29 Tháng Ba 2024
Chào mừng quý vị đến với Website CHI CỤC THÚ Y TỈNH ĐỒNG NAI
  Tin tức tổng hợp

NGƯỜI CHĂN NUÔI NÊN SỬ DỤNG CÁC CHẾ PHẨM SINH HỌC THAY THẾ ĐỂ HẠN CHẾ TỐI THIỂU SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG CHĂN NUÔI GIA SÚC, GIA CẦM

Hiện nay trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản ở Việt nam đang sử dụng rất nhiều loại kháng sinh để phòng, trị bệnh. Đây quả thực là con dao hai lưỡi.

Việc lạm dụng thuốc kháng sinh đã trở thành  “thói quen” trong chăn nuôi mang lại một hậu quả rất tai hại đối với nền kinh tế nói chung và sức khỏe con người.

Theo PGS. TS Lê Thị Hồng Hảo, Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm quốc gia, Bộ Y tế cho biết: Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng cảnh báo, lạm dụng kháng sinh sẽ gây nhờn thuốc. Lượng kháng sinh tồn dư trên thực phẩm, khi người ăn vào sẽ tăng sức kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh. Lúc đó chúng ta có bệnh nhưng “hết thuốc chữa”. “Mặt khác, trong điều trị bệnh, cũng chỉ cho phép sử dụng kháng sinh, hóa chất một thời gian ngắn. Nếu dùng dài sẽ ảnh hưởng đến gan. Nhiều người gan yếu, đào thải độc sẽ kém đi có thể sinh ra nhiều bệnh khác nhau” .

Nguyên nhân của việc sử dụng tràn lan, chúng tôi thấy có một số nguyên nhân chính sau:

- Thứ nhất là do tâm lý :Người chăn nuôi luôn lo sợ đàn gia súc gia, cầm bị bệnh, phát bệnh, nên dùng biện pháp “phòng hơn chống”, tự mua thuốc kháng sinh để phối trộn vào thức ăn cho gia súc, gia cầm. Trong khi đó để phòng bệnh thì cần dùng vác xin để phòng, và có nhiều chế phẩm sinh học khác để nâng cao sức đề kháng đàn gia súc gia cầm chứ không phải chỉ có thuốc kháng sinh;

- Thứ hai là do tác động của việc quảng cáo, các thuốc mới do các công ty thuốc thú y trong và ngoài nước tổ chức hội thảo, tuyên truyền tới người chăn nuôi, kích thích người chăn nuôi tăng cường sử dụng để tăng doanh số bán hàng. Như vậy cái lợi ở đây là các công ty thuốc thú y, nhưng về thiệt hại là người chăn nuôi và nền kinh tế, xã hội nói chung;

- Thứ ba là Nhà nước chưa có định hướng rõ rệt trong việc đưa ra lộ trình cụ thể bằng văn bản quy phạm pháp luật trong việc giảm dần sử dụng dược chất kháng sinh, tăng cường thay thế bằng sản phẩm sinh học, không phải kháng sinh để thay thế trong chăn nuôi, hạn chế nhập khẩu thuốc kháng sinh.

Để hạn chế lạm dụng thuốc kháng sinh đòi hỏi xã hội phải vào cuộc và phải làm một cách đồng bộ.

-Về phía Nhà nước: cần có sự định hướng của Nhà nước thông qua các quy định pháp luật. Việc kiểm soát và hạn chế lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Nông nghiệp, cần được quan tâm ngay từ bây giờ và có lộ trình cụ thể. Do đó, trước mắt, sẽ giảm dần số lượng loại hóa chất, kháng sinh được phép dùng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản và quản lý chặt chẽ hơn việc xuất nhập khảu, sản xuất kinh doanh thuốc thú y và thủy sản. Hạn chế sử dụng kháng sinh tràn lan trong chăn nuôi hiện cũng đang là một xu hướng của các nước trên thế giới, tiến tới loại bỏ hoàn toàn kháng sinh trong chăn nuôi.

Vẫn đang còn bất cập trong văn bản quy định danh mục thuốc thú y, thủy sản được Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép sử dụng trong chăn nuôi, thủy sản. Ví dụ: tại Thông tư số 28/2014/TT-BNNPTNT ngày 04/9/2014 ban hành danh mục 22 hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất kinh doanh sử dụng trong chăn nuôi gia súc gia cầm tại Việt Nam, trong đó có dược chất Chloramphenicol. Nhưng trong Thông tư số 28/2013/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2013 của Bộ Nông nghiệp ban hành danh mục thuốc thú y được phép lưu hành sử dụng tại Việt Nam có mặt hai dược chất đó là Florfenicol và Thiamphenicol. Đây là 2 dẫn chất thuộc nhóm phenicol, có đặc tính giống Chloramphenicol nhưng độc tính cao hơn Chloramphenicol. Nếu Chloramphenicol bị cấm sử dụng, tôi nghĩ các dẫn xuất của chúng cũng nên cấm sử dụng.

- Về phía doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, thủy sản: cần nghiên cứu, ưu tiên sản xuất các chế phẩm sinh học, thay thế dần các thuốc kháng sinh phòng trị bệnh, tăng năng suất vật nuôi để cung cấp cho người dân chăn nuôi, mang lại lợi ích kinh tế cho người chăn nuôi và cả doanh nghiệp.

Theo các chuyên gia, sử dụng các chế phẩm sinh học như các enzyme sẽ giúp vật nuôi tiêu hóa dễ dàng hơn, hấp thụ nhiều hơn các chất dinh dưỡng có trong thức ăn chăn nuôi. Nó có tác động rất tích cực tới sức khỏe con vật vì các loại enzyme sinh học đều hoàn toàn xuất phát từ tự nhiên. Việc dùng các sản phẩm sinh học, giảm việc sử dụng kháng sinh để phòng và điều trị bệnh đường ruột cho vật nuôi, giúp vật nuôi tiêu hóa hấp thu thức ăn triệt để hơn, góp phần tăng khối  lượng xuất chuồng, đồng thời tạo ra các sản phẩm chăn nuôi an toàn, hạn chế tồn dư kháng sinh.

Chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học, cải thiện không khí chuồng nuôi, tăng sức đề kháng cho đàn heo

- Về phía người chăn nuôi: cần chủ động trong việc phòng chống bệnh cho vật nuôi thông qua tiêm phòng bệnh bằng vác xin cho gia súc, gia cầm đầy đủ, hợp tác với cơ quan quản lý Chăn nuôi và Thú y, phòng Kinh tế - Nông nghiệp địa phương để được tiêm phòng định kỳ (hiện tại Nhà nước triển khai tiêm phòng định kỳ hai đợt trong năm cho gia súc, gia cầm), ngoài ra người dân tự tiêm phòng bệnh bổ sung tùy vào tình hình chăn nuôi tại trang trại.

 Người chăn nuôi không nên quá lệ thuộc vào kháng sinh trong phòng, trị bệnh cho vật nuôi, thay vào đó cần thay đổi thói quen dùng thuốc, không trộn kháng sinh định kỳ vào thức ăn để phòng bệnh, nên sử dụng các chế phẩm sinh học an toàn thay thế, nâng cấp, đổi mới công nghệ chăn nuôi, chuồng trại sạch sẽ, thức ăn chăn nuôi phù hợp để nâng cao tính đề kháng đàn vật nuôi.

Một lần nữa, chúng ta cần tất cả hành động vì mục tiêu chung, đó là sức khỏe cộng đồng và sự phát triển kinh tế của đất nước. Chúng ta phải làm sao để sức khỏe, nòi giống con người Việt nam được phát triển, ưu việt, tăng cao thể lực, trí lực để sánh vai các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc,…; Chúng ta phải làm sao để sản phẩm gia súc, gia cầm, thủy sản tăng cường được xuất khẩu cho khách hàng mà không phải bị trả về vì lý do có chứa chất kháng sinh, chất cấm. Tất cả điều đó đều phụ thuộc vào chính người Việt Nam ta./.

Ngọc Hữu P. HCTH

>> VIRUS ZIKA LOẠI VIRUS GÂY RA CHỨNG ĐẦU NHỎ VÀ TEO NÃO Ở TRẺ SƠ SINH (16/04/2016)

>> KIỂM TRA PHÁT HIỆN VÀ XỬ LÝ LÒ MỔ HEO TRÁI PHÉP (13/04/2016)

>> NGƯỜI CHĂN NUÔI VÀ NGƯỜI TIÊU DÙNG THỰC PHẨM CẦN BIẾT THÊM MỘT SỐ HÓA CHẤT BỊ CẤM SỬ DỤNG TRONG CHĂN NUÔI VÀ THỰC PHẨM (13/04/2016)

>> Phương pháp tổng hợp trong phòng trị bệnh thủy sản (07/04/2016)

>> Bắt quả tang 03 cơ sở giết mổ heo trái phép (08/04/2016)

>> 05 NỘI DUNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ CHẤT CẤM TRONG CHĂN NUÔI (04/04/2016)

>> Tin Hội nghị Công chức-Viên chức, người lao động Chi cục Chăn nuôi và Thú y Đồng Nai năm 2016 (04/04/2016)

>> CHĂN NUÔI HEO QUY MÔ LỚN "MỘT XU THẾ TẤT YẾU" (22/03/2016)

>> NHỮNG TRANG TRẠI QUY MÔ NHẤT THẾ GIỚI (22/03/2016)

>> TRIỂN KHAI TIÊM VÁC XIN PHÒNG BỆNH DẠI NĂM 2016 (17/03/2016)


Quay Về
Tìm kiếm theo ngày tháng
Tìm kiếm theo tiêu đề
  Báo cáo
  • THÔNG BÁO kết quả tuyển dụng
  • Thông báo tuyển dụng Viên chức năm 2024
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng nhân viên thú y cấp xã năm 2023
  • THÔNG BÁO Danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn, không đủ tiêu chuẩn xét tuyển nhân viên thú y cấp xã trê
  • QUYẾT ĐỊNH Ban hành Danh mục chi tiết về biểu giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động
  • THÔNG BÁO Thí sinh đủ điều kiện tham dự vòng 2 (vòng phỏng vấn) kỳ tuyển dụng viên chức Chi cục Chăn
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng viên chức năm 2022
  • Kế hoạch về việc tuyển dụng viên chứu năm 2022
  • Mời các thí sinh trúng tuyển Viên chức năm 2020 ký hợp đồng làm việc đối với viên chức.
  • Kết quả tuyển dụng viên chức năm 2020
  • Thông báo kết squả phỏng vấn tuyển viên chức vòng 2
  • Thông báo: Triệu tập thí sinh tham dự vòng 2
  • Thông báo tuyển dụng viên chức 2020
  • Thông báo nghỉ lễ
  • Thông báo tuyển sinh năm 2018
  • Thông báo kết quả điểm các thí sinh dự xét tuyển dụng viên chức CCCNTY năm 2017
Xem tiếp
   
  đề án chăn nuôi