29 Tháng Ba 2024
Chào mừng quý vị đến với Website CHI CỤC THÚ Y TỈNH ĐỒNG NAI
  Tin tức tổng hợp

VIỆT NAM LÀ ĐIỂM NÓNG LÂY BỆNH TRUYỀN NHIỄM TỪ ĐỘNG VẬT

Trên thế giới hiện nay ghi nhận hơn 200 bệnh lây truyền từ động vật sang người, mức độ lây lan ngày càng tăng. Việt Nam được coi là một "điểm nóng", với nhiều bệnh có thể gây ra đại dịch. 

Các bệnh mới nổi là những bệnh mới xuất hiện lần đầu hoặc có thể đã tồn tại trước đó nhưng tăng nhanh về số ca mắc bệnh hoặc khu vực địa lý. Trong 3 thập kỷ qua, thế giới chứng kiến sự xuất hiện liên tục của nhiều bệnh mới nổi nguy hiểm, lây lan nhanh, tỷ lệ tử vong cao có nguồn gốc từ động vật sang người như SARS, cúm gia cầm, MERS-CoV, Ebola, bệnh do liên cầu khuẩn ở lợn... ước tính 60% các bệnh của con người, 75% các bệnh truyền nhiễm mới nổi có nguồn gốc từ động vật. 

Trong bài phát biểu tại hội nghị quốc tế phòng chống bệnh lây truyền từ động vật sang người tại Hà Nội cuối tháng 8 năm 2015, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định: "Với độc tính cao và sự lây truyền nhanh, các dịch bệnh này không chỉ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người dân mà còn tác động lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, chính trị của các quốc gia trên toàn cầu". Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng điều này đòi hỏi các nước và mỗi người dân phải nỗ lực hơn nữa nhằm thúc đẩy sự hợp tác trong việc triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch bệnh mới nổi, nguy hiểm, có nguồn gốc từ động vật sang người.

Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cũng cho biết, có hàng trăm bệnh lây truyền từ động vật sang người như bệnh dịch hạch từ chuột, MERS-CoV từ lạc đà, Ebola được cho là từ loài khỉ, cúm từ gia cầm... Trước đó, thế giới đã ghi nhận nhiều bệnh lan truyền từ động vật sang người nhưng hiện nay mức độ lây lan tăng lên, con người vào tận sâu trong rừng, tiếp xúc nhiều với động vật đặc biệt là động vật hoang dã.

"Bệnh lây truyền từ động vật sang người, sau đó lại biến đổi lây truyền từ người sang người, lây từ người sang người nhanh hơn, làm tăng nguy cơ lây lan giữa các quốc gia. Cũng vì sự nguy hiểm này mà giờ đây thế giới có khái niệm một sức khỏe, thể hiện sự cam kết của tất cả các ngành, các chính phủ", tiến sĩ Phu nói. 

Bên cạnh đó, việc chẩn đoán bệnh mới nổi rất khó, vì thế giới không biết bệnh gì, từ đâu, điều trị như thế nào... như virus cúm gia cầm, SARS, Ebola, MERS-CoV… Một số lại biến chủng, biến đổi; trước đây chỉ lưu hành bệnh trên động vật và sau đó lây sang người, từ độc lực thấp sang độc lực cao. 

Việt Nam nằm trong khu vực được coi là "điểm nóng" của các bệnh truyền nhiễm mới nổi. Người dân ở các vùng nông thôn, miền núi thậm chí ở cả khu vực thị thành,  thường có tập quán chăn nuôi thủ công, nhỏ lẻ, nhà nào cũng nuôi gà, lợn, chim thú cảnh. Ở khu vực trung du, miền núi thậm chí nuôi trâu bò, lợn ngay dưới sàn nhà, điều kiện vệ sinh rất kém. Tập quán người dân ăn gỏi thịt, cá, ăn tiết canh, ăn thịt gia súc, gia cầm chết v.v. vì thế, nguy cơ lây nhiễm các bệnh mới nổi rất nhiều. Có nhiều bệnh từ lâu không xuất hiện, nhưng đến một lúc nào đó có thể bùng phát trở lại. 

Các dịch bệnh này là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Sự xuất hiện của các bệnh lây truyền từ động vật sang người rất phức tạp và do nhiều yếu tố, như sự tiến hóa của hệ sinh thái, sự biến đổi khí hậu; sự thích nghi, biến đổi của vi khuẩn, virus; sự phát triển của du lịch và giao lưu kinh tế, thương mại quốc tế, dẫn đến sự giao lưu của con người, sản phẩm hàng hóa từ các quốc gia khác nhau làm gia tăng xâm nhập của các loại bệnh mới.

Cả vật nuôi và động vật hoang dã đều có thể là ổ chứa tác nhân gây bệnh của những bệnh này. Những bệnh chúng gây ra ở người bao gồm từ bệnh ở thể nhẹ đến thể nặng có thể gây tử vong ở người (như Ebola, cúm gia cầm, v.v…).

Theo các chuyên gia, để phòng chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người, điều quan trọng nhất là phải kiểm soát được các bệnh dịch trên động vật, chăn nuôi đúng khoa học, vệ sinh môi trường, chuồng trại, nếu phát hiện có trường hợp mắc bệnh phải thực hiện các biện pháp tiêu hủy theo quy định. Không được giết mổ bừa bãi, thực phẩm phải đảm bảo vệ sinh, không ăn thức ăn sống hoặc chưa được chế biến kỹ. Người dân sử dụng các phương tiện phòng hộ khi lao động, tiếp xúc với các động vật trong các trang trại hoặc trong thiên nhiên.

Ngọc Hữu – P. HCTH

(Tổng hợp, nguồn tin của Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế)

>> SO SÁNH MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÔ HOẠT VIRUS CÚM GIA CẦM (28/08/2015)

>> BỆNH NEWCASTLE (phần 4) (27/08/2015)

>> BỆNH NEWCASTLE (phần 3) (26/08/2015)

>> BỆNH NEWCASTLE (phần 2) (25/08/2015)

>> BỆNH NEWCASTLE (phần 1) (20/08/2015)

>> CÁCH LỰA CHỌN, CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN THỰC PHẨM AN TOÀN (20/08/2015)

>> VAI TRÒ CỦA “THƯƠNG LÁI” TRONG KINH DOANH CÁC SẢN PHẨM NGÀNH CHĂN NUÔI VÀ THỦY SẢN (07/08/2015)

>> BỆNH VIÊM GAN TRUYỀN NHIỄM TRÊN CHÓ (07/08/2015)

>> BỆNH VIÊM KHÍ QUẢN-PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM TRÊN CHÓ (07/08/2015)

>> TÔM CHẾT TẠI XÃ PHƯỚC AN-HUYỆN NHƠN TRẠCH KHÔNG PHẢI DO BỊ BỆNH (06/08/2015)


Quay Về
Tìm kiếm theo ngày tháng
Tìm kiếm theo tiêu đề
  Báo cáo
  • THÔNG BÁO kết quả tuyển dụng
  • Thông báo tuyển dụng Viên chức năm 2024
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng nhân viên thú y cấp xã năm 2023
  • THÔNG BÁO Danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn, không đủ tiêu chuẩn xét tuyển nhân viên thú y cấp xã trê
  • QUYẾT ĐỊNH Ban hành Danh mục chi tiết về biểu giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động
  • THÔNG BÁO Thí sinh đủ điều kiện tham dự vòng 2 (vòng phỏng vấn) kỳ tuyển dụng viên chức Chi cục Chăn
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng viên chức năm 2022
  • Kế hoạch về việc tuyển dụng viên chứu năm 2022
  • Mời các thí sinh trúng tuyển Viên chức năm 2020 ký hợp đồng làm việc đối với viên chức.
  • Kết quả tuyển dụng viên chức năm 2020
  • Thông báo kết squả phỏng vấn tuyển viên chức vòng 2
  • Thông báo: Triệu tập thí sinh tham dự vòng 2
  • Thông báo tuyển dụng viên chức 2020
  • Thông báo nghỉ lễ
  • Thông báo tuyển sinh năm 2018
  • Thông báo kết quả điểm các thí sinh dự xét tuyển dụng viên chức CCCNTY năm 2017
Xem tiếp
   
  đề án chăn nuôi