19 Tháng Ba 2024
Chào mừng quý vị đến với Website CHI CỤC THÚ Y TỈNH ĐỒNG NAI
  Tin tức tổng hợp

NGƯỜI DÂN CẦN BIẾT VỀ SỰ NGUY HIỂM CỦA BỆNH DẠI Ở NGƯỜI VÀ CÓ TRÁCH NHIỆM TIÊM PHÒNG VÁC - XIN DẠI CHO CHÓ, MÈO NUÔI TẠI GIA ĐÌNH, TRANG TRẠI

Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do virus dại gây ra ở người và động vật, đặc biệt là trên chó, mèo và một số loài thú khác. Bệnh ở người thường bị lây nhiễm từ động vật như chó, mèo sang người qua các vết thương, chày xước khi bị chó mèo cắn phải.

Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới, mỗi năm trên thế giới có khoảng 50.000 người tử vong do dại và hơn 10 triệu người phải tiêm vắc xin phòng dại do bị chó, mèo cắn.

Theo ngành Y tế thì trong những năm gần đây, mỗi năm Việt Nam có gần 100 người chết vì bệnh dại, do bị chó, mèo cắn nhưng không đến cơ sở y tế tiêm phòng hoặc không đi tiêm phòng kịp thời.

Các trường hợp tử vong do bệnh dại do không đi tiêm phòng vắc xin vì đa số người nuôi chó ở nước ta hiện nay có tập quán nuôi chó thả rông, không tiêm phòng vác xin cho đàn chó và còn thiếu hiểu biết về phòng chống bệnh dại. Người nhiễm virus dại khi đã lên cơn dại thì tỷ lệ tử vong là gần như 100%.  Mặc dù vậy, bệnh dại hoàn toàn có thể ngăn ngừa được nếu người bị động vật nghi dại cắn được tiêm phòng vác xin đúng và đầy đủ. Vì vậy, để ngăn ngừa bệnh dại trên người, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo người bị động vật cắn cần được tiêm vaccine sớm, kịp thời để điều trị phòng ngừa bệnh dại.

Chó là loài vật được nhiều người dân ưa thích nuôi trong nhà.
Do mức độ nguy hại của bệnh dại và tầm quan trọng của việc phòng, chống bệnh dại ở nước ta mà Nhà nước đã tăng cường công tác tuyền truyền và có những quy định pháp lý về phòng chống bệnh dại ở người và động vật. Qua đó, ngày 09/01/2007 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/2007/NĐ-TTg của Chính phủ về việc phòng, chống bệnh dại động vật nhằm giảm thiểu tử vong do dại và hướng tới mục tiêu loại trừ bệnh dại. Tiếp theo, ngày 04/8/2009 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành Thông tư số 48/2009/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh dại ở động vật.

Qua những quy định pháp lý cụ thể của nhà nước được ban hành  cho chúng ta thấy được việc phòng chống bệnh dại không chỉ là những nỗ lực và trách nhiệm của ngành Thú y, ngành Y tế, chính quyền địa phương ở xã, phường, thị trấn, khu phố tham gia tuyên truyền, mà còn là trách nhiệm và sự tích cực của người dân tham gia phòng chống bệnh dại.  

Nguồn lây bệnh dại trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng chủ yếu là do chó mang virus dại cắn người. Nếu không có bệnh dại trên động vật thì sẽ không có bệnh dại trên người, vì vậy biện pháp hiệu quả nhất để loại trừ bệnh dại thì người dân chăn nuôi chó phải tiêm vaccine phòng bệnh dại đầy đủ cho đàn chó nuôi tại hộ gia đình, trang trại.

Hiện nay vẫn còn rất nhiều người dân, hoặc thậm chí là đa số vẫn chưa hiểu rõ hoặc không quan tâm về các quy định của pháp luật  đối với việc chăn nuôi chó và phòng chống bệnh dại. Đó là điều đáng tiếc và chúng tôi hy vọng mọi người dân quan tâm hơn về những quy định của Nhà nước đối với người chăn nuôi chó được nêu ra dưới đây để tránh những thiệt hại cho gia đình, xã hội mà có thể chủ động phòng tránh được:

-       Tại khoản 2, Điều 6, Nghị định 05/2007/NĐ-CP ngày 09/01/2007của Chính phủ quy định người nuôi chó phải thực hiện: xích, nhốt hoặc giữ chó; đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng tới người xung quanh. Ở nơi công cộng, nơi đông dân cư, khu đô thị khi đưa chó ra ngoài, phải nhốt, giữ chó trong chuồng, cũi hoặc phải rọ mõm và có người dắt.

-       Tại khoản 1, Điều 7, Nghị định 05/2007/NĐ-CP ngày 09/01/2007 của Chính phủ quy định người nuôi chó phải thực hiện: tất cả chó, mèo trong diện tiêm phòng bắt buộc phải được tiêm vác xin phòng bệnh dại theo quy định của cơ quan thú y.

Về trách nhiệm của chủ nuôi chó được quy định như sau khi để gây tai nạn cho người khác:

-       Tại khoản 3, Điều 5 Nghị định 05/2007/NĐ-CP ngày 09/01/2007 của Chính phủ quy định rõ: Chủ vật nuôi có chó, mèo mắc bệnh dại cắn, cào người phải bồi thường vật chất theo quy định của pháp luật.

-       Tại khoản 2, Điều 19, Thông tư số 48/2009/TT-BNNPTNT ngày 04/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định người nuôi chó phải thực hiện: Chủ vật nuôi chịu mọi trách nhiệm khi để chó thả rông, cắn người hay phóng uế làm ô nhiễm môi trường công cộng. Bồi thường tổn thất về sức khoẻ, tinh thần, vật chất do vật nuôi của mình gây ra cho người bị hại trực tiếp và cộng đồng.

-       Tại khoản 3, Điều 19, Thông tư số 48/2009/TT-BNNPTNT ngày 04/8/2009 quy định: Trường hợp chủ vật nuôi để chó thả rông cắn người hoặc cản trở phương tiện giao thông gây tai nạn, chủ nuôi phải chịu mọi chi phí điều trị. Nếu có chết người, ngoài việc phải chịu chi phí trong thời gian đợt điều trị, chủ nuôi còn phải có trách nhiệm vật chất trong việc tổ chức chôn cất cho người bị hại và các khoản chi liên quan cho hậu quả do người bị chết để lại theo Quy định tại khoản 3 Điều 5 của Nghị định số 05/2007/NĐ-CP ngày 09/01/2007 của Chính phủ về việc quy định phòng, chống bệnh dại ở động vật.

Một số lời khuyên như sau đối với bà con hiện đang có thú nuôi là chó, mèo tại gia đình như sau, mặc dù không phải tất cả nhưng vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ:

-         Bệnh dại có thể lây nhiễm vào thú nuôi của mình bất kỳ lúc nào, có thể thú nuôi của mình mang mầm bệnh nhưng chưa thể hiện ra ngoài, do đó bà con cần chủ động mang chó đến cơ quan thú y hoặc thú y địa phương để tiêm phòng bệnh dại, không chờ khi chính quyền phường, xã kêu gọi tiêm phòng mới đi tiêm. Hiệu quả của miễn dịch khi tiêm là từ 9 tháng đến 1 năm. Tốt nhất sau 9 tháng bà con đưa chó đi tiêm nhắc lại.

-         Chó mèo khi tiêm phòng dại sẽ có miễn dịch, ít có nguy cơ nhiễm bệnh dại. Tuy nhiên đây không phải cơ sở, là xác nhận để bà con không đi tiêm phòng khi bị chó đã tiêm phòng dại cắn người. Người khi bị chó mèo cắn, dù con vật đó đã được tiêm hay chưa cũng phải đến cơ cở y tế để được tiêm phòng dại. Chủ chó nuôi phải chịu trách nhiệm bồi thường khi để chó cắn người khác theo quy định pháp luật. Việc tiêm phòng đầy đủ cho chó mèo nuôi góp phần làm giảm sự lây truyền bệnh dại trên vật nuôi trong cộng đồng, từ đó giảm tỉ lệ tử vong ở người khi bị chó dại cắn./.

Ngọc Hữu P. HCTH

>> THÔNG TƯ MỚI QUY ĐỊNH VỀ VÙNG, CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT (01/07/2016)

>> QUẢN LÝ CƠ BẢN DỊCH BỆNH TRONG NÔNG TRẠI (01/07/2016)

>> Úc lên án một số cơ sở giết mổ gia súc ở Việt Nam giết mổ bò bằng cách dùng búa tạ đập vào đầu (20/06/2016)

>> TỔNG QUAN VỀ VI KHUẨN STAPHYLOCOCCUS AUREUS GÂY NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM (16/06/2016)

>> Ban quản lý dự án Lifsap tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội thảo vận hành khu chăn nuôi tập trung LPZ (15/06/2016)

>> Chính phủ ban hành Nghị định số 35/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y mới 2015 (08/06/2016)

>> Một số điều chỉnh trong Luật Thú y mới 2015 về điều kiện hành nghề Thú y tại Việt Nam (08/06/2016)

>> LỄ KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN MỚI (06/06/2016)

>> Tập đoàn Hòa Phát tham gia đầu tư phát triển Nông Nghiệp tại Việt Nam (03/06/2016)

>> CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƯỚC DÙNG TRONG GIẾT MỔ (26/05/2016)


Quay Về
Tìm kiếm theo ngày tháng
Tìm kiếm theo tiêu đề
  Báo cáo
  • THÔNG BÁO kết quả tuyển dụng
  • Thông báo tuyển dụng Viên chức năm 2024
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng nhân viên thú y cấp xã năm 2023
  • THÔNG BÁO Danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn, không đủ tiêu chuẩn xét tuyển nhân viên thú y cấp xã trê
  • QUYẾT ĐỊNH Ban hành Danh mục chi tiết về biểu giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động
  • THÔNG BÁO Thí sinh đủ điều kiện tham dự vòng 2 (vòng phỏng vấn) kỳ tuyển dụng viên chức Chi cục Chăn
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng viên chức năm 2022
  • Kế hoạch về việc tuyển dụng viên chứu năm 2022
  • Mời các thí sinh trúng tuyển Viên chức năm 2020 ký hợp đồng làm việc đối với viên chức.
  • Kết quả tuyển dụng viên chức năm 2020
  • Thông báo kết squả phỏng vấn tuyển viên chức vòng 2
  • Thông báo: Triệu tập thí sinh tham dự vòng 2
  • Thông báo tuyển dụng viên chức 2020
  • Thông báo nghỉ lễ
  • Thông báo tuyển sinh năm 2018
  • Thông báo kết quả điểm các thí sinh dự xét tuyển dụng viên chức CCCNTY năm 2017
Xem tiếp
   
  đề án chăn nuôi