25 Tháng Tư 2024
Chào mừng quý vị đến với Website CHI CỤC THÚ Y TỈNH ĐỒNG NAI
  Tin tức tổng hợp

BỆNH NEWCASTLE (phần 3)

CHẨN ĐOÁN BỆNH
Triệu chứng, bệnh tích bệnh Newcastle

Biểu hiện bệnh liên quan đến chủng vi-rút nhiễm (độc lực của vi-rút), loài gia cầm cảm thụ, tình trạng miễn dịch, tuổi và sự góp phần của một số yếu tố khác như stress, cùng nhiễm với một hay vài vi sinh vật khác, đường xâm nhiễm và số lượng vi-rút nhiễm (Ferran và Cracken, 1988).

Theo Nguyễn Xuân Bình và ctv (1992), bệnh Newcastle trên gà được phân làm 4 dạng bệnh khác nhau:

(1) Dạng gây ra do chủng độc lực cao (nhóm velogenic) có đặc điểm như bệnh xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và chết cấp tính trong vòng 3 - 4 ngày. Thường không biểu hiện rõ triệu chứng và bệnh tích, chỉ thấy một số triệu chứng như đầu tiên gà lờ đờ, hô hấp tăng, ho, đi phân lỏng đôi khi có máu. Một số có chảy dịch nhờn ở mắt, mào, mồng, tích bị tím, có thể phù quanh đầu. Sau 4 - 5 ngày nếu không chết thì biểu hiện triệu chứng thần kinh mổ lung tung, đi quay tròn. Gà đang đẻ giảm đẻ, vỏ trứng mềm. Tỷ lệ chết từ 50 - 90% tùy từng bầy.

Về bệnh tích: đường tiêu hóa xuất huyết và loét từng điểm, thực quản, dạ dày tuyến, mề, manh tràng, ruột già và hậu môn đều thấy có xuất huyết, mảng lympho viêm đỏ và xuất huyết, niêm mạc mũi, khí quản viêm cata, có dịch nhầy, đôi khi xuất huyết lấm tấm đỏ, buồng trứng xung huyết đỏ và có một số trứng bị teo, màng não bị xuất huyết điểm.

(2) Dạng gây ra do chủng độc lực vừa (nhóm mesogenic) có đặc điểm bệnh xảy ra đột ngột, lây lan nhanh với các triệu chứng giảm ăn, ho, tiêu chảy phân xanh hoặc hơi vàng, trạng thái run rẩy. Sau 2 tuần triệu chứng thần kinh sẽ nặng như bại liệt hoặc đi quay tròn. Gà đang đẻ giảm đẻ, tỷ lệ trứng non nhiều. Tỷ lệ chết từ 5 - 50%, có bầy trên 50%. Bệnh tích trên niêm mạc dạ dày tuyến có xuất huyết, niêm mạc đường hô hấp có dịch nhờn, đôi khi xuất huyết. Giai đoạn đầu lách sưng to.

(3) Dạng bệnh do chủng độc lực yếu (nhóm lentogenic) có triệu chứng chủ yếu trên đường hô hấp như ho, thở khò khè về ban đêm. Gà giảm đẻ sau 1 tuần rồi trở lại bình thường. Gà lớn không chết, trong khi gà con có tỷ lệ chết thấp (từ 1-10%). Bệnh tích chủ yếu ở đường hô hấp, khí quản viêm nhẹ.
(4) Dạng mang trùng trên những gia cầm tồn trữ mầm bệnh, lây nhiễm cho

đàn gà mới nhập.   

          Một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ của bệnh như khi gia cầm có miễn dịch sẽ có biểu hiện lâm sàng nhẹ, kháng thể mẹ truyền giúp gà con kháng được bệnh trong thời gian đầu. Nếu gia cầm không có đáp ứng miễn dịch với bệnh thì dễ mẫn cảm với vi-rút có độc lực cao, gia cầm khỏi bệnh có thể bài thải một lượng lớn vi-rút và khả năng đáp ứng miễn dịch với vắc-xin kém. Những gà nhiễm bệnh Gumboro bị suy giảm miễn dịch sẽ làm tăng mức độ trầm trọng trong bệnh này, gia cầm nhiễm độc tố aflatoxin thì đáp ứng miễn dịch kém và dinh dưỡng thiếu vitamin A làm tăng nhạy cảm của gà đối với các bệnh cảm nhiễm đường hô hấp trên (trong đó có bệnh Newcastle).

Phương pháp chẩn đoán

1. Chẩn đoán lâm sàng

Trong những vùng thường xảy ra dịch, việc chẩn đoán căn cứ vào triệu chứng lâm sàng, bệnh tích và dịch tễ học. Gia cầm nghi ngờ mắc bệnh Newcastle khi có các triệu chứng tiêu hóa, hô hấp, thần kinh, có các bệnh tích như sung huyết, xuất huyết hay loét đường tiêu hóa ở dạ dày tuyến, hạch amydale manh tràng. Tính chất dịch tễ thể hiện qua tỷ lệ nhiễm bệnh cao, tử số cao, lây lan mạnh.

2. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm

          2.1. Chẩn đoán vi-rút học

Bệnh phẩm có thể lấy từ các cơ quan như não, phổi, lách, túi khí, ruột, gan hay các chất tiết đường hô hấp, tiêu hóa. Bệnh phẩm sau khi xử lý kháng sinh được tiêm cấy vào phôi trứng gà 9 - 11 ngày tuổi hoặc nuôi cấy trên môi trường tế bào sợi phôi gà hay môi trường tế bào thận phôi gà. Sự hiện diện và nhân lên của vi-rút sẽ gây chết phôi hoặc tạo những bệnh tích đặc hiệu trên môi trường tế bào. Vi-rút được phát hiện bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu (HA = haemagglutination test) và vi-rút Newcastle được khẳng định chắc chắn dựa vào phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI = haemagglutination inhibition test) với kháng thể chuyên biệt chống vi-rút Newcastle.

Để xác định độc lực cũng như khả năng gây bệnh của chủng vi-rút phân lập được, theo OIE (2012), dựa vào các chỉ số: MDT (Mean Death Time) nghĩa là thời gian gây chết phôi trung bình của vi-rút ở độ pha loãng cao nhất; IVPI (Intravenous Pathogenicity Index), chỉ số gây bệnh khi tiêm vi-rút vào tĩnh mạch gà 6 tuần tuổi và chỉ số ICPI (Intracerebral Pathogenicity Index) để xác định tính cường độc của vi-rút được phân lập từ ổ dịch. Chỉ số ICPI dựa trên tính gây bệnh khi tiêm vi-rút (nước trứng có hiệu giá HA > 1/16 được pha loãng 1/10 trong nước sinh lý vô trùng) vào não gà 1 ngày tuổi với liều 0,05 ml/con cho 10 gà con có độ tuổi 24 - < 40 giờ. Gà con được theo dõi đánh giá sau mỗi 24 giờ trong vòng 8 ngày. Mỗi lần đánh giá các gà con được cho điểm như sau: 0 (bình thường), 1 (bệnh), 2 (chết). Chỉ số ICPI là điểm trung bình cho mỗi gà sau giai đoạn đánh giá 8 ngày trên. Những vi-rút có tính cường độc cao nhất có thể đạt điểm 2, trong khi những vi-rút có tính cường độc thấp có điểm gần 0.

Các chỉ số sinh học MDT, ICPI và IVPI được phân loại theo độc lực của vi-rút Newcastle được trình bày qua bảng sau:

Bảng. Phân loại vi-rút Newcastle theo độc lực

Loại độc lực

MDT

ICPI

IVPI

Nhược độc

>90 giờ

0,2 – 1,0

0,0

Trung độc

60 – 90 giờ

1,0 – 1,5

0,0 – 0,5

Cường độc

40 – 60 giờ

1,5 – 2,0

0,5 – 3,0

(Nguồn: Alexander, 2003)

Bảng. Các chỉ số độc lực của một số chủng vi-rút Newcastle

Chủng virus

Độc lực

ICPI

IVPI

MDT (giờ)

Ulster 2C

Nhược độc

0,0

0,0

> 150

Queensland V4

0,0

0,0

> 150

Hitchner B1

0,2

0,0

120

F

0,25

0,0

119

La Sota

0,4

0,0

103

H

Độc lực trung bình

1,2

0,0

48

Mukteswar

1,4

0,0

46

Roakin

1,45

0,0

68

Beadette C

1,6

1,45

62

GB Texas

Cường độc

1,75

2,7

55

NY Parrot 70181 1972

1,8

2,6

51

Italien

1,85

2,8

50

Milano

1,9

2,8

50

Herts ‘33/56

2,0

2,7

48

Pigeon/England/561/83

 

1,5

0,0

120

Chicken/England/702/84

 

1,9

2,1

60

(Nguồn: Alexander, 1997)

 Chẩn đoán nhanh hiện nay được thực hiện bằng kỹ thuật RT - PCR hay real-time RT - PCR để phát hiện vi-rút Newcastle có trong các mẫu bệnh phẩm là tổ chức cơ thể, dịch chất ở hầu họng/ ổ nhớp hay phân gia cầm.

          2.2. Chẩn đoán huyết thanh học

Vi-rút được phát hiện bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu HA (Haemagglutinin test). Xác định vi-rút Newcastle bằng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu HI (Haemagglutinin inhibition test) với kháng thể chuyên biệt kháng vi-rút Newcastle, ngoài ra còn một số kỹ thuật khác để phát hiện vi-rút như kỹ thuật ELISA, các phản ứng trung hòa, phản ứng miễn dịch huỳnh quang, phản ứng kết tủa khuyếch tán trên thạch.

Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu HI được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán bệnh Newcastle (Vesna và ctv, 1992). Giá trị của phản ứng phụ thuộc vào tình trạng miễn dịch của gia cầm và việc tiêm phòng vắc-xin. Kiểm tra huyết thanh ở gà không tiêm vắc-xin thấy có hiệu giá HI = 1/8 (3log2), kèm theo dấu hiệu lâm sàng của bệnh được xem là gia cầm mắc bệnh Newcastle (Beard và Hanson, 1984).

  Bài tổng hợp: Phan Chí Thông

Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm - CCTY Đồng N

>> BỆNH NEWCASTLE (phần 2) (25/08/2015)

>> BỆNH NEWCASTLE (phần 1) (20/08/2015)

>> CÁCH LỰA CHỌN, CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN THỰC PHẨM AN TOÀN (20/08/2015)

>> VAI TRÒ CỦA “THƯƠNG LÁI” TRONG KINH DOANH CÁC SẢN PHẨM NGÀNH CHĂN NUÔI VÀ THỦY SẢN (07/08/2015)

>> BỆNH VIÊM GAN TRUYỀN NHIỄM TRÊN CHÓ (07/08/2015)

>> BỆNH VIÊM KHÍ QUẢN-PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM TRÊN CHÓ (07/08/2015)

>> TÔM CHẾT TẠI XÃ PHƯỚC AN-HUYỆN NHƠN TRẠCH KHÔNG PHẢI DO BỊ BỆNH (06/08/2015)

>> NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ DỊCH BỆNH NGUY HIỂM MERS (05/08/2015)

>> XÂY DỰNG VÙNG AN TOÀN DỊCH BỆNH TRÊN GIA CẦM TẠI ĐỒNG NAI (04/08/2015)

>> PHƯƠNG PHÁP CHĂN NUÔI TRÊN ĐỆM LÓT SINH HỌC (04/08/2015)


Quay Về
Tìm kiếm theo ngày tháng
Tìm kiếm theo tiêu đề
  Báo cáo
  • THÔNG BÁO kết quả tuyển dụng
  • Thông báo tuyển dụng Viên chức năm 2024
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng nhân viên thú y cấp xã năm 2023
  • THÔNG BÁO Danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn, không đủ tiêu chuẩn xét tuyển nhân viên thú y cấp xã trê
  • QUYẾT ĐỊNH Ban hành Danh mục chi tiết về biểu giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động
  • THÔNG BÁO Thí sinh đủ điều kiện tham dự vòng 2 (vòng phỏng vấn) kỳ tuyển dụng viên chức Chi cục Chăn
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng viên chức năm 2022
  • Kế hoạch về việc tuyển dụng viên chứu năm 2022
  • Mời các thí sinh trúng tuyển Viên chức năm 2020 ký hợp đồng làm việc đối với viên chức.
  • Kết quả tuyển dụng viên chức năm 2020
  • Thông báo kết squả phỏng vấn tuyển viên chức vòng 2
  • Thông báo: Triệu tập thí sinh tham dự vòng 2
  • Thông báo tuyển dụng viên chức 2020
  • Thông báo nghỉ lễ
  • Thông báo tuyển sinh năm 2018
  • Thông báo kết quả điểm các thí sinh dự xét tuyển dụng viên chức CCCNTY năm 2017
Xem tiếp
   
  đề án chăn nuôi