19 Tháng Ba 2024
Chào mừng quý vị đến với Website CHI CỤC THÚ Y TỈNH ĐỒNG NAI
  Tin tức tổng hợp

Đổi mới ngành chăn nuôi, sản xuất thịt lợn từ công cụ quản lý chuỗi

Ngày 22/8, tại Hội thảo "Đổi mới quản lý chuỗi sản xuất thịt lợn theo định hướng quốc tế", do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam phối hợp với Bộ Kinh tế Hà Lan, tổ chức ở Tp. Hồ Chí Minh.

Vấn đề liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị được các chuyên gia đánh giá là giải pháp quan trọng cho phát triển ngành chăn nuôi hiện đại, bền vững ở Việt Nam. Đồng thời, là giải pháp đã được nhiều nước áp dụng để thúc đẩy kết nối sản xuất với thị trường, tăng tính dự báo; đảm bảo chất lượng, an toàn, truy xuất nguồn gốc sản phẩm; điều tiết cung cầu, phân bổ lợi nhuận hợp lý.


Lãnh đạo Cục chăn nuôi phát biểu tại hội thảo

Giải quyết thách thức truy xuất nguồn gốc

Sản phẩm chăn nuôi, sản xuất thịt lợn trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh với hàng hóa ngoại nhập, đòi hỏi phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, trong khi đó phần lớn các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, sơ chế biến chưa quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc là khó khăn lớn tại Việt Nam.

Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu rà soát các rào cản thể chế ảnh hưởng tới thương mại nông sản thị trường nội địa, tập trung chủ yếu vào hai sản phẩm là thịt lợn và thịt gà, do Viện Chính sách, Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho thấy, vẫn còn nhiều quy định bất cập về quản lý, kiểm soát chăn nuôi, giết mổ, kiểm dịch, gây cản trở và chưa tạo điều kiện thuận lợi phát triển ngành chăn nuôi. Đặc biệt, thách thức lớn nhất đối với ngành chăn nuôi tại Việt Nam là làm sao để kiểm soát hệ thống thương lái, vì khâu này đang chiếm lợi nhuận cao trong chuỗi cung ứng nhưng chưa có quy định để đảm bảo sự bình đẳng, minh bạch.

Bên cạnh đó, việc kiểm soát, giám sát hệ thống thương lái còn góp phần tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm và quyền lợi người tiêu dùng.

Chia sẻ thực tế về ngành chăn nuôi, sản xuất thịt lợn trên địa bàn, ông Nguyễn Trường Giang, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai, cho hay: Hiện nay, khâu tổ chức liên kết sản xuất ngành theo chuỗi còn yếu, phụ thuộc nhiều vào khâu trung gian và khó kiểm soát, chưa truy xuất được nguồn gốc, trong đó, đa số các hộ, trang trại chăn nuôi chưa chủ động được nguồn thức ăn chăn nuôi, con giống để giảm giá thành sản phẩm. 

Tương tự, đại diện một số tỉnh, thành phố khác thuộc địa bàn Đông Nam bộ và Tây Nam bộ, cho biết: Việc triển khai quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi gặp nhiều thách thức về cơ sở hạ tầng trong vùng quy hoạch chưa đồng bộ, số lượng trang trại tham gia vùng quy hoạch còn hạn chế. Bên cạnh đó, các hình thức tổ chức sản xuất lớn trong ngành chăn nuôi, sản xuất thịt lợn, đặc biệt là các hợp tác xã chậm phát triển, hoạt động chưa hiệu quả.

Trước thực trạng đó, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, kiêm Giám đốc Dự án Nâng cao giá trị chuỗi thịt lợn Việt Nam theo định hướng quốc tế (VIP), cho rằng: Thực tế cho thấy những mô hình sản xuất theo chuỗi của Dự án VIP là đúng đắn và phù hợp với định hương phát triển chăn nuôi lợn theo hướng hiện đại, đặc biệt được kỳ vọng là công cụ hiệu quả góp phần giải quyết những tồn tại của ngành chăn nuôi, sản xuất thịt lợn tại Việt Nam hiện nay. Vì vậy, Đề án VIP với sự tham gia nhiều hơn của các doanh nghiệp Hà Lan và Việt Nam sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Theo ông Nguyễn Văn Trọng, đổi mới hợp tác liên kết chuỗi giá trị cần chính sách khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã triển khai liên kết chuỗi; đồng thời hỗ trợ xây dựng, phát triển khung thể chế mới về liên kết chuỗi giá trị hàng hóa cũng như các sản phẩm chủ lực của địa phương. Bên cạnh đó, xây dựng thương hiệu sản phẩm theo chuỗi giá trị gắn với mô hình hợp tác mới như Hiệp hội sản xuất lợn an toàn.

Phát triển chuỗi liên kết an toàn thực phẩm

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến tháng 7/2017, trên cả nước có gần 700 chuỗi nông sản;trong đó có hơn 330 chuỗi được cấp Giấy xác nhận "Chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn". Còn đối với chuỗi sản phẩm chăn nuôi có tại 37 tỉnh, thành phố với số lượng khoảng 160 chuỗi; có 90 chuỗi được cấp Giấy xác nhận "Chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn". Cụ thể, thông tin về các mô hình liên kết tiêu thụ thịt lợn tại địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, ông Huỳnh Tấn Phát, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y Tp. Hồ Chí Minh, cho hay: Từ năm 2013 đến nay, thành phố đã triển khai mô hình chuỗi liên kết tiêu thụ được kiểm soát an toàn thực phẩm từ trang trại, cơ sở giết mổ, cửa hàng tiêu thụ. Hiện tại, đã có 3 đơn vị được chứng nhận với sản lượng tiêu thụ bình quân đạt gần 1.350 con/ngày, chiếm gần 12,8% so với sản lượng tiêu thụ tại Tp. Hồ Chí Minh. 
Ngoài ra, UBND Tp. Hồ Chí Minh đã phê duyệt Chương trình xây dựng chuỗi liên kết và cung ứng trong nông nghiệp giai đoạn 2017 - 2020.

Trong đó, có xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và cung ứng tiêu thụ thịt lợn (chuỗi thịt lợn) với mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu cung cấp thịt lợn an toàn được kiểm soát theo chuỗi bình quân khoảng 3.000 con/ngày, chiếm khoảng 30% nhu cầu của người dân thành phố.  

Song song đó, tổ chức nhập nội và cải thiện đàn lợn giống, cung cấp nguồn lợn giống thương phẩm cho các hộ, trang trại tham gia chuỗi liên kết trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.

 Về góc độ doanh nghiệp, đại diện Tổng công ty thương mại Sài Gòn - Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên (Satra), cho rằng: Đối với ngành chăn nuôi, sản xuất thịt lợn tại Việt Nam, vấn đề kiểm soát chất lượng cần được ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, cần xây dựng quy trình kiểm soát nghiêm ngặt từ truy xuất nguồn gốc, giết mổ và sản phẩm sau giết mổ không chỉ cần những giải pháp khuyến khích, vận động, mà phải có nhiều công cụ quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt lợn một cách chặt chẽ dựa trên cơ sở pháp lý.

 Cùng quan điểm, các sở, ngành địa phương khu vực phía Nam, cho rằng: Xây dựng và hình thành chuỗi giá trị cho hàng hóa cần liên tục và củng cố để nâng cao giá trị của sản phẩm cuối cùng lên mức cao nhất. Chuỗi giá trị sản phẩm phải đảm bảo từ khâu chăn nuôi, sản xuất, chế biến... cho đến cung ứng sản phẩm ra thị trường tiêu thụ; hay có thể hiểu là đảm bảo quy trình chăn nuôi, sản xuất từ trang trại đến bàn ăn. Trong đó, truy xuất nguồn gốc là công cụ để quản lý chuỗi; còn chuỗi giá trị hàng hóa được đo bởi các yếu tố như mức đầu tư thấp, giá thành cạnh tranh và thu về lợi nhuận cao. 

Ngọc Hữu – Phòng HCTH

(Theo tin từ Bộ NNPTNT)


>> Việt Nam sẽ cấm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi (08/08/2017)

>> Vì miếng thịt ngon, an toàn (08/08/2017)

>> Cục Thú y đã làm đúng quy định pháp luật (01/08/2017)

>> Thông tư số 35 tạo ra sự chuyển biến tích cực trong quản lý nuôi chim yến (25/07/2017)

>> NGHỊ QUYẾT MỚI CỦA QUỐC HỘI VỀ ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 (25/07/2017)

>> XỬ LÝ CƠ SỞ GIẾT MỔ HEO TRÁI PHÉP VỚI SỐ LƯỢNG LỚN Ở THỐNG NHẤT (10/05/2017)

>> TIẾP NHẬN VÀ TRẢ HỒ SƠ TẠI TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH CÔNG TỈNH ĐỒNG NAI (03/05/2017)

>> Hội nghị kết nối chuỗi tiêu thụ sản phẩm thịt heo VietGAHP (28/04/2017)

>> Tăng lương cho công chức, viên chức từ 1/7/2017 (28/04/2017)

>> XỬ LÝ CƠ SỞ GIÊT MỔ HEO TRÁI PHÉP VỚI SỐ LƯỢNG LỚN TẠI THỐNG NHẤT (26/04/2017)


Quay Về
Tìm kiếm theo ngày tháng
Tìm kiếm theo tiêu đề
  Báo cáo
  • THÔNG BÁO kết quả tuyển dụng
  • Thông báo tuyển dụng Viên chức năm 2024
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng nhân viên thú y cấp xã năm 2023
  • THÔNG BÁO Danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn, không đủ tiêu chuẩn xét tuyển nhân viên thú y cấp xã trê
  • QUYẾT ĐỊNH Ban hành Danh mục chi tiết về biểu giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động
  • THÔNG BÁO Thí sinh đủ điều kiện tham dự vòng 2 (vòng phỏng vấn) kỳ tuyển dụng viên chức Chi cục Chăn
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng viên chức năm 2022
  • Kế hoạch về việc tuyển dụng viên chứu năm 2022
  • Mời các thí sinh trúng tuyển Viên chức năm 2020 ký hợp đồng làm việc đối với viên chức.
  • Kết quả tuyển dụng viên chức năm 2020
  • Thông báo kết squả phỏng vấn tuyển viên chức vòng 2
  • Thông báo: Triệu tập thí sinh tham dự vòng 2
  • Thông báo tuyển dụng viên chức 2020
  • Thông báo nghỉ lễ
  • Thông báo tuyển sinh năm 2018
  • Thông báo kết quả điểm các thí sinh dự xét tuyển dụng viên chức CCCNTY năm 2017
Xem tiếp
   
  đề án chăn nuôi