29 Tháng Ba 2024
Chào mừng quý vị đến với Website CHI CỤC THÚ Y TỈNH ĐỒNG NAI
  Tin tức tổng hợp

PHƯƠNG PHÁP DÙNG THUỐC TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

1. Khái niệm thuốc thú y thủy sản Thuốc thú y thủy sản là tất cả các loại sản phẩm có thể dùng để tiêu diệt tác nhân gây bệnh, các sinh vật là địch hại và mang mầm bệnh, phòng và trị bệnh, để nang cao sức khỏe động vật thủy sản trong khi nuôi, khi vận chuyển và sau thu hoạch, để quản lý môi trường đều được gọi là thuốc dùng trong nuôi trồng thủy sản.

Việc dùng thuốc trong nuôi trổng thủy sản có thể mang nhiều lợi ích khác nhau: như làm tăng hiệu hiệu quả sản xuất, giảm lượng chất thải trong môi trường, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, tăng tỷ lệ sống sót của đàn ấu trùng trong các trại sản xuất giống, giảm tress khi vận chuyển, tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Tác dụng của các lọai thuốc khác nhau đã và đang dùng trong nuôi trổng thủy sản làm giảm đáng kể rủi ro do bệnh tật. Một số bệnh do vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng gây bệnh cho động vật thủy sản đã có thể phòng trị được khi dùng đúng thuốc, đúng liều lượng và đặc biệt dùng thuốc phòng bệnh ở giai đoạn sớm của bệnh.

Tuy nhiên, việc dùng thuốc quá lạm dụng trong nuôi trổng thủy sản đã và đang phổ biến ở nước ta có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của con người, phá hủy môi trường sinh thái, làm ảnh hưởng đến chất lượng các đàn giống, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm thương phẩm và tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc.

Trong nuôi thâm canh, dùng thuốc là điều không thể tránh khỏi, nhưng để dùng có hiệu quả giảm đi các tác động phụ vốn có của thuốc tới môi trường, sức khỏe của con người và vật nuôi, cần phải có ban hành những quy định nghiêm ngặt về các loại thuốc, hóa chất được sử dụng và cấm dùng trong nuôi trổng thủy sản, có biện pháp xử lý thích đáng những người bán và người mua thuốc đã cấm. Mặt khác, cần bồi dưỡng nâng cao ý thức và sự hiểu biết cho ngư dân tham gia nuôi trổng thủy sản về tác dụng và hiệu quả hai mặt của tất cả các chủng loại thuốc dùng trong nuôi trổng thủy sản.

2. Phương pháp dùng thuốc trong nuôi trồng thủy sản

2.1. Phương pháp cho thuốc vào môi trường nước

         a) Tắm cho động vật thuỷ sản:

Tập trung động vật thuỷ sản trong một bể nhỏ, pha thuốc nồng độ tương đối cao tắm cho động vật thuỷ sản trong thời gian ngắn để trị các sinh vật gây bênh bên ngoài cơ thể động vật thuỷ sản. Phương pháp này có ưu điểm là tốn ít thuốc không ảnh hưởng đến sinh vật phù du là thức ăn của động vật thuỷ sản trong thuỷ vực nhưng muốn trị bênh phải kéo lưới đánh bắt động vật thuỷ sản, động vật thuỷ sản dễ bị xây xát và lại không dễ dàng đánh bắt chúng trong thuỷ vực nên tiêu diệt sinh vật gây bênh cho động vật thuỷ sản khó triệt để. Phương pháp này thường thích hợp lúc chuyển cá, tôm từ ao này qua nuôi ao khác, lúc cần vận chuyển đi xa hoặc con giống trước khi thả nuôi thương phẩm ở các thuỷ vực cần sát trùng tiêu độc.

b) Phương pháp phun thuốc xuống ao:

Dùng thuốc phun xuống ao tạo môi trường động vật thuỷ sản sống có nồng độ thuốc thấp song thời gian tác dụng của thuốc dài. Phương pháp này tuy tốn thuốc nhưng tiện lợi, dễ tiến hành, trị bệnh kịp thời không tốn nhân công và ngư lưới cụ. Phương pháp phun thuốc xuống ao có thể tiêu diệt sinh vật gây bệnh ở các cơ quan bên ngoài của động vật thuỷ sản và sinh vật gây bệnh tồn tại trong thuỷ vực tương đối triệt để.

Tuy nhiên một số thuỷ vực không có hình dạng nhất định thường tính thể tích không chính xác - gây phiền phức cho việc định lượng thuốc dùng. Ngoài ra có một số thuốc phạm vi an toàn nhỏ, sử dụng không quen có thể ảnh hưởng đến động vật thuỷ sản. Dùng một số thuốc phun xuống ao có thể tiêu diệt sinh vật làm nghèo nguồn dinh dưỡng là thức ăn của động vật thuỷ sản.

c) Treo túi thuốc:

Xung quanh giàn cho động vật thuỷ sản ăn treo các túi thuốc để tạo ra khu vực sát trùng, động vật thuỷ sản lui tới bắt mồi nên sinh vật gây bệnh ký sinh bên ngoài cơ thể động vật thuỷ sản bị giệt trừ. Phương pháp treo túi thuốc thích hợp để phòng bệnh cho động vật thuỷ sản và trị bệnh lúc mới phát sinh.

Cá đã có thói quen ăn theo nơi quy định và nuôi cá lồng mới có thể tiến hành treo túi thuốc được.

Phương pháp này dùng số thuốc ít nên tiết kiệm được thuốc lại tiến hành đơn giản, động vật thuỷ sản ít bị ảnh hưởng bởi thuốc. Nhưng chỉ tiêu diệt được sinh vật gây bệnh ở trong vùng cho động vật thuỷ sản ăn và trên một số động vật thuỷ sản thường xuyên đến bắt mồi ở quanh giàn thức ăn.

          d) Dùng thuốc bôi trực tiếp lên cơ thể đông vật huỷ sản:

Động vật thuỷ sản bị nhiễm một số bệnh ngoài da, vây...thường dùng thuốc có nồng độ cao bôi trực tiếp vào vết loét hay nơi có ký sinh trùng ký sinh để giết chết sinh vật gây bệnh như: bệnh đốm đỏ, bệnh lở loét, bệnh do trùng mỏ neo, giun tròn ký sinh.

Phương pháp này có thể dùng lúc đánh bắt cá bố mẹ để kiểm tra hay cho đẻ nhân tạo hoặc phòng trị bệnh lở loét nhiễm trùng cho baba. Ưu điểm tốn ít thuốc, độ an toàn lớn , thuận lợi và ít ảnh hưởng đến động vật thuỷ sản.

2.2. Phương pháp trộn thuốc vào thức ăn

Dùng thuốc kháng sinh, vitamin, khoáng vi lượng, chế phẩm sinh học hoặc vacxin trộn vào loại thức ăn ngon nhất, sau đó cho chất dính vào chế thành hỗn hợp đóng thành viên để cho động vật thuỷ sản ăn theo các liều lượng. Đây là phương pháp phổ biến thường dùng trong nuôi trồng thủy sản.

Phương pháp này dùng trị các bệnh do các sinh vật ký sinh bên trong cơ thể động vật thuỷ sản. Lúc động vật thuỷ sản bị bệnh nặng, khả năng bắt mồi yếu thậm chí ngừng ăn nên hiệu quả trị liệu sẽ thấp chủ yếu là phòng bệnh.

2.3. Phương pháp tiêm thuốc cho động vật thuỷ sản

Dùng thuốc tiêm trực tiếp vào xoang bụng hoặc cơ của cá và các động vật thuỷ sản kích thước lớn. Phương pháp này liều lượng chính xác, thuốc hấp thu dễ nên tác dụng nhanh. Hiệu quả trị liệu cao nhưng lại rất phiền phức vì phải bắt từng con. thường chỉ dùng biện pháp tiêm để chữa bệnh cho cá bố mẹ hay tiêm vacxin cho cá hoặc những lúc cá bị bệnh nặng mà số lượng cá bị bệnh nặng không nhiều hay một số giống loài động vật thuỷ sản quý hiếm, có giá trị kinh tế cao.

(Xem hướng dẫn tiêm vacxinbằng tay và bằng máy tự động cho cá hồi tại địa chỉsau:

Nguyễn Ngọc Quyến - Phòng Dịch tễ 

(Sưu tầm và tổng hợp từ Internet)


>> QUỐC HỘI THÔNG QUA LUẬT THÚ Y (25/06/2015)

>> Quy trình hướng dẫn tiêu độc sát trùng trong chăn nuôi – thú y (25/06/2015)

>> 325 HỘ CHĂN NUÔI LỢN ĐƯỢC CẤP CHỨNG NHẬN VietGAP NÔNG HỘ (23/06/2015)

>> 619 CÔNG TRÌNH KHÍ SINH HỌC ĐƯỢC HỖ TRỢ XÂY DỰNG TỪ DỰ ÁN LIFSAP (23/06/2015)

>> XỬ LÝ LÒ GIẾT MỔ HEO TRÁI PHÉP (23/06/2015)

>> PROBIOTIC TRONG CHĂN NUÔI HEO: CƠ CHẾ TÁC DỤNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG (23/06/2015)

>> CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ LIÊN QUAN BỆNH TAI XANH TẠI GIA TRẠI Ở MIỀN NAM (23/06/2015)

>> BỆNH VIÊM PHỔI MÀNG PHỔI TRÊN HEO (APP) (16/06/2015)

>> HOẠT ĐỘNG THỂ THAO MỪNG KỈ NIỆM 65 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG NGÀNH THÚ Y VIỆT NAM 11/07 (15/06/2015)

>> LUẬT BHXH SỐ 58/2014/QH13 HIỆU LỰC TỪ 01/01/2016 (15/06/2015)


Quay Về
Tìm kiếm theo ngày tháng
Tìm kiếm theo tiêu đề
  Báo cáo
  • THÔNG BÁO kết quả tuyển dụng
  • Thông báo tuyển dụng Viên chức năm 2024
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng nhân viên thú y cấp xã năm 2023
  • THÔNG BÁO Danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn, không đủ tiêu chuẩn xét tuyển nhân viên thú y cấp xã trê
  • QUYẾT ĐỊNH Ban hành Danh mục chi tiết về biểu giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động
  • THÔNG BÁO Thí sinh đủ điều kiện tham dự vòng 2 (vòng phỏng vấn) kỳ tuyển dụng viên chức Chi cục Chăn
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng viên chức năm 2022
  • Kế hoạch về việc tuyển dụng viên chứu năm 2022
  • Mời các thí sinh trúng tuyển Viên chức năm 2020 ký hợp đồng làm việc đối với viên chức.
  • Kết quả tuyển dụng viên chức năm 2020
  • Thông báo kết squả phỏng vấn tuyển viên chức vòng 2
  • Thông báo: Triệu tập thí sinh tham dự vòng 2
  • Thông báo tuyển dụng viên chức 2020
  • Thông báo nghỉ lễ
  • Thông báo tuyển sinh năm 2018
  • Thông báo kết quả điểm các thí sinh dự xét tuyển dụng viên chức CCCNTY năm 2017
Xem tiếp
   
  đề án chăn nuôi