25 Tháng Tư 2024
Chào mừng quý vị đến với Website CHI CỤC THÚ Y TỈNH ĐỒNG NAI
  Tin tức tổng hợp

Phương pháp tổng hợp trong phòng trị bệnh thủy sản

1. Vai trò của công tác phòng, trị bệnh thủy sản Chữa bệnh thủy sản khác với trị bệnh cho gia súc, gia cầm. Cá, tôm sống trong nước nên khó phát hiện bệnh và khi phát hiện bệnh thì chữa trị rất khó khăn và tốn kém. Không điều trị từng con, mà điều trị quần thể, vì vậy rất tốn thuốc và hiệu quả khó kiểm soát. Khi phải điều trị bệnh cho cá, tôm thì cả con bị bệnh và con khỏe đều phải dùng thuốc; con bệnh nhẹ và con khỏe trong ao đều ăn thức ăn có thuốc hoặc ngâm trong thời gian cần thiết để thuốc có tác dụng mới có khả năng khỏi bệnh. Vì vậy, quan điểm phòng, trị bệnh thủy sản là“phòng bệnh là chính, chữa bệnh khi cần thiết”.

Hình 1: Tôm sú bị bệnh đốm trắng

2. Nguyên tắc và biện pháp tổng hợp để phòng trị bệnh thủy sản

          2.1. Nguyên tắc

Khi phát hiện bệnh cá, tôm phải kiểm tra chẩn đoán đúng bệnh, chữa bệnh kịp thời, dùng thuốc thích hợp và đúng liều lượng.

Tránh không làm cho cá, tôm bị ngộ độc vì nồng độ thuốc quá cao, nhưng phải đảm bảo diệt được nguyên nhân bệnh.

          2.2. Các biện pháp tổng hợp để phòng trị bệnh thủy sản

a. Thiết kế trạm, trại ương nuôi phù hợp với cách phòng bệnh

-  Chú ý nguồn nước cung cấp cho ao quanh năm, chất lượng nước tốt và có khả năng cải tạo nguồn nước.

- Chú ý hệ thống mương, máng tháo dẫn nước.

-  Có ao cách ly để chứa cá, tôm tạm khi đưa từ nơi khác đến, hoặc chứa cá, tôm bệnh để điều trị ở cuối dòng nước.

b. Thực hiện đúng đắn biện pháp kỹ thuật nuôi

Cá khỏe, có sức đề kháng cao, có khả năng chống lại những nguyên nhân gây bệnh từ ngoài xâm nhập vào cơ thể.

Cải tiến kỹ thuật nuôi:

-     Chú ý mật độ thả cá vừa phải và tỷ lệ thả ghép thích hợp. Nếu thả nuôi dày, cá thiếu thức ăn sẽ gầy yếu dễ nhiễm bệnh và dễ truyền bệnh.

-     Cung cấp khẩu phần ăn cho cá, tôm đúng kỹ thuật, dựa vào 4 định:

          + Định chất: thức ăn phải tươi sạch, chất lượng tốt, cung cấp đầy đủ số lượng và thành phần làm cho cá khỏe mạnh, mau lớn, có khả năng chống lại những bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể và những bệnh bên trong gây rối loạn chuyển hóa.

+ Định lượng: có thể kiểm tra được tình hình sức khỏe của cá qua việc cho ăn.Tránh cho cá ăn thừa hoặc thiếu.

          + Định thời gian: tập cho cá có thói quen ăn đúng giờ, mỗi ngày 2-3 lần.

          + Định vị trí: cho cá ăn ở chỗ nhất định, tiện cho công tác phòng bệnh và kiểm tratình hình của cá, chỗ cho cá ăn phù hợp với đặc điểm sinh thái của cá.

          Chăm sóc:

Thao tác đánh bắt cá nhẹ nhàng, dùng lưới đúng tiêu chuẩn kỹ thuật để khônglàm xây xát cá.

Chú ý điều kiện môi trường, dọn ao quang đãng, theo dõi chất nước, điều kiệnthủy lý hóa cho thích hợp để cá hô hấp thuận lợi, trao đổi chất dễ dàng.

Thả giống:

Cần thả cá giống lớn, đúng qui cách và đồng đều để chúng có khả năng chống địch hại và chịu đựng được sự thay đổi điều kiện sống của môi trường. Cá khỏemạnh, lớn nhanh thì có sức đề kháng tốt.

Phòng bệnh:

Bất kỳ bệnh nào xảy ra cũng có nguyên nhân gây bệnh và điều kiện nhất định. Phải hạn chế nguyên nhân và điều kiện gây ra bệnh bằng cách:

-     Dọn tẩy ao: đáy ao là nơi ở, nơi tích tụ của vi trùng, ký sinh trùng, ký chủ trung gian... Dùng vôi tẩy ao có tác dụng diệt nguyên nhân gây bệnh, cải tạo đáy ao và chất nước.


Hình 2: Bón vôi cải tạo ao

-   Kiểm tra bệnh: cần kiểm tra giống trước khi thả, trước khi vận chuyển để phát hiện bệnh, kịp thời xử lý, tránh lây lan và truyền bệnh từ nơi này đến nơi khác.

Sau khi kiểm tra giống khỏe mạnh, mau lớn tránh được sự xâm nhập vi trùng, ký sinh trùng mới đến. Mỗi vùng thường có bệnh đặc biệt cần hạn chế sự lây lan. Trước khi vận chuyển phải kiểm tra khoảng 15 con cá, cứ 10 ngày kiểm tra 1 lần, liên tục kiểm tra 2-3 lần đủ đảm bảo yêu cầu phát hiện bệnh cá.

Khi nhận cá từ nơi xa chuyển đến phải chứa ở ao cách ly để theo dõi và tiến hành kiểm tra ký sinh trùng. Nếu phát hiện ký sinh trùng và ký sinh trùng nguy hiểm gây bệnh cá phải tiến hành dùng thuốc để diệt trùng, đảm bảo cá hết ký sinh trùng mới chuyển sang ao nuôi.

-   Trừ độc thức ăn và nơi cá ăn: nên dùng thức ăn tươi, sạch đủ chất. Nếu là thực vật nên rửa bằng hypochlorite canxi 6% trong 30 phút. Nếu là phân thì phải ủ kỷ. Cá ăn thực vật hay mắc bệnh đường ruột. Thực vật ngâm hypochlorite canxi xong phải rửa lại bằng nước lã. Nơi cho cá ăn nên treo từ 2-4 túi thuốc hypochlorite canxi, mỗi túi nặng 300g để tiêu độc. Cần cho cá ăn đúng chỗ. Túi đựng thuốc đan bằng tre. Treo túi thuốc tùy theo tập tính ăn của cá.

- Trừ độc dụng cụ: Những dụng cụ bằng gỗ được trừ độc bằng hypochlorite

canxi 6% ngâm trong 30 phút. Đối với dụng cụ bằng tơ lụa, vải thì tẩy độc bằng CuSO410ppm, để ngâm trong 1 giờ.

- Phòng bệnh: Dùng thuốc để phòng bệnh trước mùa thường xảy ra bệnh (đối với bệnh theo mùa).

+ Đối với bệnh ngoài da do vi trùng, dùng Ca(OCl)2, treo thành 3 - 6 túi, mỗi túi khoảng 100 - 300g thuốc, đảm bảo nồng độ thuốc có hiệu quả 1g/m3 nước. Đối với những bệnh do ký sinh trùng để phòng bệnh người ta dùng CuSO4 đựng trong các túi vải dầy, treo mỗi túi 150 -200g, đảm bảo nồng độ thuốc trung bình 0,5 ppm.


Hình 3:CuSO4 dùng để phòng, trị bệnh thủy sản

+ Bệnh bên trong cơ thể như bệnh đốm đỏ, bệnh đường ruột trộn Sulfamid vào thức ăn, làm thành viên thích hợp cho cá ăn, có độ dính vừa phải, cho cá ăn lúc đói.

+ Tiêu diệt ký chủ trung gian và ký chủ cuối cùng của các loài sán như săn bắt các loài chim ăn cá, đánh bắt cá mắc bệnh hoặc nuôi ghép với cá dữ để tiêu diệt cá bệnh.

+ Ứng dụng miễn dịch lứa tuổi, miễn dịch loài trong kỹ thuật nuôi như khai thác triệt để loài cá mắc bệnh, thay vào thành phần đàn loài cá khác có khả năng miễn dịch bệnh đó.

Nguyễn Ngọc Quyến-Phòng Phòng chống dịch


>> Bắt quả tang 03 cơ sở giết mổ heo trái phép (08/04/2016)

>> 05 NỘI DUNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ CHẤT CẤM TRONG CHĂN NUÔI (04/04/2016)

>> Tin Hội nghị Công chức-Viên chức, người lao động Chi cục Chăn nuôi và Thú y Đồng Nai năm 2016 (04/04/2016)

>> CHĂN NUÔI HEO QUY MÔ LỚN "MỘT XU THẾ TẤT YẾU" (22/03/2016)

>> NHỮNG TRANG TRẠI QUY MÔ NHẤT THẾ GIỚI (22/03/2016)

>> TRIỂN KHAI TIÊM VÁC XIN PHÒNG BỆNH DẠI NĂM 2016 (17/03/2016)

>> CHI CỤC CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y ĐỒNG NAI TỔ CHỨC TẬP HUẤN LUẬT THÚ Y 2015 CHO CÁC ĐƠN VỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH (17/03/2016)

>> HỘI NGHỊ BAN CHỈ ĐẠO DỰ ÁN LIFSAP TỈNH ĐỒNG NAI MỞ RỘNG (17/03/2016)

>> NGƯỜI CHĂN NUÔI CẦN SỬ DỤNG ĐÚNG THUỐC KHÁNG SINH ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM (17/03/2016)

>> THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC NĂM 2016 VÀ GIAI ĐOẠN 2016-2020 (11/03/2016)


Quay Về
Tìm kiếm theo ngày tháng
Tìm kiếm theo tiêu đề
  Báo cáo
  • THÔNG BÁO kết quả tuyển dụng
  • Thông báo tuyển dụng Viên chức năm 2024
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng nhân viên thú y cấp xã năm 2023
  • THÔNG BÁO Danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn, không đủ tiêu chuẩn xét tuyển nhân viên thú y cấp xã trê
  • QUYẾT ĐỊNH Ban hành Danh mục chi tiết về biểu giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động
  • THÔNG BÁO Thí sinh đủ điều kiện tham dự vòng 2 (vòng phỏng vấn) kỳ tuyển dụng viên chức Chi cục Chăn
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng viên chức năm 2022
  • Kế hoạch về việc tuyển dụng viên chứu năm 2022
  • Mời các thí sinh trúng tuyển Viên chức năm 2020 ký hợp đồng làm việc đối với viên chức.
  • Kết quả tuyển dụng viên chức năm 2020
  • Thông báo kết squả phỏng vấn tuyển viên chức vòng 2
  • Thông báo: Triệu tập thí sinh tham dự vòng 2
  • Thông báo tuyển dụng viên chức 2020
  • Thông báo nghỉ lễ
  • Thông báo tuyển sinh năm 2018
  • Thông báo kết quả điểm các thí sinh dự xét tuyển dụng viên chức CCCNTY năm 2017
Xem tiếp
   
  đề án chăn nuôi