25 Tháng Tư 2024
Chào mừng quý vị đến với Website CHI CỤC THÚ Y TỈNH ĐỒNG NAI
  Tin tức tổng hợp

BỆNH VIÊM KHÍ QUẢN-PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM TRÊN CHÓ

Ho cũi chó là tên thường gọi của bệnh viêm khí quản – phế quản truyền nhiễm, một loại bệnh hô hấp thường gặp ở loài chó. Ở nước ta, giai đoạn chuyển mùa ở miền Bắc với nhiều đợt đón gió lạnh, độ ẩm cao là thời điểm chó cưng dễ mắc bệnh nhất. Thực chất chứng bệnh này là một dạng viêm cuống phổi, tương tự như bệnh viêm phổi thường thấy ở người. Căn bệnh này phổ biến toàn thế giới và hầu như mọi chú chó đều nhiễm bệnh ít nhất một lần trong đời.

Triệu chứng

·        Ho khan là triệu chứng phổ biến nhất.

·        Tiếng ho nghe như tiếng ngỗng kêu

·        Nôn ọe

·        Chảy nước mũi

·        Trong trường hợp bệnh nhẹ, chó vẫn có thể sinh hoạt và ăn uống bình thường.

·        Ở những trường hợp nặng hơn, các triệu chứng có thể diễn biến phức tạp, bao gồm viêm phổi, chán ăn, sốt, hôn mê, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

·        Những chú chó con chưa được tiêm phòng, hay những chú chó bị suy giảm hệ miễn dịch có khả năng mắc phải các triệu chứng nghiêm trọng nhất.



Chẩn đoán
Chẩn đoán cụ thể tình trạng bệnh của chó cưng còn phụ thuộc vào các triệu chứng cụ thể mà chúng mắc phải, tiền sử bệnh lí cũng như mức độ tiếp xúc của chúng với các chú chó khác. Để có được cái nhìn chính xác nhất, bạn cần cung cấp cho bác sĩ đầy đủ tiền sử bệnh của chó và những dấu hiệu ban đầu khi chó vừa mắc bệnh. Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu hoàn thiện, bao gồm thử máu và phân tích các thành phần có trong máu, bên cạnh đó là xét nghiệm nước tiểu. Kết quả xét nghiệm máu, cùng quá trình phân lập virus và nuôi cấy vi khuẩn sẽ là công cụ xác định chính xác cá thể gây ra bệnh ho cũi ở chó.

Nguyên nhân gây bệnh

Chó có thể lây nhiễm bệnh theo nhiều cách. Khuẩn bệnh có thể được lan truyền trong không khí, trực tiếp giữa các chú chó hoặc có trên những vật thể nhiễm khuẩn chứa mầm bệnh. Bệnh ho cũi chó thường lây lan ở những nơi khép kín, ít thoáng khí – ví dụ như trong cũi hay chuồng động vật. Ngoài ra, chó có thể lây bệnh trực tiếp ở những chú chó khác tại các trung tâm tiêm phòng, lớp huấn luyện hoặc các cơ sở chăm sóc thú cưng.

Bệnh ho cũi ở chó dễ lây nhiễm đến mức chó của bạn có thể nhiễm bệnh do dùng chung bát đựng nước ở những nơi công cộng như công viên, hoặc chỉ tiếp xúc ngắn với một chú chó mắc bệnh. Đây chính là lí do mà phần lớn các cơ sở chăm sóc sẽ không tiếp nhận chú chó của bạn nếu như bạn không đưa ra được giấy chứng nhận đã tiêm vaccine phòng ngừa vi khuẩn parainfluenza và bordetella, hai nguyên nhân chính gây nên bệnh ho cũi cho chó cưng.

Đối tượng thường gặp:

Chó cưng của bạn sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh ho cũi cao hơn nếu thường xuyên tiếp xúc với các chú chó lạ, đặc biệt là ở những nơi khép kín và bí khí. Những chú chó con hoặc chó chưa tiêm vaccine phòng bệnh cũng thuộc nhóm đối tượng dễ nhiễm bệnh.

Điều trị

Nếu phát hiện cơn ho ở chó cưng, tốt nhất bạn hãy đưa nó đến phòng khám thú y. Trong một số trường hợp nhẹ hơn, bạn có thể để bệnh tự khỏi, nhưng vẫn phải theo dõi tình trạng bệnh của cún sát sao và lưu ý những điều sau:

-         Chó mắc bệnh ho cũi nên được tách riêng khỏi những chú chó khỏe mạnh.

-         Máy làm ẩm hoặc máy bốc hơi nước có thể xoa dịu bệnh. Bạn có thể cho chó vào phòng tắm trong lúc bạn tắm, hơi nước bốc lên có thể làm dịu khoang họng tấy rát của chó.

-         Giữ chó tránh xa khói thuốc lá hay các loại khói độc hại, có mùi khó chịu.

-         Bạn có thể dùng đến thuốc làm giảm các cơn ho hay thuốc chống vi khuẩn, nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để biết chúng có tác dụng với chó của bạn hay không.

-         Nếu thấy chó cưng kéo ngược lại dây đeo cổ khi được dắt đi bộ - dấu hiệu cho thấy cổ họng chúng đang khó chịu – hãy thay các loại dây đeo cổ bằng harness (khung dây đeo vào ngang thân chó ) cho đến khi cơn ho suy giảm.

-         Đảm bảo chó cưng được ăn uống và ở trong môi trường không bị đe dọa, áp lực.

Thông thường, các dấu hiệu ho cũi ở chó sẽ giảm dần và biến mất sau khoảng 3 tuần. Đối với những chú chó con, chó về già hoặc những chú chó bị suy giảm miễn dịch, con số này có thể lên tới 6 tuần hoặc hơn. Trong một số trường hợp, chó vẫn có thể mang khả năng lây nhiễm cho những con khác ngay cả khi các triệu chứng đã hoàn toàn biến mất.

Sau một tuần điều trị, tình trạng của chó cưng sẽ khá dần lên, nhưng hãy để ý xem bao nhiêu lâu thì các triệu chứng bệnh hoàn toàn chấm dứt. Nếu chó bị chảy nước mũi, thở gấp, không chịu ăn hay có dấu hiệu hôn mê, bạn cần đưa chúng đến bác sĩ thú y ngay lập tức. Nếu không điều trị kịp thời, các ca ho cũi nặng ở chó có thể dẫn đến viêm phổi.

Phòng bệnh

Để giảm thiểu nguy cơ chó cưng mắc bệnh ho cũi, bạn nên tránh đưa chúng đến những nơi công cộng, tập trung nhiều động vật. Tuy nhiên, trong trường hợp bất khả dĩ, tiêm vaccine là biện pháp phòng bệnh đảm bảo nhất. Tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để tìm ra loại vaccine phù hợp nhất, vì một số loại vaccine có thể gây ra những tác dụng phụ đáng lo ngại. Các loại vaccine phòng ngừa viêm phế quản thường chỉ được dùng cho những chú chó với nguy cơ mắc bệnh cao.


Ngay cả khi những người chủ đã đề phòng từ trước thì chó vẫn có thể lây nhiễm căn bệnh đường hô hấp này. Điều này đòi hỏi bạn phải luôn luôn quan sát chó kĩ càng và chuẩn bị trong trường hợp chó lây nhiễm bệnh.

Căn bệnh này trước đây hầu như không ảnh hưởng đến con người, tuy nhiên trong những nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng virus bordetella có thể gây bệnh ở người, nhất là những người có hệ miễn dịch suy yếu. Thông thường những người lớn khỏe mạnh có thể an tâm vì nguy cơ mắc bệnh rất thấp, nhưng trẻ nhỏ và những người có hệ miễn dịch kém nên tránh đến gần và tiếp xúc với chó mắc bệnh ho cũi.

                                                                       Trần Thị Lệ - phòng Kiểm Dịch








>> TÔM CHẾT TẠI XÃ PHƯỚC AN-HUYỆN NHƠN TRẠCH KHÔNG PHẢI DO BỊ BỆNH (06/08/2015)

>> NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ DỊCH BỆNH NGUY HIỂM MERS (05/08/2015)

>> XÂY DỰNG VÙNG AN TOÀN DỊCH BỆNH TRÊN GIA CẦM TẠI ĐỒNG NAI (04/08/2015)

>> PHƯƠNG PHÁP CHĂN NUÔI TRÊN ĐỆM LÓT SINH HỌC (04/08/2015)

>> NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH (04/08/2015)

>> TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG ĐỆM LÓT SINH HỌC Ở TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI (04/08/2015)

>> Phương pháp tốt hơn để phát hiện vi khuẩn E. coli trong thịt bò (24/07/2015)

>> Những chủng virus cúm gia cầm "đáng gờm" (24/07/2015)

>> HƯỚNG DẪN, GIÁM SÁT PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI TRÊN NGƯỜI (24/07/2015)

>> Kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thú y Việt Nam. (09/07/2015)


Quay Về
Tìm kiếm theo ngày tháng
Tìm kiếm theo tiêu đề
  Báo cáo
  • THÔNG BÁO kết quả tuyển dụng
  • Thông báo tuyển dụng Viên chức năm 2024
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng nhân viên thú y cấp xã năm 2023
  • THÔNG BÁO Danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn, không đủ tiêu chuẩn xét tuyển nhân viên thú y cấp xã trê
  • QUYẾT ĐỊNH Ban hành Danh mục chi tiết về biểu giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động
  • THÔNG BÁO Thí sinh đủ điều kiện tham dự vòng 2 (vòng phỏng vấn) kỳ tuyển dụng viên chức Chi cục Chăn
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng viên chức năm 2022
  • Kế hoạch về việc tuyển dụng viên chứu năm 2022
  • Mời các thí sinh trúng tuyển Viên chức năm 2020 ký hợp đồng làm việc đối với viên chức.
  • Kết quả tuyển dụng viên chức năm 2020
  • Thông báo kết squả phỏng vấn tuyển viên chức vòng 2
  • Thông báo: Triệu tập thí sinh tham dự vòng 2
  • Thông báo tuyển dụng viên chức 2020
  • Thông báo nghỉ lễ
  • Thông báo tuyển sinh năm 2018
  • Thông báo kết quả điểm các thí sinh dự xét tuyển dụng viên chức CCCNTY năm 2017
Xem tiếp
   
  đề án chăn nuôi