20 Tháng Tư 2024
Chào mừng quý vị đến với Website CHI CỤC THÚ Y TỈNH ĐỒNG NAI
  Tin tức tổng hợp

CÁC PHƯƠNG PHÁP ỨC CHẾ VÀ LOẠI TRỪ ĐỘC TỐ AFLATOXIN

1. Phương pháp vật lý Phương pháp thường được sử dụng ở các nước chậm phát triển là loại bỏ phần bị nhiễm nấm mốc. Các hạt bị nhiễm nấm mốc thường có sự thay đổi về màu sắc và có thể được lựa ra.

Do ở các nước này giá nhân công rẻ, người ta sử dụng người ngồi cạnh dây chuyền sản xuất, kiểm soát và tách bằng tay những hạt nhiễm nấm mốc (Dương Thanh Liêm và ctv, 2010).

Một phương pháp vật lý khác thường được dùng là xử lý nhiệt. Người ta dùng nhiệt độ cao để tiêu diệt nấm mốc sinh độc tố (Dương Thanh Liêm và ctv, 2002). Còn aflatoxin là chất chịu nhiệt, vì vậy các biện pháp xử lý nhiệt chỉ làm thay đổi nhỏ về mức độ của chúng (Tripathi và Mishra, 2010).

Phương pháp chiếu xạ như chiếu tia X, tia γ, tia UV, tia hồng ngoại, ánh sáng mặt trời được nghiên cứu rộng rãi nhằm làm giảm độc tố aflatoxin. Ánh sáng mặt trời có tác dụng tốt để phá hủy aflatoxin, nếu sử dụng ánh sáng mặt trời với cường độ trên 50.000 lux có thể sẽ phá hủy hoàn toàn cấu trúc aflatoxin (phương pháp này gọi là photodegradation). Tuy nhiên, ánh sáng mặt trời chỉ có tác dụng với lớp thức ăn trên bề mặt, hầu như không có tác dụng với các lớp thức ăn nằm sâu bên trong (Dương Thanh Liêm và ctv, 2010).

Dùng các chất hấp phụ và chất kết dính độc tố cũng là một biện pháp để loại trừ aflatoxin. Phương pháp này là dùng một số chất có khả năng hấp phụ hoặc liên kết được độc tố nấm mốc trong đường tiêu hóa của động vật nên làm giảm sự hấp thu qua niêm mạc ruột (Lê Anh Phụng, 2002). Nguyễn Thị Chuyên (2011) sử dụng chế phẩm hấp phụ độc tố nấm mốc vào thức ăn bị nhiễm aflatoxin của heo nái sinh sản và heo nuôi thịt đã có hiệu quả trong việc làm giảm độc tính của độc tố.

2. Phương pháp hóa học

Phương pháp sử dụng các dung môi hóa chất có thể trích xuất các hợp chất này mà chỉ gây ảnh hưởng tối thiểu về chất lượng dinh dưỡng. Một số tác nhân oxy hóa mạnh có thể phá hủy được liên kết nối C – C của cấu trúc vòng làm cho aflatoxin trở nên ít độc hơn (Dương Thanh Liêm, 2002). Tuy nhiên, công nghệ này vẫn còn tốn kém, khó thực hiện trong thực tế, bên cạnh đó còn gây mùi vị không tốt. Ozon hóa là phương pháp hóa học đã được nghiên cứu nhiều nhất cho việc khử nhiễm aflatoxin trong thực phẩm. Nhược điểm của kĩ thuật này là không hiệu quả về mặt kinh tế, đồng thời, ozon cũng oxy hóa các vitamin có trong thực phẩm.

Phương pháp dùng NH3 dưới áp suất cao để phá hủy aflatoxin đã mang lại kết quả khả quan, có khả năng làm giảm đến 95% lượng aflatoxin có thể đo bằng phương pháp hóa học. Nhiều nghiên cứu sâu về cơ chế của phương pháp này chỉ ra rằng ammoniac đã phá hủy vòng β-lacton làm cho aflatoxin B1 rất độc trở thành hợp chất không độc (Dương Thanh Liêm và ctv, 2010). Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng phương pháp này hoàn toàn không gây độc hại cho động vật thí nghiệm. Mặc dù vậy, khí NH3 cũng làm thay đổi mùi vị và màu sắc của hạt, làm giảm hàm lượng cystin trong hạt, tuy nhiên vẫn có thể khắc phục bằng cách bổ sung methionin vào khẩu phần ăn (Đậu Ngọc Hào và Lê Thị Ngọc Diệp, 2003). Ngoài ra, theo Kim và ctv (2007), phương pháp dùng NH3 chưa phù hợp để sử dụng đối với thực phẩm.

3. Phương pháp vi sinh vật học

Hiện nay, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng aflatoxin dễ bị một số vi sinh vật như nấm, vi khuẩn và nấm men phân hủy sinh học. Một số loài vi khuẩn, chẳng hạn như Lactobacilli, Bacillus, Pseudomonas, RalstoniaBurkholderia spp. đã cho thấy khả năng ức chế sự phát triển của nấm và sự sản xuất aflatoxin bởi Aspergillus  spp. trong phòng thí nghiệm (Reddy và ctv, 2010). Độc tố aflatoxin bị ức chế bởi các vi khuẩn lactic như Lactobacillus casei có hoạt động mạnh chống sự phát triển của nấm và sự nảy mầm của bào tử nấm (Kim, 2005). Petchkongkaew và ctv (2008) xác định B. licheniformis có khả năng ức chế được sự phát triển của A. flavus và loại bỏ được 74% aflatoxin B1, còn B. subtilis có thể ức chế sự tăng trưởng của A. flavus và giải độc 85% aflatoxin B1.

Taylor và ctv (2010) đã nghiên cứu một số enzyme thuộc nhóm ActinomicetalesMycobacterium smegmatis có khả năng tác động vào nhóm este của aflatoxin bằng cách kích hoạt các phân tử cho quá trình tự thủy phân và khử nhiễm. Theo Niu và ctv (2008), một số vi sinh vật sử dụng coumarin như là một nguồn cacbon, kết quả chỉ ra rằng tác động làm giảm aflatoxin đã được thực hiện bởi enzyme protease.

Các loại nấm hoại sinh như Candida kruseiPichia anomala cũng hứa hẹn cho thấy là tác nhân kiểm soát sinh học aflatoxin. Tương tự như với các vi khuẩn, các chủng nấm này có thể ức chế đáng kể sự tăng trưởng của Aspergillus và sự sản xuất độc tố của nấm (Reddy và ctv, 2010).

Phương pháp kiểm soát aflatoxin bằng vi sinh vật học rất đáng được quan tâm sử dụng vì giá thành rẻ, sử dụng thuận tiện, có lợi cho sản xuất, tạo ra sản phẩm sạch, đảm bảo sức khỏe và quyền lợi cho người tiêu dùng (Đậu Ngọc Hào và Lê Thị Ngọc Diệp, 2003).

Lê Thị Ngọc Ánh - Trạm CĐXN

>> TRIỂN KHAI GIÁM SÁT LƯU HÀNH BỆNH CÚM GIA CẦM NĂM 2015 (02/12/2015)

>> BỔ SUNG PROBIOTIC VÀO THỨC ĂN ĐỂ HẠN CHẾ SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG CHĂN NUÔI GIA SÚC GIA CẦM (02/12/2015)

>> CƠ SỞ GIẾT MỔ ĐỘNG VẬT HIỆP NHẤT ĐƯỢC CÔNG NHẬN "CÔNG TRÌNH CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẢNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII" (01/12/2015)

>> TÁC HẠI CỦA ĐỘC TỐ AFLATOXIN ĐỐI VỚI CON NGƯỜI VÀ VẬT NUÔI (01/12/2015)

>> TIÊM PHÒNG VÁC XIN CHO GIA SÚC GIA CẦM ĐỢT II NĂM 2015 (26/11/2015)

>> ĐỔI TÊN CHI CỤC THÚ Y TỈNH ĐỒNG NAI (23/11/2015)

>> TĂNG CƯỜNG THANH - KIỂM TRA CHẤT CẤM TRONG CHĂN NUÔI (23/11/2015)

>> ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN GIỮA NHIỆM KỲ XII (2013-2015) CHI CỤC THÚ Y ĐỒNG NAI 2015, NHIỆM KỲ (2013-2017) (16/11/2015)

>> CHẤT THẢI CHĂN NUÔI HEO VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ (16/11/2015)

>> PHÁT HIỆN VÀ XỬ LÝ CƠ SỞ GIẾT MỔ HEO TRÁI PHÉP (09/11/2015)


Quay Về
Tìm kiếm theo ngày tháng
Tìm kiếm theo tiêu đề
  Báo cáo
  • THÔNG BÁO kết quả tuyển dụng
  • Thông báo tuyển dụng Viên chức năm 2024
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng nhân viên thú y cấp xã năm 2023
  • THÔNG BÁO Danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn, không đủ tiêu chuẩn xét tuyển nhân viên thú y cấp xã trê
  • QUYẾT ĐỊNH Ban hành Danh mục chi tiết về biểu giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động
  • THÔNG BÁO Thí sinh đủ điều kiện tham dự vòng 2 (vòng phỏng vấn) kỳ tuyển dụng viên chức Chi cục Chăn
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng viên chức năm 2022
  • Kế hoạch về việc tuyển dụng viên chứu năm 2022
  • Mời các thí sinh trúng tuyển Viên chức năm 2020 ký hợp đồng làm việc đối với viên chức.
  • Kết quả tuyển dụng viên chức năm 2020
  • Thông báo kết squả phỏng vấn tuyển viên chức vòng 2
  • Thông báo: Triệu tập thí sinh tham dự vòng 2
  • Thông báo tuyển dụng viên chức 2020
  • Thông báo nghỉ lễ
  • Thông báo tuyển sinh năm 2018
  • Thông báo kết quả điểm các thí sinh dự xét tuyển dụng viên chức CCCNTY năm 2017
Xem tiếp
   
  đề án chăn nuôi