19 Tháng Ba 2024
Chào mừng quý vị đến với Website CHI CỤC THÚ Y TỈNH ĐỒNG NAI
  Tin tức tổng hợp

QUẢN LÝ CƠ BẢN DỊCH BỆNH TRONG NÔNG TRẠI

Dịch bệnh là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến heo không phát triển hết khả năng, gây tổn hại lớn đến lợi ích kinh tế của trại heo. Chính vì vậy, tất cả các trại heo đều nắm rõ tầm quan trọng của việc kiểm soát dịch bệnh.

Trong vài năm gần đây, các trang trại đã trả qua nhiều dịch bệnh lớn như lởm mồm long móng, tai xanh … nên phần nào đã có kinh nghiệm trong phòng chống dịch bệnh, vệ sinh dịch tễ. Tuy nhiên, việc cảnh giác trước dịch bệnh là không khi nào thừa.

1.      Ngăn chặn phòng dịch

Ngăn chặn phòng dịch triết để là nông trại không cho tiếp cận hoặc hạn chế tối đa việc tiếp cận với các tác nhân gây bệnh như heo, người, xe, vật phẩm ….

Phương pháp phòng dịch triệt để

Nếu phòng dịch áp dụng đúng 99%, chỉ 1% làm không tốt thì cũng sẽ gặp thất bại. Chính vì vậy, mỗi nông trại phải xây dựng phương pháp phòng dịch phù hợp với trang trại của mình. Và áp dụng không có ngoại lệ cho bất cứ trường hợp nào. Việc phòng dịch phải được diễn ra một cách tự nhiên vốn có giống như con người một ngày phải ăn 3 bữa cơm.

Vị trí của nông trại

Việc đầu tiên khi xây dựng trang trại mới là cần chọn địa điểm cách xa các trang trại khác. Tuy nhiên nếu không chọn được địa điểm tốt, gần khu chăn nuôi tập trung thì càng phải đẩy mạnh việc phòng dịch triệt để.

Phân chia trang trại phù hợp:

Tất cả mọi cửa trong trang trại cần được khóa (Cửa chính và cửa vào khu trang trại), cần lắp đặt hệ thống tường rào, lắp bảng cấm ra vào. Điều quan trọng nữa là phân chia khu vực di chuyển dành cho heo và người với đường di chuyển của xe.

Cần thiết kế ngăn chặn phòng dịch tại khu vực cách ly

1.      Ngăn chặn người bên ngoài tiếp cận khu vực chăn nuôi.

2.      Ngăn chặn động vật sống bên ngoài vào trại.

3.      Người lao động và khách tham quan phải tuân theo bảng nộ quy phòng dịch.

Nhập heo từ bên ngoài

Không nhập heo từ những trang trại không có tình trạng vệ sinh dịch tễ tốt.Chỉ nhập heo từ những trại có uy tín. Khi nhập heo giống về cần có thời gian cách ly với bầy heo hiện có trong trại, sau đó mới chuyển về trại hậu bị. Sau 3 tuần cách ly nhằm giúp heo thích nghi với môi trường nuôi dưỡng trong trại thì mới cho heo nhập bầy với heo trong trại.

Chuồng cách ly phải được tách biệt với chuồng heo trong trại, có không gian riêng. Trong thời gian cách ly, khi ra vào trại cách ly, cần tắm rửa thay quần áo và ủng riêng biệt.

Thời gian cách ly tối thiểu cần 2-3 tuần. Vào ngày nhập Heo cần kiểm tra tình hình bệnh của heo hậu bị mới nhập (ví dụng: vi rút PRRS)

Lùa và di chuyển heo lên và xuống xe

Vị trí khu vực tiếp xúc với xe chở heo nên nằm ở bên ngoài hàng rào trại – ngăn không cho heo vào thẳng trong cổng.

Khu vực chuyển heo nên chia thành khu vực an toàn và không an toàn, tài xế lái xe và nhân viên trong trại không đi qua lại giữa hai khu vực này.

Sau khi heo đã lên hoặc xuống xe xong cần vệ sinh tiêu độc khu vực này.

Xe vận chuyển

Xe vận chuyển heo trước khi vào trại cần vệ sinh tiêu độc. Cần thiết có thể lưu lại một đêm trước khi vào trại. Tất cả mọi xe ra vào trại cần vệ sinh sát trùng bên ngoài xe và ghế tài xế.

Trang trại chăn nuôi heo theo quy mô hiện đại
Khách tham quan và nhân viên trại

Khách tham quan nếu vào trại có thể tăng nguy cơ lây truyền dịch bệnh. Vì thế, chỉ cho phép những khách tham quan có lý do chính đáng. Cần dán bảng hướng dẫn phòng dịch cho khách ở cổng ra vào và trước phòng tắm.

Nhân viên trại không được nuôi động vật của cá nhân như heo, bò, dê, chó.

Tất cả mọi người như khách tham, chủ trang trại, nhân viên khi ra vào trại cần tắm rửa. mọi quần áo và đồ dùng cá nhân cần để lại khu vực quy định tại nhà tắm.

Mọi người sau khi tắm xong cần sử dụng áo của trang trại. Nếu không thay đồ của cá nhân, không được ra vào trại.

Mọi nhân viên trong trại sau khi tiếp xúc với những người liên quan tới ngành chăn nuôi heo càn tuân thủ thời gian cách ly. Nhân viên trại heo không nên tiếp xúc với tư cách cá nhân với nhân viên trại Heo khác. Nhân viên mới cần có thời gian cách ly để không lây nhiễm bệnh.

Đỗ dùng và hàng hóa

Tất cả hàng hóa và đồ dùng nhập từ bên ngoài trại vào cần có thời gian sát trùng và cách ly (ví dụ: sau khi sát trùng bằng tia tử ngoại trên 24 tiếng cần cách ly trong vòng 3 ngay) rồi mới được đưa vào trại.

Khống chế các động vật gây bệnh vào trại

Nguyên tắc chủ yếu là quản lý chặt nguồn thức ăn của các côn trùng gây hại và động vật (cám rơi vãi, thức ăn thừa, xác động vật …) là có thể tối thiểu hóa các loài trên vào trong trại. Cần định kỳ tổ chức tiêu diệt các loài động vật gây hại.

2.      Quản lý vệ sinh dịch tễ

Những nông trại duy trì vệ sinh dịch bệnh và phòng bệnh tốt thì năng suất sinh sản luôn đạt mức cao.

Áp dụng cùng vào cùng ra cho heo

Trường hợp không áp dụng được cùng vào cùng ra thì việc khống chế dịch bệnh rất khó khăn. Có thể đổi phương pháp quản lý thành quản lý theo 2,3,4 tuần để có thể áp dụng cùng vào cùng ra. Trường hợp nếu không thể áp dụng cùng vào được thì cố gắng áp dụng cùng ra cho bầy heo đó.

Cùng vào cùng ra cho heo là những heo chung một chuồng hoặc một trại nhập vào cùng một thời điểm. Sau khi suất heo, các ô chuồng được làm trống, vệ sinh, tiêu độc và giữ khô rồi mới được nhập heo mới vào trại.

Sau khi cùng ra cần vệ sinh, tiêu độc, giữu khô để loại trừ hết nguyên nhân gây bệnh trong trại. Nếu quản lý cùng vào cùng ra ở trại cai sữa, trại heo thịt tốt thì tăng trọng ngày và FCR sẽ được cải thiện. Mật độ và cường độ mắc bệnh hô hấp cũng giảm xuống.

Quản lý ủng và dụng cụ sát trùng chân

Trước cửa vào mỗi trại cần bố trí ủng và dụng cụ sát trùng chân. Khi nước sát trùng chân biến màu, có nhiền dị vật hoặc thiếu thuốc sát trùng cần bổ sung và thay thế.

Quản lý sự di chuyển của nhân viên

·        Trường hượp một người quản lý nhiều trại

Quản lý theo thứ tự: Trại đẻ -> trại phối/mang thai ->  trại cai sữa   -> trại thịt.

Ở từng trại heo: ta quản lý theo thứ tự từ heo nhỏ tới heo lớn.

*  Trường hợp quản lý một trại

Quản lý theo thứ tự từ heo nhỏ tới heo lớn

·        Quản lý heo bệnh

Cần nhanh chóng xác định heo bệnh ở thời kỳ đầu để điều trị hoặc cách ly xong rồi điều trị.

Trại cai sữa trại thịt khi nhập heo cần chừa 10% diện tích chuồng để xử lý heo bệnh.

Trường hợp bình quân dưới 10% heo có triệu chứng bệnh, ta áp dụng biện pháp chính thuốc từng cá thể, trên 10% phải áp dụng các biện pháp điều trị cho an toàn đàn.

3.      Quản lý nuôi dưỡng phòng ngừa dịch bệnh

Để phòng chống và giải quyết các vấn đề dịch bệnh trên heo trước khi sử dụng vác xin và thuốc kháng sinh ta cần nuôi dưỡng heo đúng các yếu tố quản lý căn bản.

Quản lý tốt là cung cấp cho heo những điều kiện căn bản phù hợp vời nó.Nếu làm tốt có thể khống chế mọi dịch bệnh trên heo.

Vệ sinh dịch tễ: vệ sinh, tiêu độc và giữ khô sau đó mới cho heo nhập chuồng. Cung cấp cám nước, không khí phù hợp với độ tuổi, độ lớn và môi trường nuôi heo.

Phát hiện và điều trị sớm heo bệnh. Trường hợp cần thiết thì phải cách ly. Lưu chuyển đàn cùng vào cùng ra, di chuyển heo với thời gian và không gian thích hượp. Cần phân chia nhóm heo theo ngày tuổi và trong lượng.

4.      Xây dựng chương trình quản lý sức khỏe heo phù hợp với trang trại

Từng nông trại có tình hình dịch bệnh, thiết bị và hệ thống thông khí, phương pháp thông khí khác nhau nên giải quyết một bệnh nào đó của heo cần lên kế hoạch điều trị phù hợp với trang trại.

-  Cần có những hồ sơ quản   ->   heo chết khi nào và ở đâu ?

-  Hiểu về hệ thống chăn nuôi  ->  lưu chuyển đàn, thiết bị.

- Cần áp dụng các biện pháp chẩn đoán đáng tin cậy  ->    sau khi mổ khám, sinh thiết, huyết thanh

  - Kiểm tra kháng sinh đồ  -> kiểm tra xem tất cả các loại kháng sinh có hiệu quả với bệnh tại trang trại của mình.

- Có chiến lược quản lý bệnh dựa trên cơ sở kho học  ->    phòng chống, điều trị, ngăn chặn hoặc loại trừ.

- Phải điều tra kết quả để nắm rõ thành công hay thất bại.

Nguyễn Tân Lang – Sưu tầm

(Theo nguồn Pig & Pork)

>> Úc lên án một số cơ sở giết mổ gia súc ở Việt Nam giết mổ bò bằng cách dùng búa tạ đập vào đầu (20/06/2016)

>> TỔNG QUAN VỀ VI KHUẨN STAPHYLOCOCCUS AUREUS GÂY NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM (16/06/2016)

>> Ban quản lý dự án Lifsap tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội thảo vận hành khu chăn nuôi tập trung LPZ (15/06/2016)

>> Chính phủ ban hành Nghị định số 35/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y mới 2015 (08/06/2016)

>> Một số điều chỉnh trong Luật Thú y mới 2015 về điều kiện hành nghề Thú y tại Việt Nam (08/06/2016)

>> LỄ KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN MỚI (06/06/2016)

>> Tập đoàn Hòa Phát tham gia đầu tư phát triển Nông Nghiệp tại Việt Nam (03/06/2016)

>> CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƯỚC DÙNG TRONG GIẾT MỔ (26/05/2016)

>> Thành phố Hồ Chí Minh quyết liệt đóng cửa lò mổ thủ công (25/05/2016)

>> KIỂM TRA, PHÁT HIỆN VÀ XỬ LÝ CƠ SỞ GIẾT MỔ TRÁI PHÉP (18/05/2016)


Quay Về
Tìm kiếm theo ngày tháng
Tìm kiếm theo tiêu đề
  Báo cáo
  • THÔNG BÁO kết quả tuyển dụng
  • Thông báo tuyển dụng Viên chức năm 2024
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng nhân viên thú y cấp xã năm 2023
  • THÔNG BÁO Danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn, không đủ tiêu chuẩn xét tuyển nhân viên thú y cấp xã trê
  • QUYẾT ĐỊNH Ban hành Danh mục chi tiết về biểu giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động
  • THÔNG BÁO Thí sinh đủ điều kiện tham dự vòng 2 (vòng phỏng vấn) kỳ tuyển dụng viên chức Chi cục Chăn
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng viên chức năm 2022
  • Kế hoạch về việc tuyển dụng viên chứu năm 2022
  • Mời các thí sinh trúng tuyển Viên chức năm 2020 ký hợp đồng làm việc đối với viên chức.
  • Kết quả tuyển dụng viên chức năm 2020
  • Thông báo kết squả phỏng vấn tuyển viên chức vòng 2
  • Thông báo: Triệu tập thí sinh tham dự vòng 2
  • Thông báo tuyển dụng viên chức 2020
  • Thông báo nghỉ lễ
  • Thông báo tuyển sinh năm 2018
  • Thông báo kết quả điểm các thí sinh dự xét tuyển dụng viên chức CCCNTY năm 2017
Xem tiếp
   
  đề án chăn nuôi