29 Tháng Ba 2024
Chào mừng quý vị đến với Website CHI CỤC THÚ Y TỈNH ĐỒNG NAI
  Tin tức tổng hợp

Bệnh truyền nhiễm cấp tính do xoắn khuẩn (Leptospira) trên Chó.

Nguồn gốc của căn Bệnh phát hiện vào năm 1850 trên chó ở Đức, tại Việt Nam tỷ lệ nhiễm trên chó tương đối cao, đến 80 % ở các cơ sở nuôi chó nghiệp vụ và 20% chó ở hộ dân. Vi khuẩn gây bệnh thuộc 2 họ chính: Spirochaetaceae trong đó hai giống Borrelia và Treponema gây bệnh;

Leptospiraceae tiêu biểu là giống Leptospira. Trong giống Leptospira người ta thường phân thành 2 loài: Leptospira interrogans gây bệnh và Leptospira biflexa không gây bệnh. Hiện tại có khoảng 200 Sero type huyết thanh Leptospira gây bệnh. Vi khuẩn đề kháng yếu đối với nhiệt độ, nếu đun 50-550C trong 1 giờ thì bị diệt, khi ra ngoài gặp nước trung tính (250C) hay chỗ rậm mát, Leptospira sống lâu hơn, nhưng nếu môi trường có độ pH < 6.6 thì khó sống, đặc biệt Vi khuẩn sống lâu trong nước tiểu của chó. Dịch tễ học của bệnh Leptospira trên chó cho biết tuổi mắc bệnh là mọi lứa tuổi đều mắc bệnh nhưng bệnh thường gặp trên chó đực, chất chứa mầm bệnh thì máu thường chỉ chứa Leptospira trong khoảng hơn 1 tuần sau khi nhiễm, dịch não tủy có thể chứa Leptospira trong khoảng 2 tuần. Đường xâm nhập leptospira có thể xâm nhiễm qua niêm mạc đường tiêu hóa, mắt hay qua vết thương ở da.

Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do xoắn khuẩn Leptospira (thường ký sinh trên chuột) gây ra, có thể dẫn đến nhiễm độc toàn thân, xuất huyết, suy gan thận và tử vong. Bệnh có thể phát triển mạnh trong mùa mưa bão hằng năm vì vệ sinh môi trường đang xuống cấp nghiêm trọng và chuột sinh sôi rất nhanh. Leptospira vốn được coi là bệnh ở các vùng núi, đầm lầy nhưng đã tràn xuống thành phố từ nhiều năm qua và có thể lây san người và có thể dẫn đến tử vong ở người vì các biến chứng nặng. Về cơ chế sinh bệnh, sau khi xâm nhiễm, Leptospira vào trong tuần hoàn máu, nhân lên mạnh và gây hoai huyết, tiếp đó chúng đến định vị ở những cơ quan ái tính, nhất là gan và thận. Do thường ái tính với hai cơ quan này nên tổn thương bệnh học cũng thường gặp các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng ở đó với các biểu hiện sinh bệnh học khác nhau. Leptospira trong giai đoạn hoại huyết có thể đến những cơ quan sinh dục gây rối loạn sinh sản ở chó.

 

Một điển hình là vừa qua tại Philippine, các quan chức y tế kêu gọi cộng đồng quốc tế trợ giúp nhằm chặn đứng bệnh Leptospira đã gây 130 người tử vong tại những khu vực lụt sau hai "siêu bão" Ketsana và Parma. Qua thống kê tại 15 bệnh viện tuyến TƯ, Bộ Y tế Philippines ghi nhận 1.887 trường hợp nhiễm xoắn khuẩn Leptospira và đến nay đã có 138 người tử vong. Trong phiên điều trần tại Quốc hội, người đứng đầu Trung tâm Dịch tễ học quốc gia thuộc Bộ Y tế Philippines, Enrique Tayag cho biết từ năm 2004-2008, trung bình hàng năm có 680 ca bệnh xoắn khuẩn tại quốc gia này. Theo ghi nhận của Bộ Y tế nước này, phần lớn các ca tử vong đều có dấu hiệu tổn thương gan, thận ở giai đoạn cuối của bệnh. Ba tuần sau cơn bão Ketsana, nhiều khu vực rộng lớn trong và xung quanh thủ đô Manila vẫn chìm trong nước lũ, khiến dịch bệnh bùng phát tại các cộng đồng dân nghèo. Bộ Y tế Philippines cho biết 1.7 triệu người ở Manila và 2 tỉnh phụ cận có nguy cơ nhiễm bệnh cao do khu vực này vẫn bị ngập lụt cho đến cuối năm nay. Ông Tayag nói: "Chúng tôi đã gửi tín hiệu SOS đến cộng đồng quốc tế vì đây là một trong những bệnh dịch không chỉ bùng phát ở Philippines, mà trên khắp thế giới". Theo ông, "điều đáng buồn là người dân không hiểu rõ mức độ nghiêm trọng của bệnh xoắn khuẩn cho đến khi người thân của họ mắc bệnh này".

Xoắn khuẩn Leptospira lây truyền từ súc vật mắc bệnh sang người. Leptospira có thể tồn tại trong nước tiểu hoặc nước bẩn, xuất hiện nhiều ở chuột cống. Xoắn khuẩn xâm nhập cơ thể qua các vết trầy xước trên da. Triệu chứng ban đầu của bệnh giống với bệnh cúm như ớn lạnh, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, trường hợp nặng có thể gây suy gan, thận và tử vong.

Từ triệu chứng bệnh và tổn thương đa cơ quan trên chó đến người

Gây bệnh thực nghiệm

Súc vật rất nhạy cảm với Leptospira là chuột lang, nhất là đối với L. ictero-haemorrhagiae. Nếu trong bệnh phẩm có lẫn tạp khuẩn mà đem tiêm vào phúc mạc chuột lang còn non thì sau 10 phútLeptospira đã xâm nhập vào máu trong khi các tạp khuẩn khác chưa vào được máu. Vì vậy Schuffer đã gọi chuột lang là “giá thể sống” đối với Leptospira.

Bệnh Leptospira ở chó

Thời gian nung bệnh 5 - 15 ngày. Nếu thể cấp tính, quá trình hoại huyết phát triển nhanh sau vài giờ nhiễm, sốt cao 40 - 410C và suy nhược nặng. Có thể chia làm 2 thể: (1) Thể thương hàn thì con vật bệnh có biểu hiện xuất huyết trầm trọng, viêm kết mạc mắt với những điểm xuất huyết ở da và niêm mạc, ói ra máu và phân sậm màu, mất nước nhanh và chết trong 24 ngày cùng với hạ thân nhiệt, (2) Thể hoàng đản thì chó bệnh có biểu hiện viêm kết mạc mắt, hoàng đản, vàng da khó thở tăng dần cùng với kém ăn, ói mửa, nếu không chữa trị trong giai đoạn cuối chó có sự tăng thân nhiệt, khó thở, tiêu chảy đôi khi xuất huyết, biểu hiện viêm não trước khi hắt hơi, chết trong khoảng 5-8 ngày kể từ khi mắc bệnh. Nếu thể mạn tính hoặc bán cấp, tương ứng với hình thành hội chứng ure huyết cao, hậu quả của viêm thận sinh ra (tiểu nhiều, khát nước, ói mửa, tiêu chảy). Sau một thời gian hôn mê do ure huyết cao, chó sẽ chết; thể thở khó có mùi ure ở miệng và xáo trộn hô hấp, viêm màng mống mắt, viêm cơ…

Về bệnh tích, thể cấp tính có thể thương hàn (viêm dạ dày ruột xuất huyết, xuất huyết da và các niêm mạc, có thể gặp gan sưng, hạch bạch huyết xuất huyết); thể hoàng đản (da vàng ở bụng, gang bàn chân, lỡ tai, niêm mạc vàng, bàng quang chứa nhiều nước tiểu vàng sậm và có thể xuất huyết). Thể bán cấp hoặc mãn tính (gồm viêm thận kẻ hay viêm thận mãn tính, vết lở ở miệng và lưỡi có thể gặp trên chó có urea trong máu).

Về chẩn đoán dựa trên kết quả nuôi cấy, phân lập Leptospira và huyết thanh chẩn đoán. Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh ở chó hay gặp là nếu vàng da cần gián biệt với trường hợp trúng độc tố nấm mốc (Aflatoxin) hoặc nhiễm vi trùng gây hoại huyết mạnh; trong trường hợp rối loạn tiêu hóa (ói mửa và phân có máu) cần phân biệt với bệnh Carré (biểu hiện sốt cao, kèm theo triệu chứng viêm phổi, tiêu chảy ra máu nhưng mức độ tiêu chảy ít hơn, thời gian mắc bệnh kéo dài hơn, vào giai đoạn cuối xuất hiện triệu chứng nổi mụn mủ ở vùng da mỏng, triệu chứng thần kinh xuất hiện) hoặc với bệnh Parvo (tiêu chảy ói mửa dữ dội, ít khi kèm theo triệu chứng hô hấp).

Điều trị các thể bệnh ở chó là dùng các kháng sinh dùng trong thú y như Nova-Enrocin, Nova-D.O.T, Novasone, Nova-Doxyl. Bên cạnh đó có các liệu pháp hổ trợ như cung cấp nước, chất điện giải, tăng cường sức đề kháng, sát trùng nơi nhốt chó bằng NOVADINE, NOVAXIDE. Cần ly chó khỏe với chó bệnh, không cho chó khỏe tiếp xúc với phân của chó bệnh, vệ sinh sát trùng sạch sẽ nơi ở của chó để tránh lây lan mầm bệnh và có cả phòng bằng vaccin.

Bệnh Leptospira ở người

Bệnh Leptospira ở người, biểu hiện bằng hai hội chứng: anicteric leptospirosis (không vàng da) hoặc Icterohemorrhagic (xuất huyết kèm vàng da) hay bệnh Weil

Hội chứng Anicteric Leptospira (hội chứng xoắn khuẩn không gây vàng da): chiếm hơn 90% các trường hợp. Một số ít các bệnh nhân có gan to, men gan và bilirubin tăng cao. Bệnh diễn tiến theo hai giai đoạn: giai đoạn khởi phát bắt đầu đột ngột, triệu chứng giống nhiễm virus, sốt. Giai đoạn này kéo dài 4-7 ngày, trong đó Leptospira hiện diện ở máu hoặc dịch não tuỷ. Giai đoạn tiếp theo là sau 1-3 ngày cải thiện và kéo dài từ 4-30 ngày, đặc trưng bởi đau cơ, ói mửa, chướng bụng, viêm màng não vô trùng có đến 80% bệnh nhân.

Icterohemorrhagic (chứng xuất huyết vàng da) hay bệnh Weil: là một dạng cấp tính nhiễm leptospiro chiếm từ 5-10% các trường hợp. Bệnh cũng biểu hiện bằng hai giai đoạn nhưng kém rõ nét: giai đoạn khởi phát khởi phát có bieur hiện vàng da kéo dài vài tuần, giai đoạn tiếp theo sốt có thể cao, với các biểu hiện ở gan, thận. Có thể dẫn đến suy thận, loạn nhịp tim, viêm phổi xuất huyết, tỷ lệ tử vong từ 5-40%

Leptospira gây bệnh xoắn khuẩn-là một bệnh lây nhiễm truyền từ động vật sang người. (zoonose), bệnh bắt đầu bằng cơn sốt liên tục, gây tổn thương thận, xuất huyết phổi, hoại tử gan và nhiều triệu chứng khác. Căn bệnh tác động đến hàng chục triệu người mỗi năm và đặc biệt cao tại các nước vùng nhiệt đới nóng ẩm. Do tính đa dạng của triệu chứng, bệnh Leptospira khó phát hiện và chẩn đoán nên tỷ lệ tử vong tại một số vùng có thể lên đến 20-25%. Năm 1886, Weil đã phát hiện ra bệnh Leptospira ở người lần đầu tiên; nhưng đến năm 1915, các nhà khoa học Nhật Bản và Pháp mới cùng tìm thấy xoắn khuẩn L. interrogans.


     Bệnh Lepto là chủ yếu lây truyền qua đường da, niêm mạc. Xoắn khuẩn Leptospira có sức đề kháng yếu, có thể chết sau 10 phút trong nhiệt độ 500C nhưng lại chịu lạnh tốt, sống dai dẳng trong bùn lầy, nước đọng, nước cống tới 3 tuần. Nó lây sang người khi họ tiếp xúc với nước bùn, đất ô nhiễm, nước tiểu súc vật đã nhiễm xoắn khuẩn, hoặc với phủ tạng động vật đã bị bệnh. Các triệu chứng thường gặp của bệnh Lepto là cơ bắp chân đau, sốt cao đột ngột, rét run, sốt liên tục hoặc kèm theo mạch nhanh, huyết áp dao động, mệt nhiều, đau đầu, nhức mắt, buồn nôn và nôn, trường hợp nặng có biểu hiện li bì, vật vã, mê sảng. Sau khi qua da và niêm mạc, Leptospira vào máu, gây nhiễm khuẩn huyết, giai đoạn khởi phát này kéo dài khoảng 5-7 ngày. Sau đó, xoắn khuẩn khu trú và gây bệnh ở gan, thận, màng não, tim, phổi, thượng thận. Bệnh nhân có triệu chứng vàng da do độc tố xoắn khuẩn hủy diệt hồng cầu và gây viêm tổ chức trung diệp ở gan. Gan to ra, xung huyết, xuất huyết vi thể, các bè gan đảo lộn, có thể có ổ hoại tử và xuất huyết rải rác (có thể nhầm lẫn áp xe gan). Xoắn khuẩn cũng gây tổn thương ống thận, dẫn đến thiểu niệu và vô niệu, tăng urê và creatinin máu - nguyên nhân chính làm bệnh nhân tử vong. Thận bệnh nhân to ra, đôi khi có xuất huyết, các tế bào phình lên và hoại tử, gây bít tắc, khe thận bị phù và xâm nhiễm tế bào đơn nhân (dễ bị chẩn đoán nhầm với viêm gan virus, sốt xuất huyết dengue hoặc nhiễm khuẩn huyết).


Về mức độ nguy hiểm của nhiễm Leptospira, tuy ít ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh, song nhiễm Leptospira gây ra các tổn thương ở nhiều cơ quan, trong đó đáng chú ý đến triệu chứng hoại tử cơ, hoại tử ống thận cấp có thể gây suy thận cấp, tổn thương các mô, gan, viêm và xuất huyết khu trú ở tim, phổi; gây tổn thương (không nguy hiểm lắm) ở não và màng não. Đặc biệt trên cơ địa phụ nữ mang thai thì khi nhiễm Leptospira có thể gây ra sẩy thai ở phụ nữ đang mang thai.

 

Hiện nguy cơ bùng phát bệnh Lepto tại các khu dân cư, bến xe, bến tàu, các khu nhà trọ đông đúc, ẩm thấp hoặc các dãy nhà trên sông nước cạnh các kênh nước đen (nơi định cư rất tốt cho chuột) là rất lớn do tình trạng vệ sinh môi trường kém, úng ngập thường xuyên và kéo dài, gia tăng số lượng chuột. Một điều tra tại Hà nội cho biết kết quả xét nghiệm trên 103 mẫu chuột bắt được tại 15 điểm ở Hà Nội trong tháng 5 cho thấy 62% nhiễm xoắn khuẩn Leptospira (trong đó chuột cống chiếm 64%, còn lại là chuột nhà). Kết quả xét nghiệm huyết thanh chuột tại ga Giáp Bát, nhà máy bia Hà Nội và nhiều chợ trên địa bàn cho thấy, tỷ lệ nhiễm Leptospira đều ở mức 50-100%. Đặc biệt, 100% mẫu ở ga Giáp Bát, chợ Cầu Giấy, 130 Thụy Khuê đều dương tính). Điều cần thiết là đề nghị tổ chức diệt chuột đồng loạt trước mùa mưa bão (vào tháng 6, 7) để ngăn chặn sự phát sinh và tạo thành các ổ bệnh Lepto.

Phân biệt với bệnh truyền nhiễm khác, đặc biệt là sốt rét ác tính thể gan mật         

Các biểu hiện của nhiễm Leptospira không đặc hiệu, có nghĩa là có thể gây nhầm lẫn chẩn đoán với một số bệnh lý nội khoa và truyền nhiễm khác có thể gặp trong vùng nhiệt đới. Do vậy, tiền sử bệnh nhân có tiếp xúc với nguồn nhiễm bệnh là yếu tố dịch tễ chính nghĩ đến bệnh do nhiễm Leptospira. Các biểu hiện bệnh tùy thuộc vào vị trí thương tổn và bệnh học, cần phân biệt với một số bệnh truyền nhiễm khác, đặc biệt sốt rét ác tính thể tiêu hóa gan mật:

Chẩn đoán bệnh Leptospira

Tuỳ theo từng thời kỳ hoặc giai đoạn bệnh của bệnh nhân mà có cách lấy bệnh phẩm và chẩn đoán thích hợp. Nếu giai đoạn I, lấy máu bệnh nhân lúc còn sốt cao, đem nuôi cấy và / hoặc tiêm truyền vào chuột lang, sau đó xác định và định danh vi khuẩn; giai đoạn II, lấy nước tiểu bệnh nhân, ly tâm, tiêm vào phúc mạc chuột lang rồi lấy máu tim chuột nuôi cấy tìm vi khuẩn.

Lấy máu làm phản ứng huyết thanh tìm Ab bằng phản ứng ngưng kết Martin- Pettit. Kháng nguyên là Leptospira sống và huyết thanh được pha loãng, vì Leptospira spp. có nhiều kháng nguyên nên hiệu giá kháng thể lần đầu phải cao hơn 1/800 mới nghi ngờ và làm phản ứng lần 2 để xác định động lực Ab (tăng hiệu giá Ab lần 2 so với lần 1, ít nhất là gấp 2 lần). Hiện nay đã có những kít chẩn đoán nhanh về bệnh này.

Điều trị và phòng bệnh

Điều trị: dùng kháng sinh đặc hiệu, phổ rộng để điều trị Leptospira. Kháng sinh cần được điều trị sớm, đúng kháng sinh nhạy cảm với vi khuẩn và dài ngày. Sử dụng thêm một số thuốc điều trị triệu chứng như thuốc hạ sốt, giảm đau, uống nhiều nước. Khi mắc bệnh, nên nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng, nhiều thức ăn chứa vitamin, nâng sức đề kháng của cơ thể.

Phòng bệnh:

-Vấn đề phòng bệnh cần có sự phối hợp đa ngành, có sự tham gia tích cực của cộng đồng và an toàn vệ sinh lao động bằng các biện pháp đơn giản (mang giày cổ cao khi lội ruộng, bùn sình, mang thêm găng tay khi phải dùng đến tay để thao tác);

-Các biện pháp cắt đứt một trong các khâu thuộc dây chuyền sinh bệnh như diệt chuột, phòng bệnh cho gia súc nhưng chủ yếu là phòng hộ lao động cho những đối tượng thường phải tiếp xúc với nguồn lây, như các công nhân làm việc tại các trại gia súc, vệ sinh cầu cống, làm việc trong hầm mỏ. Diệt chuột, vệ sinh sạch sẽ chất thải của các loại thú nuôi;

-Nên dùng Vaccin phòng bệnh cho chó thường phải tiếp xúc với nguồn lây.

        Trần Thị Lệ - Phòng Kiểm Dịch



>> Cách giúp gà đẻ hiệu quả trong mùa nóng (09/09/2015)

>> VỀ VỤ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ THỊT GÀ MỸ TẠI VIỆT NAM (01/09/2015)

>> CHI CỤC THÚ Y PHỐI HỢP VỚI CÔNG AN GIAO THÔNG TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA VIỆC CHẤP HÀNH KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT LƯU THÔNG XUẤT TỈNH (31/08/2015)

>> VIỆT NAM LÀ ĐIỂM NÓNG LÂY BỆNH TRUYỀN NHIỄM TỪ ĐỘNG VẬT (28/08/2015)

>> SO SÁNH MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÔ HOẠT VIRUS CÚM GIA CẦM (28/08/2015)

>> BỆNH NEWCASTLE (phần 4) (27/08/2015)

>> BỆNH NEWCASTLE (phần 3) (26/08/2015)

>> BỆNH NEWCASTLE (phần 2) (25/08/2015)

>> BỆNH NEWCASTLE (phần 1) (20/08/2015)

>> CÁCH LỰA CHỌN, CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN THỰC PHẨM AN TOÀN (20/08/2015)


Quay Về
Tìm kiếm theo ngày tháng
Tìm kiếm theo tiêu đề
  Báo cáo
  • THÔNG BÁO kết quả tuyển dụng
  • Thông báo tuyển dụng Viên chức năm 2024
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng nhân viên thú y cấp xã năm 2023
  • THÔNG BÁO Danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn, không đủ tiêu chuẩn xét tuyển nhân viên thú y cấp xã trê
  • QUYẾT ĐỊNH Ban hành Danh mục chi tiết về biểu giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động
  • THÔNG BÁO Thí sinh đủ điều kiện tham dự vòng 2 (vòng phỏng vấn) kỳ tuyển dụng viên chức Chi cục Chăn
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng viên chức năm 2022
  • Kế hoạch về việc tuyển dụng viên chứu năm 2022
  • Mời các thí sinh trúng tuyển Viên chức năm 2020 ký hợp đồng làm việc đối với viên chức.
  • Kết quả tuyển dụng viên chức năm 2020
  • Thông báo kết squả phỏng vấn tuyển viên chức vòng 2
  • Thông báo: Triệu tập thí sinh tham dự vòng 2
  • Thông báo tuyển dụng viên chức 2020
  • Thông báo nghỉ lễ
  • Thông báo tuyển sinh năm 2018
  • Thông báo kết quả điểm các thí sinh dự xét tuyển dụng viên chức CCCNTY năm 2017
Xem tiếp
   
  đề án chăn nuôi