19 Tháng Tư 2024
Chào mừng quý vị đến với Website CHI CỤC THÚ Y TỈNH ĐỒNG NAI
  Tin tức tổng hợp

BỆNH NEWCASTLE (phần 1)

Bệnh Newcastle hay còn gọi là bệnh gà rù là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan mạnh ở gà do virus Newcastle gây nên. Theo Sharma, 2003 bệnh Newcastle đã có từ lâu, nhưng chưa được ai biết đến. Mãi đến năm 1926 Kraneveld ở Jakarta (Indonesia) đã mô tả triệu chứng và bệnh tích của một loại bệnh ở gà khác với đặc điểm của bệnh dịch tả gà. Năm 1927, Doyle đã phân lập được virus ở gà tại thành phố Newcastle bang Tyne (Anh) và ông là người đầu tiên chứng minh được tính kháng nguyên của virus này khác với virus dịch tả gà và đặt tên là virus Newcastle. Tại châu Mỹ, ổ dịch do vi-rút cường độc đầu tiên xảy ra ở Paraquay vào năm 1970, làm chết 1 triệu con gà. Cùng vào năm đó, bệnh bắt đầu xuất hiện ở Mỹ (Acha và Szyfres, 1987). Năm 2002, bệnh Newcastle xuất hiện ở Califonia - Mỹ và phải 9 tháng sau mới kiểm soát được bệnh này.

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH
1. Tình hình bệnh Newcastle trên thế giới và ở Việt Nam

Ở Việt Nam bệnh đã có từ lâu, nhưng mãi đến năm 1949, Jacotot và Le Louet đã chứng minh có virus Newcastle ở Nha Trang sau khi nghiên cứu gây bệnh thực nghiệm cho gà và nuôi cấy trên phôi gà, làm phản ứng ngưng kết hồng cầu gà (HA), phản ứng ngăng trở ngưng kết hồng cầu gà (HI) và miễn dịch chéo. Năm 1956, Nguyễn Lương và Trần Quang Nhiên đã nghiên cứu bệnh này ở nhiều tỉnh và chứng minh chắc chắn rằng bệnh Newcastle có ở nước ta. Ở miền Bắc từ cuối năm 1955 – 1957 đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu bệnh dịch tả gà và bệnh Newcastle. Trên 189 bệnh phẩm não gà bệnh lấy từ 20 tỉnh phát hiện có virus Newcastle, chưa thấy có virus dịch tả gà. Điều này cũng phù hợp với thông báo của ủy ban quốc tế phân loại virus gà: Từ năm 1940 trở lại đây trên thế giới không có bệnh dịch tả gà cổ điển nữa. Nguyễn Bá Huệ và Nguyễn Thu Hồng (1980) đã nghiên cứu và chứng minh được rằng: Virus gây ra những trận dịch lớn năm 1970 ở nông trường An Khánh, đầu năm 1974 ở Đông Anh, Hà Nội, Hải Phòng là do virus cường độc Newcastle gây nên.

Theo nghiên cứu tình hình bệnh Newcastle trên các giống gà thả vườn được thực hiện qua việc khảo sát dấu hiệu lâm sàng, quan sát bệnh tích và xét nghiệm bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu (HA) và ức chế ngưng kết hồng cầu (HI) từ 47 đàn gà bệnh tại tỉnh Hậu Giang trong năm 2011, kết quả cho thấy có 23 đàn gà mắc bệnh Newcastle từ 35 đàn nghi ngờ. Tỷ lệ chết từ gà mắc bệnh Newcastle là (20,02%) cao hơn gà mắc bệnh khác (18,09%). Bệnh thường xảy ra nhất ở các đàn không được tiêm ngừa, kế đến là các gà chỉ được tiêm ngừa một lần và gà được tiêm ngừa hai lần (Hồ Thị Việt Thu, 2012).

Cho đến nay, ở Việt Nam, bệnh Newcastle vẫn thường xuyên xảy ra và gây những tổn thất lớn trong ngành chăn nuôi gà, nhất là khi chăn nuôi gà công nghiệp phát triển mạnh (trích dẫn Dương Nghĩa Quốc, 2008).

2.  Loài cảm thụ

Vi-rút gây bệnh trên các loài cầm như gà, gà tây, chim cút, bồ câu. Mọi lứa tuổi đều cảm thụ với bệnh, gia cầm non mẫn cảm hơn gia cầm lớn. Vịt, ngỗng đề kháng với vi-rút. Những loài chim như két đóng vai trò là vật mang trùng. Loài hữu nhũ (đặc biệt là mèo, loài gậm nhấm) và người cũng có thể nhiễm bệnh (trích dẫn Nguyễn Đình Quát, 2005).

Theo Acha và Szyfres (1987), bệnh không xảy ra thường xuyên trên người, chủ yếu là những người do tính chất nghề nghiệp có liên quan như: công nhân lò mổ, nhân viên phòng thí nghiệm hoặc những người thực hiện việc chủng ngừa vắc-xin sống. Kaleta và Baldauf (1988) nhận thấy vi-rút Newcastle có thể gây nhiễm tới 236 loài chim của 27 bộ khác nhau. Dấu hiệu lâm sàng của bệnh rất khác nhau giữa các loài chim bị nhiễm vi-rút. Hầu hết thủy cầm đề kháng với vi-rút nhưng những loài chim nuôi nhốt thành đàn thì cũng mẫn cảm với vi-rút.

3. Chất chứa mầm bệnh

Trên cơ thể gà bệnh, phổi và não là nơi chứa virus nhiều nhất. Ngoài ra hầu hết các cơ quan phủ tạng, các chất bài tiết đều chứa mầm bệnh. Máu chứa vi-rút nhưng không thường xuyên. Trứng được đẻ ra từ gà bệnh thường chết phôi vào ngày ấp thứ 4 – 5 của thời kỳ ấp trứng (Nguyễn Thị Phước Ninh, 2001).

4. Đường xâm nhập và phương thức truyền lây

Đường xâm nhập thích hợp của vi-rút Newcastle là đường hô hấp và tiêu hóa. Ngoài ra vi-rút còn có thể qua niêm mạc mắt và niêm mạc hậu môn.

Bệnh Newcastle lây lan theo hai phương thức: (1) Lây lan theo chiều dọc như truyền vi-rút từ gà bố mẹ qua phôi. Pospisil và ctv (1991) chứng minh rằng có sự hiện diện của vi-rút nhược độc trong phôi gà và trong gà con (1 ngày tuổi) của đàn gà đẻ có chủng ngừa vắc-xin. Capua và ctv (1993) điều tra nguyên nhân nhiễm vi-rút Newcastle cường độc trên phôi trứng gà, bằng cách lấy mẫu phân từ hậu môn của đàn gà mẹ để phân lập vi-rút Newcastle và thấy có sự hiện diện của vi-rút Newcastle cường độc, mặc dù đàn gà mẹ và con đều có hàm lượng kháng thể chống bệnh Newcastle cao; (2) Lây theo chiều ngang bao gồm lây truyền trực tiếp và gián tiếp. Truyền lây trực tiếp do sự tiếp xúc giữa gà khỏe với gà bệnh hay gà mang trùng, lây gián tiếp qua thức ăn nước uống, chất thải, chất độn chuồng, quầy thịt, không khí, dụng cụ chăn nuôi, con người…

Lancaster và Alexander (1975) nhận thấy những hình thức lây lan của bệnh bao gồm sự vận chuyển loài cầm sống như gia cầm, chim kiểng, chim săn, bồ câu và những loài thú khác; vận chuyển của con người và dụng cụ; sự lưu chuyển của những sản phẩm gia cầm; qua đường không khí; thức ăn cho gia cầm bị vấy nhiễm và nước uống. Theo Acha và Szyfres (1987) những loài cầm hoang dã hay được bắt từ rừng cũng đóng vai trò trong sự truyền lây bệnh ở Mỹ và châu Âu vào cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970. Trần Đình Từ (1985) cho rằng sự di chuyển của các loài chim giữa các nước là nguyên nhân làm lây lan bệnh trên khắp thế giới.
truyền lây của vi-rút Newcstle được trình bày qua hình 1.3.


Hình 1.3: Vòng truyền lây của vi-rút Newcastle (Nguồn: Acha và Szyfres, 1987)

Quày thịt, phủ tạng, chất thải, chất tiết đều chứa virus, đặc biệt là phổi và não. Quày thịt đông lạnh bị nhiễm bệnh, phân chất độn chuồng, thùng chứa gà, phương tiện vận chuyển gà … đóng vai trò trong sự phát tán bệnh. Thức ăn, nước uống, quần áo, giày dép và dụng cụ chăn nuôi, gió… có thể mang vi-rút. Vi-rút có thể truyền qua trứng mặc dù những trứng nhiễm vi-rút hiếm khi nở, nhưng nó có thể vỡ ra sẽ gây nhiễm cho những gà con trong cùng máy ấp.

1.3.5. Cơ chế sinh bệnh

Thời gian ủ bệnh trên gà từ 2 - 5 ngày (Lancaster, 1966), bồ câu từ 4 - 18 ngày (Vindevolgel và Duchatl, 1988), chim cút từ 2 - 15 ngày, nhưng trung bình từ 5 - 6 ngày (Sharaway, 1994). Vi-rút Newcastle xâm nhiễm vào tế bào và sinh sản trong mô bào vùng hầu họng, sau đó chúng vào máu gây nhiễm trùng huyết. Vi-rút theo máu lan tràn đến các tổ chức khác của cơ thể, sau đó chúng xâm nhập và sinh sản ở những cơ quan nội tạng, đặc biệt là gan và cơ quan sinh dục gia cầm mái. Tiếp đến là nhiễm trùng huyết lần hai (các giai đoạn này đều xảy ra trong thời kỳ nung bệnh) (Peeples, 1988; Shmulevitz và ctv, 2005).

Bài tổng hợp: Phan Chí Thông
Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm - CCTY Đồng Nai



>> CÁCH LỰA CHỌN, CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN THỰC PHẨM AN TOÀN (20/08/2015)

>> VAI TRÒ CỦA “THƯƠNG LÁI” TRONG KINH DOANH CÁC SẢN PHẨM NGÀNH CHĂN NUÔI VÀ THỦY SẢN (07/08/2015)

>> BỆNH VIÊM GAN TRUYỀN NHIỄM TRÊN CHÓ (07/08/2015)

>> BỆNH VIÊM KHÍ QUẢN-PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM TRÊN CHÓ (07/08/2015)

>> TÔM CHẾT TẠI XÃ PHƯỚC AN-HUYỆN NHƠN TRẠCH KHÔNG PHẢI DO BỊ BỆNH (06/08/2015)

>> NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ DỊCH BỆNH NGUY HIỂM MERS (05/08/2015)

>> XÂY DỰNG VÙNG AN TOÀN DỊCH BỆNH TRÊN GIA CẦM TẠI ĐỒNG NAI (04/08/2015)

>> PHƯƠNG PHÁP CHĂN NUÔI TRÊN ĐỆM LÓT SINH HỌC (04/08/2015)

>> NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH (04/08/2015)

>> TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG ĐỆM LÓT SINH HỌC Ở TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI (04/08/2015)


Quay Về
Tìm kiếm theo ngày tháng
Tìm kiếm theo tiêu đề
  Báo cáo
  • THÔNG BÁO kết quả tuyển dụng
  • Thông báo tuyển dụng Viên chức năm 2024
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng nhân viên thú y cấp xã năm 2023
  • THÔNG BÁO Danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn, không đủ tiêu chuẩn xét tuyển nhân viên thú y cấp xã trê
  • QUYẾT ĐỊNH Ban hành Danh mục chi tiết về biểu giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động
  • THÔNG BÁO Thí sinh đủ điều kiện tham dự vòng 2 (vòng phỏng vấn) kỳ tuyển dụng viên chức Chi cục Chăn
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng viên chức năm 2022
  • Kế hoạch về việc tuyển dụng viên chứu năm 2022
  • Mời các thí sinh trúng tuyển Viên chức năm 2020 ký hợp đồng làm việc đối với viên chức.
  • Kết quả tuyển dụng viên chức năm 2020
  • Thông báo kết squả phỏng vấn tuyển viên chức vòng 2
  • Thông báo: Triệu tập thí sinh tham dự vòng 2
  • Thông báo tuyển dụng viên chức 2020
  • Thông báo nghỉ lễ
  • Thông báo tuyển sinh năm 2018
  • Thông báo kết quả điểm các thí sinh dự xét tuyển dụng viên chức CCCNTY năm 2017
Xem tiếp
   
  đề án chăn nuôi