19 Tháng Ba 2024
Chào mừng quý vị đến với Website CHI CỤC THÚ Y TỈNH ĐỒNG NAI
  Tin tức tổng hợp

TỔNG QUAN VỀ VI KHUẨN STAPHYLOCOCCUS AUREUS GÂY NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

Staphylococcus aureus là vi sinh vật có khả năng gây ngộ độc thực phẩm. Đây là loại vi khuẩn sinh sôi rất nhanh trong thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng thích hợp và sinh ra độc tố đường ruột.

Staphylococcus aureus dưới kính hiển vi

1.  Đặc tính

Staphylococcus aureus còn được gọi là Staphylococcus pyogenes, được Rosenbach phân lập vào năm 1884.

Cầu khuẩn, dạng chùm nho, kích thước 0,8 – 1 m.Vi khuẩn không di động, không có giáp mô, không tạo bào tử, bắt màu Gram dương.


Là loại yếm khí tùy nghi, dễ mọc trên môi trường dinh dưỡng thông thường.Có thể mọc ở nhiệt độ dao động từ 6,5 – 46oC, pH thích hợp 7 – 7,5.

Vi khuẩn có sức đề kháng cao, kháng với sự khô hạn, tồn tại nhiều tháng trong mụn mủ khô.Chịu được nồng độ muối cao nhưng bị ức chế bởi getian, acid phenic.Bị diệt ở nhiệt độ 60oC/30 phút, phenol 1%/35 phút. Vi khuẩn nhạy cảm với penicillin, auromycin, ampicillin,….

Staphylococcus aureus có rải rác trong tự nhiên như trong đất, nước, không khí, đặc biệt người là nguồn chứa chính của tụ cầu vàng, chủ yếu là ở vùng mũi họng (30%), nách, âm đạo, mụn nước trên da, các vùng da trầy xướt và tầng sinh môn. Tỷ lệ mang vi khuẩn cao hơn ở các nhân viên y tế, bệnh nhân lọc máu, có bệnh tiểu đường type 1, chích ma túy, nhiễm HIV, mắc bệnh da mãn tính. Sau 2 tuần nằm viện, tỉ lệ này lên đến 30 – 50% và thường nhiễm chủng kháng thuốc.
Cấu trúc kháng nguyên và độc tố

Cấu trúc kháng nguyên của Staphylococcus aureus là hỗn hợp của hơn 30

loại kháng nguyên. Kháng nguyên bề mặt ở thành tế bào gồm: kháng nguyên thân O gồm 2 loại peptidoglucan và protein A.

Peptidogucan là một polysaccharide của thành tế bào có tác dụng giữ cho thành tế bào được chắc, đồng thời kích thích monocyte sản xuất interleukin 1 để lôi cuốn thực bào thực hiện quá trình thực bào. Peptidoglycan kích thích cả hai loại miễn dịch tế bào và dịch thể.

Protein A là kháng nguyen đặc biệt có ở các chủng Staphylococcus aureus. 90% protein A được tạo trong thành tế bào kết hợp với peptidoglycan . Ở hầu hết các loài động vật, protein A kích thích tạo kháng thể kết hợp bổ thể.

Ngoài hai loại kháng nguyen than O trên Staphylococcus aureus còn có acid teichoic cũng có tính kháng nguyên.

Staphylococcus aureus sản sinh ra các ngoại độc tố như:

- Độc tố diệt tế bào (Leukocidin) tấn công bạch cầu đa nhân và đại thực bào nhưng không tấn công các tế bào khác.

- Độc tố hủy diệt tế bào (Cytolytic): độc tố này gây chết khi chích dưới da và phá hủy thành tế bào máu, bạch cầu đa nhân khi thiếu oxy.

- Hemolyzin gây dung huyết, gây chết và hủy hoại da.

- Độc tố ruột (A, B, C, D, E, F) gây nôn mửa và tiêu chảy. Độc tố bề với nhiệt và không bị tác động bởi enzyme của ruột.

- Độc tố Exfloliative: làm bong lớp biểu bì tạo nên những lớp phỏng ở ngoài da.

- Độc tố gây shock phân lập từ bệnh nhân có hội chứng shock do nhiễm Staphylococcus aureus. Độc tố này giống với độc tố đường ruột F.

Các enzyme ngoại bào

- Catalase có tác dụng giải phóg oxy của mô bào.

- Coagulase làm đông huyết tương, một yếu tố độc lập góp phầ gây bệnh của vi khuẩn.

- Hyalurodase phá hủy mô lien kết do phân gải acid hyarominic của mô bào, giúp vi khuẩn lan tràn dễ dàng trong cơ thể.

- Staphylokinase làm tan sợi tơ huyết.

- Proteinase phá hủy protein.

- Lipase phá hủy lipid, b-lactam và do đó phá hủy thuốc penicillin. (Tô Minh Châu, Trần Thị Bích Liên, 2001).

 2.   Khả năng gây bệnh

Vi khuẩn có khả năng tồn tại trên cơ thể động vật. Khi sức đề kháng yếu hay do sự nhiễm trùng da với vi khuẩn có độc lực mạnh gây hiện tượng sung mủ trên da hay niêm mạc, gây ung nhọt, áp xe.

Vi khuẩn gây bệnh bằng cách gây tổn thương trực tiếp lên các cơ quan như:

- Da: nhọt da, áp xe, viêm mô tế bào.

- Hô hấp: viêm khí quản, viêm phổi hoại tử, áp xe phổi biến chứng tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, tràn khí dưới da, tràn mủ màng phổi.

- Tim: viêm nội tâm mạc, tràn mủ màng tim.

- Màng não: viêm màng não mủ.

- Xương: cốt tủy viêm, viêm khớp

- Máu: nhiễm trùng máu hoặc gây bệnh bằng cách gián tiếp tiết ra các độc tố gây viêm da tróc vẫy hoặc hội chứng sốc độc tố, đặc biệt vi khuẩn tụ cầu vàng còn tiết ra các độc tố ruột với 6 loại khác nhau (enterotoxin A, B, C, D, E, F). Những độc tố này bền với nhiệt (chịu sôi được trên 30 phút) và không bị tác động bởi men ruột.Nên khi thức ăn đã bị nhiễm các độc tố này rồi thì việc nấu hay hâm nóng lại cũng trở nên vô ích. Độc tố ruột được vi khuẩn tiết ra nhiều hơn khi chúng mọc trên thức ăn chứa nhiều chất đường và protein (thịt, sữa, bánh). Tác dụng gây nôn là kết quả sự kích thích trung tâm ói mửa của hệ thần kinh trung ương sau khi độc tố tác động trên thụ thể thần kinh trong ruột.

Biểu hiện lâm sàng ngộ độc thức ăn do độc tố ruột của Staphylococcus aureus xảy ra sau ăn 1-6 giờ, buồn nôn, ói mửa, đau bụng, có thể tiêu chảy, sốt nhẹ, mất nước, phục hồi trong vòng 24 giờ nếu được điều trị đúng, kịp thời.

Bệnh do Staphylococcus aureus không có miễn dịch lâu dài do kháng thể không tồn tại lâu trong cơ thể. Trong công tác chẩn đoán, chẩn đoán vi khuẩn học kết hợp với lâm sàng là chủ yếu.

   3. Các biện pháp ngăn ngừa Staphylococcus aureus

- Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh: rửa tay trước sau chế biến thức ăn, trước sau ăn.

- Thực hiện ăn chín, uống sôi.

- Vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước sạch sẽ, giặt hoặc thay khăn lau tay, lau chén thường xuyên nhằm ngăn chặn lây lan của vi khuẩn.

- Các cơ sở chế biến thực phẩm bảo đảm đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Người chế biến thực phẩm phải được khám sức khoẻ định kỳ.

- Người tiêu dùng cần chú ý đến chất lượng thực phẩm, không ăn đồ hộp đã hư (thủng, phồng…).

- Không dùng thức ăn nguội nghi bị ô nhiễm hoặc để bên ngoài quá 2 giờ.

Lê Thị Ngọc Ánh - Trạm CĐXN

(Tổng hợp)


>> Ban quản lý dự án Lifsap tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội thảo vận hành khu chăn nuôi tập trung LPZ (15/06/2016)

>> Chính phủ ban hành Nghị định số 35/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y mới 2015 (08/06/2016)

>> Một số điều chỉnh trong Luật Thú y mới 2015 về điều kiện hành nghề Thú y tại Việt Nam (08/06/2016)

>> LỄ KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN MỚI (06/06/2016)

>> Tập đoàn Hòa Phát tham gia đầu tư phát triển Nông Nghiệp tại Việt Nam (03/06/2016)

>> CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƯỚC DÙNG TRONG GIẾT MỔ (26/05/2016)

>> Thành phố Hồ Chí Minh quyết liệt đóng cửa lò mổ thủ công (25/05/2016)

>> KIỂM TRA, PHÁT HIỆN VÀ XỬ LÝ CƠ SỞ GIẾT MỔ TRÁI PHÉP (18/05/2016)

>> CỤC THÚ Y (BỘ NNPTNT) TẠM DỪNG NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI NGUYÊN LIỆU KHÁNG SINH ENROFLOXACIN (18/05/2016)

>> VI KHUẨN SALMONELLA TRONG THỰC PHẨM (18/05/2016)


Quay Về
Tìm kiếm theo ngày tháng
Tìm kiếm theo tiêu đề
  Báo cáo
  • THÔNG BÁO kết quả tuyển dụng
  • Thông báo tuyển dụng Viên chức năm 2024
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng nhân viên thú y cấp xã năm 2023
  • THÔNG BÁO Danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn, không đủ tiêu chuẩn xét tuyển nhân viên thú y cấp xã trê
  • QUYẾT ĐỊNH Ban hành Danh mục chi tiết về biểu giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động
  • THÔNG BÁO Thí sinh đủ điều kiện tham dự vòng 2 (vòng phỏng vấn) kỳ tuyển dụng viên chức Chi cục Chăn
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng viên chức năm 2022
  • Kế hoạch về việc tuyển dụng viên chứu năm 2022
  • Mời các thí sinh trúng tuyển Viên chức năm 2020 ký hợp đồng làm việc đối với viên chức.
  • Kết quả tuyển dụng viên chức năm 2020
  • Thông báo kết squả phỏng vấn tuyển viên chức vòng 2
  • Thông báo: Triệu tập thí sinh tham dự vòng 2
  • Thông báo tuyển dụng viên chức 2020
  • Thông báo nghỉ lễ
  • Thông báo tuyển sinh năm 2018
  • Thông báo kết quả điểm các thí sinh dự xét tuyển dụng viên chức CCCNTY năm 2017
Xem tiếp
   
  đề án chăn nuôi