19 Tháng Ba 2024
Chào mừng quý vị đến với Website CHI CỤC THÚ Y TỈNH ĐỒNG NAI
  Tin tức tổng hợp

Hệ tiêu hóa của heo con và bệnh tiêu chảy

Từ lúc mới sinh, hệ tiêu hóa của heo con đã phải thích ứng với nhiều thay đổi như sự gia tăng vi khuẩn và hình thành hệ vi khuẩn. Mặt khác, dịch a-xít trong dạ dày chưa được tiết đầy đủ và hệ thống đường ruột còn chưa phát triển khiến heo khó thích nghi với việc chuyển từ sữa mẹ sang cám công nghiệp

Bệnh tiêu chảy ở heo con  
Sau cai sữa, heo con phải đối mặt với sự cạnh tranh cùng các heo khác trong bầy, sự thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm, sự thay đổi về thức ăn khiến chúng rất dễ bị stress, tiêu chảy. Đây chính là thời điểm mà các tác nhân gây bệnh có dịp bùng phát thành bệnh.

1. Heo con đối mặt với sự thay đổi

Từ lúc mới sinh, hệ tiêu hóa của heo con đã phải thích ứng với nhiều thay đổi như sự gia tăng vi khuẩn và hình thành hệ vi khuẩn. Mặt khác, dịch a-xít trong dạ dày chưa được tiết đầy đủ và hệ thống đường ruột còn chưa phát triển khiến heo khó thích nghi với việc chuyển từ sữa mẹ sang cám công nghiệp.

Sau cai sữa, heo con phải đối mặt với sự cạnh tranh cùng các heo khác trong bầy, sự thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm, sự thay đổi về thức ăn khiến chúng rất dễ bị stress, tiêu chảy. Đây chính là thời điểm mà các tác nhân gây bệnh có dịp bùng phát thành bệnh.

Sau khi sinh hai tuần, các kháng thể mà heo con nhận được từ sữa mẹ dần dần biến mất, lúc này hệ miễn dịch chủ động của heo con bắt đầu hình thành.

2. Miễn dịch ở hệ tiêu hóa heo con

Heo con khác với người và các loài động vật khác là chúng không nhận được kháng thể từ mẹ trong thời kì thai nhi. Nhưng thay vào đó, trong sữa đầu của nái có hàm lượng rất lớn các kháng thể. Hệ tiêu hóa của heo con trong vòng 12~24 tiếng kể từ khi sinh có khả năng hấp thụ các loại kháng thể này. Chính vì vậy, nếu trong vòng 12 tiếng đầu sau khi sinh, heo con được bú đầy đủ sữa đầu thì khả năng miễn dịch của chúng sẽ tương tự như của nái.

Các kháng thể nhận được từ heo mẹ rất quan trọng cho đến khi hệ miễn dịch của heo con được phát triển đầy đủ. Chính vì vậy, những heo con không được bú sữa đầu đầy đủ phải được ghép bầy sang những nái đang cho sữa đầu.

Các kháng thể chống lại các bệnh ở hệ tiêu hóa được gọi là IgA. IgA có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ heo con thời kì theo mẹ chống lại các bệnh ở hệ tiêu hóa. Khi cai sữa thì nguồn cung cấp IgA từ sữa mẹ bị cắt đứt, cộng với stress khi cai sữa sẽ khiến các bệnh về đường tiêu hóa thường phát sinh ở giai đoạn này.

 3. Sự phát triển của hệ tiêu hóa của heo con

Tổ chức và chức năng của hệ thống tiêu hóa heo con sơ sinh chưa hoàn thiện. Lúc này, ở hệ tiêu hóa các men lipase (phân giải chất béo ) và lactase (phân giải đường lactose sữa) hoạt động ở mức cao, nhưng các men phân giải carbohydrate hoạt động ở mức thấp. Sau khi sinh hai tuần, hoạt lực của các men này sẽ đạt mức cao nhất. Sau đó, lactase sẽ giảm nhanh và giảm đến mức thấp nhất ở tuần thứ 6. Lipasegiảm từ từ và đến tuần thứ 3 sẽ giảm đến mức thấp nhất, sau đó sẽ tăng lên một chút và duy trì ở mức này.

Men amylase dùng để phân giải tinh bột sẽ tăng dần sau khi sinh và đến tuần thứ 5 sẽ đạt mức cao nhất, sau đó sẽ duy trì ở mức này.

Ba tuần sau khi sinh, lượng sữa nái tiết ra sẽ đạt mức cao nhất, sau  đó giảm dần. Chính vì vậy, khả năng tiêu hóa, hấp thu các loại thức ăn khác của heo con phải hoàn thiện sớm. 

 4. Quản lý sau cai sữa

Sau cai sữa phải quản lý heo con sao cho không giảm lượng cám ăn vào và tăng cường khả năng tiêu hóa. Thời gian đầu cai sữa,có thể cho heo ăn dạng lỏng để heo thích nghi. Tuy nhiên,trong một số trường hợp heo ăn quá nhiều dẫn đến bị tiêu chảy, vì thế nên điều chỉnh lượng cám phù hợp với tình hình của trại.

Nguyễn Tân Lang-Trạm CĐXN
(Theo tài liệu kỹ thuật chăn nuôi heo)

>> LỄ CÔNG BỐ ĐIỂM KINH DOANH THỰC PHẨM AN TOÀN TẠI CHỢ PHÚ LẬP VÀ PHƯƠNG LÂM HUYỆN TÂN PHÚ (27/07/2016)

>> NGƯỜI DÂN CẦN BIẾT VỀ SỰ NGUY HIỂM CỦA BỆNH DẠI Ở NGƯỜI VÀ CÓ TRÁCH NHIỆM TIÊM PHÒNG VÁC - XIN DẠI CHO CHÓ, MÈO NUÔI TẠI GIA ĐÌNH, TRANG TRẠI (01/07/2016)

>> THÔNG TƯ MỚI QUY ĐỊNH VỀ VÙNG, CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT (01/07/2016)

>> QUẢN LÝ CƠ BẢN DỊCH BỆNH TRONG NÔNG TRẠI (01/07/2016)

>> Úc lên án một số cơ sở giết mổ gia súc ở Việt Nam giết mổ bò bằng cách dùng búa tạ đập vào đầu (20/06/2016)

>> TỔNG QUAN VỀ VI KHUẨN STAPHYLOCOCCUS AUREUS GÂY NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM (16/06/2016)

>> Ban quản lý dự án Lifsap tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội thảo vận hành khu chăn nuôi tập trung LPZ (15/06/2016)

>> Chính phủ ban hành Nghị định số 35/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y mới 2015 (08/06/2016)

>> Một số điều chỉnh trong Luật Thú y mới 2015 về điều kiện hành nghề Thú y tại Việt Nam (08/06/2016)

>> LỄ KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN MỚI (06/06/2016)


Quay Về
Tìm kiếm theo ngày tháng
Tìm kiếm theo tiêu đề
  Báo cáo
  • THÔNG BÁO kết quả tuyển dụng
  • Thông báo tuyển dụng Viên chức năm 2024
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng nhân viên thú y cấp xã năm 2023
  • THÔNG BÁO Danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn, không đủ tiêu chuẩn xét tuyển nhân viên thú y cấp xã trê
  • QUYẾT ĐỊNH Ban hành Danh mục chi tiết về biểu giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động
  • THÔNG BÁO Thí sinh đủ điều kiện tham dự vòng 2 (vòng phỏng vấn) kỳ tuyển dụng viên chức Chi cục Chăn
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng viên chức năm 2022
  • Kế hoạch về việc tuyển dụng viên chứu năm 2022
  • Mời các thí sinh trúng tuyển Viên chức năm 2020 ký hợp đồng làm việc đối với viên chức.
  • Kết quả tuyển dụng viên chức năm 2020
  • Thông báo kết squả phỏng vấn tuyển viên chức vòng 2
  • Thông báo: Triệu tập thí sinh tham dự vòng 2
  • Thông báo tuyển dụng viên chức 2020
  • Thông báo nghỉ lễ
  • Thông báo tuyển sinh năm 2018
  • Thông báo kết quả điểm các thí sinh dự xét tuyển dụng viên chức CCCNTY năm 2017
Xem tiếp
   
  đề án chăn nuôi