29 Tháng Ba 2024
Chào mừng quý vị đến với Website CHI CỤC THÚ Y TỈNH ĐỒNG NAI
  Tin tức tổng hợp

BỆNH NEWCASTLE (phần 4)

BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH (phần 4)

1. Biện pháp an toàn sinh học

Bệnh Newcastle là bệnh truyền nhiễm trên gia cầm, xuất hiện từ rất lâu và gây thiệt hại kinh tế trầm trọng cho ngành chăn nuôi gia cầm đặc biệt là chăn nuôi theo kiểu cổ truyền (chăn thả) nên vấn đề phòng ngừa phải càng được chú trọng. Biện pháp an toàn sinh học chú trọng các yếu tố kỹ thuật sau:

-         Kiểm soát việc nhập và chuyển đàn

-         Sát trùng chuồng trại và vật dụng chăn nuôi trước khi nhập đàn mới

-         Áp dụng các biện pháp tránh lây do những hoạt động của con người (mang giày ống, quần áo bảo hộ, sát trùng lối đi và phương tiện vận chuyển)

- Thường xuyên sát trùng định kỳ khu vực nuôi, hạn chế sự đi lại

2. Phòng bệnh bằng vắc-xin

Để hạn chế thiệt hại kinh tế do bệnh Newcastle gây ra cho ngành chăn nuôi, các nghiên cứu về quy trình sử dụng vắc-xin phòng bệnh này đã được thực hiện. Đối với gà thịt, vì đời sống ngắn nên chủng tối thiểu 1 lần (lúc 3 ngày tuổi). Điều quan trọng là dựa vào mức độ kháng thể mẹ truyền để quyết định thời điểm chủng ngừa. Ở những quốc gia có nguy cơ thấp với bệnh Newcastle thì không cần chủng. Đối với gà đẻ hay gà giống nên chủng 2 lần vào lúc còn nhỏ bằng vắc-xin sống và chủng lần 3 vào trước lúc đẻ. Tuy nhiên, một chương trình vắc-xin phải phù hợp với tình hình, điều kiện tại địa phương để tăng hay giảm lần tái chủng và sử dụng loại vắc-xin thích hợp.

Boven và ctv (2008) ghi nhận miễn dịch trong đàn chống lại vi-rút Newcastle chỉ đạt được khi trên 85% gia cầm trong đàn có hiệu giá kháng thể từ 3log2 trở lên (kháng nguyên chuẩn dùng trong phản ứng HI được pha loãng 8HAU). Trong nghiên cứu này, các tác giả chứng minh rằng khi gà được chủng ngừa vắc-xin mà có hiệu giá kháng thể thấp (0 - 2log2) thì sự nhiễm bệnh và lây lan trong đàn vẫn xảy ra, còn ở những gà có kháng thể cao (HI ≥ 3log2) thì tỉ lệ nhiễm và chết rất thấp khi tiếp xúc với mầm bệnh và gần như không có sự truyền lây trong đàn. Do vậy, trong việc phòng ngừa bệnh  Newcastle, cần phải kiểm soát cả hiệu giá kháng thể của đàn sau tiêm phòng và luôn giữ đàn gia cầm không có điều kiện tiếp xúc với mầm bệnh.

Trong phòng ngừa bệnh Newcastle hiện nay có cả vắc-xin chết và nhược độc. Do đó tùy tình hình dịch tễ trại, khu vực và mục đích chăn nuôi mà thiết lập chương trình phòng ngừa riêng biệt. Theo OIE (2012), kết quả phản ứng HI dương tính (đạt bảo hộ) ở độ pha loãng huyết thanh là 1/16 (4 log2) tương ứng với số lượng kháng nguyên là 4 HAU dùng trong phản ứng. Ngoài ra, việc kiểm soát đàn gia cầm bằng các xét nghiệm phòng thí nghiệm cần tiến hành như định kỳ kiểm tra hiệu giá kháng thể để biết mức độ bảo hộ của đàn và kiểm soát sự hiện diện của vi-rút trong trại bằng kỹ thuật sinh học phân tử (RT- PCR) hoặc phân lập vi-rút.

3. Giới thiệu vắc-xin Newcastle

Các vắc-xin được sản xuất tại công ty NAVETCO dùng để phòng bệnh Newcastle được trình bày qua Bảng 1

Bảng 1: Các loại vắc-xin phòng Newcastle sản xuất tại NAVETCO

STT

Tên vắc-xin

Quy trình sản xuất

Sử dụng

1

Vắc-xin nhược độc chủng F (hệ II) đông khô

Phôi trứng 9-11 ngày

Nhỏ mắt hoặc nhỏ mũi cho gà 3 - 7 ngày tuổi

2

Vắc-xin nhược độc chủng La-Sota đông khô

Phôi trứng 9-11 ngày

Nhỏ mắt hoặc cho uống cho gà 1 - 2 tuần tuổi trở lên

3

Vắc-xin chịu nhiệt chủng AVF/HR - NDV (12) đông khô

Phôi trứng 9 - 11 ngày

Nhỏ mắt, mũi hoặc cho uống, cho ăn ở gà mọi lứa tuổi

4

Vắc-xin Mukteswar đông khô (vắc-xin hệ I)

Phôi trứng 9-11 ngày

Tiêm dưới da hoặc bắp cho gà từ 2 tháng tuổi trở lên

 Những vắc-xin ngoại nhập được phép lưu hành tại Việt Nam để phòng bệnh Newcastle được trình bày qua Bảng 2


Bảng 2: Một số loại vắc-xin được nhập khẩu từ nước ngoài

STT

Tên

Vắc-xin

Nước sản xuất

Thành phần

Cách sử dụng

Hiệu lực miễn dịch

1

Pestos (vắc-xin nhược độc đông khô)

Pháp

1 liều có: 106EID50 chủng Hitchner B1 đông khô

Lần 1: Nhỏ mắt, mũi cho gà 1 ngày tuổi

Lần 2: 14 - 21 ngày, nhỏ mắt

Lần 3: sau lần 2 là 21 ngày

21 – 40 ngày

2

Sotasec (vắc-xin nhược độc đông khô chủng La-Sota)

Pháp

Vi-rút chủng La-Sota được nuôi cấy trên phôi trứng và được đông khô

1 liều có: 106 EID50 chủng La-Sota

Lần 1: cho uống, dùng cho gà 21 ngày tuổi

Lần 2: sau lần 1 từ 21 ngày

Lần 3: sau lần 2 từ 2 - 3 tháng

2 – 3 tháng

3

Imopest (vắc-xin vô hoạt nhũ dầu)

Pháp

1 liều có: 108 EID50 chủng texas vi-rút Newcastle

Tá dược bổ trợ dầu vừa đủ 0,5cc

Lần 1: tiêm dưới da hay tiêm bắp gà 1 ngày tuổi (chủng đồng thời với Pestos nhỏ mắt)

Lần 2: sau lần 1 (8 - 10 tuần)

Lần 3: sau lần 2 (4 - 4,6 tháng)

4 – 6 tháng

4

Newvaxidrop (vắc-xin vô hoạt nhũ dầu)

Pháp

1 liều có: 106 CCID chủng A 127 vi-rút vô hoạt gây hội chứng giảm đẻ, Newcastle.

Tiêm dưới da hay bắp liều 0,5cc/con cho gà hậu bị trước khi đẻ 2 - 4 tuần (4 tháng tuổi)

Chỉ dùng cho gà trước đây đã được chủng các loại vắc-xin Newcastle nhược độc

4 – 6 tháng

(Nguồn: Nguyễn Xuân Bình, 2001)


Mỗi loại vắc-xin có độ dài miễn dịch khác nhau. Loại nhược độc chủng độc lực yếu (chủng F- hệ 2), Pestos hay B1có thời gian miễn dịch từ 21 - 40 ngày; loại nhược độc chủng độc lực vừa như La-Sota và Sotasec, thời gian miễn dịch 2 - 3 tháng; loại nhược độc chủng độc lực mạnh như chủng M (hệ 1) hay vô hoạt nhũ dầu Imopest, thời gian miễn dịch 4 - 6 tháng.

Ở gà tiêm chủng bằng vắc-xin sống thường có hiệu giá kháng thể HI từ 4log2 – 6log2, còn khi chủng vắc-xin vô hoạt thì có hiệu giá kháng thể HI rất cao 9log2 – 11log2. Allan và ctv (1978) đã đánh giá khả năng bảo hộ của các mức đáp ứng miễn dịch khác nhau bằng cách công cường độc trên đàn gà (đã tiêm phòng vắc-xin) có hiệu giá kháng thể ≤2log2, thấy tỷ lệ chết là 100%; 3log2 – 5log2 có tỷ lệ chết là 10%; 4log2 – 6log2 thì không có tỷ lệ chết; 6log2 – 8log2 làm giảm sản lượng trứng và 9log2 – 11log2 gà vẫn sống bình thường.

Nguyễn Bá Huệ và ctv (1980) nghiên cứu khả năng bảo hộ của vắc-xin La-Sota cho gà, nhận thấy khi chủng lần 1 có tỉ lệ bảo hộ 93%, sau chủng lần 2 là 95% và sau chủng lần 3 đạt 100%. Tuy nhiên theo Lê Hồng Phong và ctv (1986) nhận thấy chủng vắc-xin La-Sota cho gà Leghorn có mức độ kháng thể cao (sẽ có hiện tượng trung hòa kháng thể rất mạnh) dù sử dụng liều cao hay thấp. Mức độ kháng thể có sẵn giảm nhanh hơn và còn thấp hơn lúc đầu trong vòng 2 tuần. Đối với gà có kháng thể thấp, nếu đưa liều 106,5 EID50 thì kháng thể hình thành cao ở tuần thứ 1 và thứ 2. Nếu đưa liều 104,5 EID50, mức độ kháng thể HI thấp MGT = 10, trong khi đó ở liều 106,5 EID50  sau 2 tuần MGT = 20 đến 4 tuần còn lại 17,1. Kết quả trình bày qua Bảng 3.

Bảng 3: Sự hình thành kháng thể HI khi dùng vắc-xin La-Sota

ở gà có kháng thể thấp

Hiệu giá ban đầu

Liều

vắc -xin

MG

Trước chủng

Tuần 1

Tuần 2

Tuần 3

Tuần 4

≤ 1/16

10 6,5

4,6

16

21,1

17,1

17,1

10 4,5

6,1

8,6

5,3

10,6

5,3

(Nguồn: Lê Hồng Phong và cs, 1985)

Nguyễn Thu Hồng (1993) dùng vắc-xin La-Sota và hệ 1 cho gà thấy có thể chống được các chủng virus Newcastle cường độc phân lập ở Việt Nam. Nếu cho uống vắc-xin La-Sota để phòng bệnh Newcastle với liều 10-3 EID50 (khoảng từ 3 - 4ml/con) lúc gà 1 tuần tuổi thì đến 2 tháng còn khả năng bảo hộ là 63%. Nếu cho uống lúc 2 tuần tuổi thì đến 2,5 tháng vẫn còn khả năng bảo hộ 100%.

Tuy nhiên, dù uống La-Sota lần 2 vẫn còn 1 tỷ lệ gà có hiệu giá kháng thể HI< 3log2. Ở gà Tam Hoàng tỉ lệ này là 13,15%, ở gà ISA màu (8,82%), Lương Phượng (7,5%). Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh Newcastle thể không điển hình trong đàn gà được sử dụng vắc-xin La-Sota (Trương Quang và Trương Hà Thái, 2005).

 Bài tổng hợp: Phan Chí Thông
Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm - CCTY Đồng Nai

>> BỆNH NEWCASTLE (phần 3) (26/08/2015)

>> BỆNH NEWCASTLE (phần 2) (25/08/2015)

>> BỆNH NEWCASTLE (phần 1) (20/08/2015)

>> CÁCH LỰA CHỌN, CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN THỰC PHẨM AN TOÀN (20/08/2015)

>> VAI TRÒ CỦA “THƯƠNG LÁI” TRONG KINH DOANH CÁC SẢN PHẨM NGÀNH CHĂN NUÔI VÀ THỦY SẢN (07/08/2015)

>> BỆNH VIÊM GAN TRUYỀN NHIỄM TRÊN CHÓ (07/08/2015)

>> BỆNH VIÊM KHÍ QUẢN-PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM TRÊN CHÓ (07/08/2015)

>> TÔM CHẾT TẠI XÃ PHƯỚC AN-HUYỆN NHƠN TRẠCH KHÔNG PHẢI DO BỊ BỆNH (06/08/2015)

>> NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ DỊCH BỆNH NGUY HIỂM MERS (05/08/2015)

>> XÂY DỰNG VÙNG AN TOÀN DỊCH BỆNH TRÊN GIA CẦM TẠI ĐỒNG NAI (04/08/2015)


Quay Về
Tìm kiếm theo ngày tháng
Tìm kiếm theo tiêu đề
  Báo cáo
  • THÔNG BÁO kết quả tuyển dụng
  • Thông báo tuyển dụng Viên chức năm 2024
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng nhân viên thú y cấp xã năm 2023
  • THÔNG BÁO Danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn, không đủ tiêu chuẩn xét tuyển nhân viên thú y cấp xã trê
  • QUYẾT ĐỊNH Ban hành Danh mục chi tiết về biểu giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động
  • THÔNG BÁO Thí sinh đủ điều kiện tham dự vòng 2 (vòng phỏng vấn) kỳ tuyển dụng viên chức Chi cục Chăn
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng viên chức năm 2022
  • Kế hoạch về việc tuyển dụng viên chứu năm 2022
  • Mời các thí sinh trúng tuyển Viên chức năm 2020 ký hợp đồng làm việc đối với viên chức.
  • Kết quả tuyển dụng viên chức năm 2020
  • Thông báo kết squả phỏng vấn tuyển viên chức vòng 2
  • Thông báo: Triệu tập thí sinh tham dự vòng 2
  • Thông báo tuyển dụng viên chức 2020
  • Thông báo nghỉ lễ
  • Thông báo tuyển sinh năm 2018
  • Thông báo kết quả điểm các thí sinh dự xét tuyển dụng viên chức CCCNTY năm 2017
Xem tiếp
   
  đề án chăn nuôi