt mép ð Cắt dọc cổ xuyên thực quản

-            Khám khoang miệng và hầu:

Lưu ý ghi nhận: điểm xuất huyết, đặc điểm dịch nhầy

-            Quan sát phần đầu:

+ Cắt ngang mỏ - vị trí lỗ mũi: Bóp mũi để quan sát có dịch chảy ra không?

+ Luồn kéo vào lỗ mũi cắt ngang mặt để quan sát xoang cạnh mũi và xoang dưới mắt.

+ Cắt 2 bên mí mắt và lật lên để quan sát phần niêm mạc.

2.2.   Chuẩn bị xác con vật:

-            Cắt da vùng háng và lột ra ð Bẻ chân

-            Cắt da vòng qua bụng và lột da lên phía trên bộc lộ phần thịt ức ra bên ngoài.

2.3.   Mở xác con vật và những quan sát ghi nhận đầu tiên

Cách 1: Tạo một lỗ khuyết áo ở cuối xương đòn gánh (phần nối xương ức và xương vai)  ð Cắt thẳng xuyên qua xương đòn gánh ð Cắt và mở theo các xương sườn.

ch 2: Cắt thẳng, ngang qua xương ức ð Cách đường giữa (đường trắng) 1cm về bên phải ð Bẻ xương ức về 2 bên ðBộc lộ xoang ngực và bụng, quan sát túi khí.

2.4.   Khám khoang ngực và bụng: Quan sát các cơ quan (trước khi tiến hành mổ và lấy mẫu):

Khám hệ tuần hoàn (tim):

- Khám và mổ tim

- Quan sát màng bao tim, đặc điểm hình thái tim, cơ tim, xoang tim…

 Khám đường tiêu hóa:

Thao tác: Cắt ngang ống tiêu hóa vị trí - đoạn giữa diều và dạ dày tuyến và cắt đến kết trực tràng ð Tách gan ra khỏi đường tiêu hóa (chú ý túi mật dễ bị bể) ð phơi bày ống tiêu hóa ra.

-        Dạ dày tuyến và dạ dày cơ: Quan sát niêm mạc và chất chứa.

Lưu ý ghi nhận những bệnh tích loét và xuất huyết.

-        Không tràng, hồi tràng, trực tràng, manh tràng: Quan sát niêm mạc và

chất chứa.

Khám các cơ quan phụ thuộc đường tiêu hóa:

-        Gan và túi mật:

+ Quan sát hình dáng, màu sắc, kích thước và độ rắn chắc của gan.

+ Quan sát hình dáng, màu sắc, kích thước và độ rắn chắc của túi mật.

-        Tụy tạng : Quan sát màu sắc, kích thước và độ rắn chắc.

Khám hệ thống hô hấp:

-        Khí quản: Mở khí quản và quan sát màng nhày: máu, dịch nhày, dịch chất khác...

-        Phổi: Lấy phổi ra và quan sát bề mặt và toàn bộ mô phổi, màu sắc, độ rắn chắc…

-        Khám các túi khí vùng ngực: Quan sát độ dày hay mỏng, trong hay đục…

Khám hệ thống niệu tiết và sinh dục:

Con mái:

-        Khám buồng trứng và ống dẫn trứng. Lưu ý: có sự thay đổi rất lớn tùy vào giai đoạn sinh lý sinh sản của gia cầm mái

-        Quan sát thận: màu sắc, kích thước…

Con trống:

-        Quan sát tinh hoàn: vị trí, kích thước, màu sắc. Lưu ý: có sự thay đổi rất lớn tùy vào giai đoạn phát triển sinh lý của gia cầm

-        Quan sát thận: màu sắc, kích thước…

Khám các cơ quan liên quan hê thống miễn dịch:

-        Lách: Tách lách ra khỏi ruột ð Quán sát hình dáng, màu sắc, kích thước và độ rắn chắc.

-        Túi Fabricius : Vị trí: nằm ở gần hậu môn ð Quán sát hình dáng, kích thước và màng nhày của túi Fabricius.

Lưu ý: Sự thoái hóa sau 10 đến 20 tuần tuổi.

-                  Tuyến giáp trạng: Vị trí: Nằm ở dưới da dọc theo tĩnh mạch cổ.

Lưu ý: Sự thoái hóa sau 10 đến 20 tuần tuổi.

Khám hệ thống thần kinh:

-        Lấy mẫu dây thần kinh đùi (Chẩn đoán bệnh Marek)

-        Lấy mẫu não: Cắt hộp sọ bằng một kéo sắc ð Lấy bán cầu não và tiểu não ra

Khám hệ vận động:

-        Chân: Quan sát sự vẹo chân, viêm khớp, xuất huyết, mưng mủ bàn chân.

-        Khớp: Quan sát vẻ ngoài của khớp và mở nó ra. Lưu ý việc có hiện tượng chảy nước, lắng đọng urat hay sợi huyết (fibrin)

2.5.     Hoàn tất quá trình mổ khám

+ Phải thực hiện các biện pháp an toàn sinh học nghiêm ngặt sau:

-  Việc mổ khám là hoạt động kỹ thuật có tính lây lan cao…

-  Mọi chất thải, nước rữa, xác gia cầm phải được đốt và chôn với vôi sống

-  Dọn rửa và lau chùi kỹ các dụng cụ và khu vực mà bạn vừa thực hiện việc mổ khám bằng thuốc sát trùng

-  Viết báo cáo nhanh và chi tiết về việc mổ khám (biên bản mổ khám)

-  Thu dọn rác và tiêu hủy

-  Nếu nghi ngờ đây là một bệnh truyền nhiễm cao (Cúm gia cầm hay Newcastle): thu dọn cẩn thận và để mọi thứ trong trang trại sau đó tiêu hủy và tuyệt đối không cho vận chuyển gia cầm (chết hay sống).

  + Biên bản mổ khám: Ghi nhận đầy đủ thông tin định hướng chẩn đoán và lấy mẫu xét nghiệm.

Phan Chí Thông - Trạm CĐXN 

(Tổng hợp theo Giáo trình bệnh Truyền nhiễm gia cầm của TS. Nguyễn Phước Ninh, trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh).

>> BỆNH GHẺ Ở CHÓ (26/05/2015)

>> HỘI CHỨNG HOẠI TỬ GAN TỤY CẤP TÍNH Ở TÔM (08/05/2015)

>> NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ NUÔI CHIM YẾN (07/05/2015)

>> BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM (07/05/2015)

>> BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH ĐỐM TRẮNG (WSD) DO VI RÚT GÂY RA TRÊN TÔM NUÔI TẠI ĐỒNG NAI (07/05/2015)

>> TRƯỜNG HỢP NHIỄM TRYPANOSOMA EVANSI (TRÙNG ROI) TRÊN NGƯỜI TẠI TỈNH ĐỒNG NAI (05/05/2015)

>> TRIỂN KHAI CÔNG TÁC TẬP HUẤN TIÊM PHÒNG GIA SÚC - GIA CẦM ĐỢT I/2015 (05/05/2015)

>> PHÁT HIỆN, XỬ LÝ NHIỀU TRƯỜNG HỢP BUÔN BÁN, GIẾT MỔ ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TRÁI PHÉP (05/05/2015)

>> HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC -THỂ THAO MỪNG KỈ NIỆM CHIẾN THẮNG 30-4 VÀ QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 01-5 (05/05/2015)

>> CÁC YẾU TỐ GÂY BỆNH TRÊN TÔM NUÔI (20/04/2015)


Quay Về
Tìm kiếm theo ngày tháng
Tìm kiếm theo tiêu đề
  Báo cáo
  • THÔNG BÁO kết quả tuyển dụng
  • Thông báo tuyển dụng Viên chức năm 2024
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng nhân viên thú y cấp xã năm 2023
  • THÔNG BÁO Danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn, không đủ tiêu chuẩn xét tuyển nhân viên thú y cấp xã trê
  • QUYẾT ĐỊNH Ban hành Danh mục chi tiết về biểu giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động
  • THÔNG BÁO Thí sinh đủ điều kiện tham dự vòng 2 (vòng phỏng vấn) kỳ tuyển dụng viên chức Chi cục Chăn
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng viên chức năm 2022
  • Kế hoạch về việc tuyển dụng viên chứu năm 2022
  • Mời các thí sinh trúng tuyển Viên chức năm 2020 ký hợp đồng làm việc đối với viên chức.
  • Kết quả tuyển dụng viên chức năm 2020
  • Thông báo kết squả phỏng vấn tuyển viên chức vòng 2
  • Thông báo: Triệu tập thí sinh tham dự vòng 2
  • Thông báo tuyển dụng viên chức 2020
  • Thông báo nghỉ lễ
  • Thông báo tuyển sinh năm 2018
  • Thông báo kết quả điểm các thí sinh dự xét tuyển dụng viên chức CCCNTY năm 2017
Xem tiếp
   
  đề án chăn nuôi