19 Tháng Ba 2024
Chào mừng quý vị đến với Website CHI CỤC THÚ Y TỈNH ĐỒNG NAI
  Tin tức tổng hợp

Giải pháp phát triển bền vững ngành chăn nuôi, nâng cao chuỗi giá trị và truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Đồng Nai là tỉnh có ngành chăn nuôi rất phát triển. Tuy nhiên, trong gần 1 năm qua giá heo thịt giảm rất thấp dưới giá thành ảnh hưởng rất lớn đến ngành chăn nuôi.

 Nhằm đánh giá thực trạng ngành chăn nuôi trên đại bàn tỉnh hiện nay, bàn phương hướng phát triển bền vững và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Ngày 08/10/2017, Ban QLDA LIFSAP tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với Hiệp hội chăn nuôi tỉnh Đồng Nai tổ chức hội thảo truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đánh giá thực trạng ngành chăn nuôi, định hướng phát triển trong thời gian tới.

 Tham dự Hội thảo có hơn 200 đại biểu là đại diện lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, đại diện các Ban, Ngành, Đòan thể như: Sở Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính,Y tế, Công thương, Công an, Kế hoạch & Đầu tư, Khoa học và Công nghệ,  Liên minh Hợp tác xã; các Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục QLCL nông lâm sản và TS, Trung tâm khuyến nông; Đại diện UBND, Phòng KT/NN các huyện, TX Long Khánh và TP Biên Hòa; các Trạm Chăn nuôi và Thú y, Khuyến nông; Lãnh đạo UBND các xã có THT GAHP, tổ trưởng THT GAHP; Đại diện Hiệp hội chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, Đại diện các công ty Bio Pharma, Viphavet, REP Biotech, De heus và các cơ quan truyền thông, …

Nội dung của Hội thảo là:

 Đánh giá thực trạng ngành chăn nuôi tỉnh, định hướng phát triển chăn nuôi trong thời gian tới, nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Đánh giá quá trình tham gia đề án truy xuất nguồn gốc thịt heo vào thành phố Hồ Chí Minh.

Theo thông tin từ hội thảo:

- Về tình hình chăn nuôi:

+ Tổng đàn heo toàn tỉnh hiện tại là 1,71 triệu  con đã giảm 17,41% so với thời điểm 01/4/2017  (2,08 triệu con) trong đó chăn nuôi trang trại chiếm 72,95%, với 1.813 trang trại, chăn nuôi heo nhỏ lẻ chiếm 27,05%  tổng đàn; số lượng heo đực giống 4.094 con, nái sinh sản 292.365 con.

+ Tổng đàn gà 15,56 triệu con, giảm 16,38% so với thời điểm 01/4/2017 (18,61 triệu con), chăn nuôi trang trại chiếm  81,58%, với 463 trang trại.

+ Tổng đàn trâu, bò, dê: 73.990 con, trong đó trang trại chiếm 8,34% tổng đàn với 16 trang trại.

+ Tổng đàn vịt, ngan, ngỗng: 1,15 triệu con; Cút: 13,47 triệu con.

+ Trong gần 1 năm qua giá heo hơi liên tục giảm có thời điểm xuống dưới 20.000 đ/kg thịt hơi. Các hộ chăn nuôi thua lỗ nặng nề (từ 500.000 – 1.000.000 đ/con heo thịt) nhiều hộ phá sản, nghỉ chăn nuôi. Còn lại cũng chủ động giảm đàn để giảm thua lỗ. Hiện nay với giá 27.000 - 32.000đ/kg chỉ mô hình chăn nuôi heo trang trại thuộc hệ thống công ty vốn đầu tư FDI là có lãi. Còn lại các loại hình chăn nuôi khác đều không có lãi do: chăn nuôi heo có vốn đầu tư FDI có các yếu tố đầu vào thấp (thức ăn chăn nuôi, giống, thuốc thú y – Do công ty tự sản xuất hay mua với số lượng lớn nên giá đầu vào rẻ); con giống tốt, năng suất cao, chất lượng, khối lượng thịt xẻ đáp ứng yêu cầu thị trường nên giá bán thường cao hơn giá heo sản xuất nhỏ lẻ khoảng 2.000 đ/kg heo hơi; quy trình chăn nuôi tiên tiến, được kiểm soát chặt chẽ; đầu tư chuồng kín, giúp heo phát triển tốt, giảm dịch bệnh...

- Chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi heo

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 13 chuỗi tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi an toàn. Cụ thể:

+ 04 Chuỗi trứng gà: Cơ sở Lâm Thanh Đức, Công ty TNHH SX TM DV Vương Huỳnh, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P, Công ty TNHH MTV sản xuất và TM Omega Thiên Ân. Sản phẩm chủ yếu tiêu thụ tại TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai.

+ 03 Chuỗi thịt gà: Công ty TNHH CN Bình Minh, Công ty TNHH CN Long Bình, Công ty TNHH Phạm Tôn

+ Chuỗi thịt heo truy xuất nguồn gốc vào TP Hồ Chí Minh. Có 286 trang trại và 21 THT GAHP thuộc 3 vùng GAHP dự án LIFSAP đăng ký tham gia.

+ Chuỗi Công ty TNHH chế biến thực phẩm Anh Hoàng Thy: 05 trang trại chăn nuôi, 01 cơ sở sơ chế, giết mổ Anh Hoàng Thy, 01 cơ sở chế biến (xưởng Ebon – Công ty TNHH TMDV Quốc tế Big C Đồng Nai), 02 cơ sở kinh doanh (Big C Đồng Nai và Big C Dĩ An- Bình Dương).

+ Chuỗi Công ty MTV thực phẩm Anh Hào Phát: 07 trang trại chăn nuôi, 01 cơ sở sơ chế, giết mổ Anh Hào Phát, 01 cơ sở chế biến (xưởng Ebon – Công ty TNHH TMDV Quốc tế Big C Đồng Nai), 02 cơ sở kinh doanh (Big C Đồng Nai và Big C Dĩ An- Bình Dương).

+ Chuỗi Công ty TNHH SXTM-DV Thanh Danh: 01 cơ sở kinh doanh (thu gom), 01 cơ sở chế biến (xưởng Ebon – Công ty TNHH TMDV Quốc tế Big C Đồng Nai), 02 cơ sở kinh doanh (Big C Đồng Nai và Big C Dĩ An- Bình Dương).

+ Chuỗi thịt heo an toàn thực phẩm vào 04 chợ tại 2 huyện Vĩnh Cửu và Tân Phú.

+ Chuỗi thịt gà chế biến xuất khẩu (Công ty Koyu & Unitek) sang Nhật Bản đã triển khai và được Cục Thú y phía Nhật Bản thẩm định. Kết quả chấp thuận cho sản phẩm thịt gà chế biến của Công ty Koyu & Unitek được xuất sang thịt trường Nhật Bản. Đến nay, xuất khoảng 50 tấn thịt gà chế biến.

-  Việc tham gia đề án truy xuất nguồn gốc sản phẩm (Sở Công thương TP Hồ Chí Minh)

          + Có 780 cơ sở chăn nuôi heo đăng ký tham gia Đề án với sở Công thương thành phố Hồ Chí Minh, có 240 cơ sở nhập heo thịt về các cơ sở giết mổ heo trên địa bàn thành phố HCM để giết mổ với số lượng 600.203 con heo thịt. Trong đó, từ ngày 01/7/2017 đến ngày 24/10/2017 có 305.533 con heo thịt được truy xuất nguồn gốc để đưa về các cơ sở giết mổ heo trên địa bàn thành phố HCM.

          + Có 12 cơ sở giết mổ heo đăng ký tham gia Đề án với sở Công thương thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, có 07 cơ sở giết mổ được 63.670 con heo để đưa thịt về bán tại các siêu thị, cửa hàng, chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tính từ ngày 01/7/2017 đến ngày 24/10/2017 có 31.0889 con heo để đưa thịt về bán tại các siêu thị, cửa hàng, chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

 + Có 24 cơ sở gà giống bố mẹ đăng ký tham gia đề án, đã có 12 cơ sở thực hiện truy xuất; có 27 cơ sở nuôi gà đẻ trứng đăng ký tham gia đề án, đã có 04 cơ sở thực hiện truy xuất; có 147 cơ sở nuôi gà thịt đăng ký tham gia đề án, đã có 39 cơ sở thực hiện truy xuất được tổng số 1.451.944 con gà thịt đưa vào các lò giết mổ của thành phố; có 03 cơ sở xử lý trứng gà đăng ký tham gia đề án, có 01 cơ sở đã thực hiện truy xuất; có 05 cơ sở giết mổ gà đăng ký tham gia đề án, có 02 cơ sở đã thực hiện truy xuất.

Khó khăn và tồn tại

- Tổ chức sản xuất, liên kết:

+ Tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi hiện nay còn yếu, phụ thuộc nhiều khâu trung gian và khó kiểm soát, chưa truy xuất được nguồn gốc.

+ Việc áp dụng các quy trình an toàn dịch bệnh, thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) chưa được người chăn nuôi chú trọng, quan tâm và tự nguyện tham gia thực hiện.

+ Ý thức tự giác của người chăn nuôi chưa cao trong việc ghi chép, khai báo số liệu chăn nuôi cho cơ quan quản lý, đặc biệt đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, đồng thời các biện pháp chế tài chưa đủ mạnh để bắt buộc người chăn nuôi thực hiện nội dung này.

+ Người chăn nuôi chưa chủ động thực hiện tốt việc tự trộn thức ăn chăn nuôi, quản lý con giống để giảm giá thành sản phẩm, còn phụ thuộc các đại lý cung cấp thức ăn chăn nuôi.

+ Các hình thức tổ chức sản xuất lớn trong chăn nuôi, nhất là hình thức hợp tác xã chậm phát triển, hoạt động chưa hiệu quả.

- Thông tin tuyên truyền:

+ Các thông tin về giá cả thị trường đầu vào, đầu ra chưa kịp thời đến người chăn nuôi.

+ Người chăn nuôi thiếu kỹ năng phân tích, nắm bắt thị trường, nhất là chăn nuôi nhỏ lẻ, dẫn đến tình trạng thấy được giá thì tăng đàn.

- Về tiêu thụ sản phẩm:

Thị trường tiêu thụ chủ yếu trong nước, đối tượng hộ gia đình, đối tượng bếp ăn tập thể còn hạn chế. Thị trường xuất khẩu chiếm thị phần nhỏ, chủ yếu là xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch nên không ổn định; chưa xuất khẩu chính ngạch do giá thành cao hơn thịt đông lạnh nhập khẩu, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Chưa mang tính bền vững, cụ thể từ tháng 11/2016 đến nay, Trung Quốc đã quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu heo của Việt Nam qua đường tiểu ngạch làm cho lượng heo trong nước tồn nhiều, cung vượt cầu, giá heo hơi giảm xuống thấp.

- Về áp dụng quy trình VietGAHP :

+ Tỷ lệ áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn thấp, số cơ sở được chứng nhận VietGAHP trong chăn nuôi trang trại chiếm tỷ lệ 3,27 %; trên đối tương chăn nuôi heo nông hộ chiếm 2,73 %; tỷ lệ trang trại đạt an toàn dịch bệnh chiếm tỷ lệ 20,29 % .

+ Do giá heo thấp, người chăn nuôi tự giết mổ tại nhà không qua kiểm soát của cơ quan thú và tổ chức buôn bán tại lòng lề đường, sản phẩm.

- Về truy xuất nguồn gốc sản phẩm:

+ Còn một số cơ sở chăn nuôi chưa đăng ký tham gia Đề án nên chưa có tài khoản để đăng nhập vào chương trình của Đề án. Một số cơ sở chăn nuôi đã đăng ký tham gia Đề án, đã được cấp tài khoản để đăng nhập vào Đề án nhưng chưa mua vòng nhận diện và vòng xuất trại.

+ Ngoài ra, còn một số cơ sở chăn nuôi có đeo vòng nhận diện vào chân heo trước khi bán nhưng lại không kích hoạt vòng nhận diện trước khi đeo vào chân heo (lý do đeo vòng để đối phó, không muốn gặp rắc rối khi truy xuất nếu có sự cố về an toàn thực phẩm). Một số chủ trại sau khi kích hoạt vòng nhận diện nhưng không đeo vào chân heo mà để thương lái đưa về CSGM chặt ra từng mảnh rồi mới đeo dẫn đến việc nhầm lẫn, loạn thông tin.

Giải pháp để phát triển chăn nuôi trong thời gian tới

- Công tác thông tin, tuyên truyền:

+ Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân chăn nuôi sản xuất chăn nuôi theo quy trình VietGAHP, áp dụng các tiến bộ khoa học trong chăn. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về thông tin thị trường, tình hình dịch bệnh, pháp luật liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm và các chính sách về phát triển chăn nuôi; các điểm kinh doanh sản phẩm sạch cho người tiêu dùng biết và lưa chọn.

+ Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã chăn nuôi để hình thành chuỗi liên kết sản xuất tạo ra lượng hàng hóa lớn, chất lượng đồng đều, năng suất chất lượng cao, sức cạnh tranh lớn, đáp ứng yêu cầu của thị trường; đồng thời có đủ năng đủ năng lực về nguồn vốn; năng lực pháp lý trong các hoạt động liên kết với doanh nghiệp thu mua vật tư sản xuất đầu vào nhằm giảm chi phí sản xuất; cải thiện chất lượng con giống; phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị bền vững. Thông tin kịp thời cho người chăn nuôi về yêu cầu của thị trường để người chăn nuôi có kế hoạch sản xuất phù hợp.

- Nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi:

+ Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu đã được UBND tỉnh phê duyệt theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

+ Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách về hỗ trợ phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Tập trung thực hiện tốt chính sách về hỗ trợ chăn nuôi áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt theo Quyết định số 22/QĐ-UBND ngày 31/3/2016 của UBND tỉnh Đồng Nai.

+ Triển khai xây dựng các cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh, thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã chăn nuôi, áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt (VietGAHP) trong chăn nuôi;.

+ Kiểm tra, hướng dẫn phương pháp đánh giá để lựa chọn con nái tốt làm giống, loại thải, giảm đàn có năng suất, chất lượng thấp đề xuất loại thải các nái, đực không đạt yêu cầu. Khuyến cáo người chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ lẻ có năng suất, chất lượng thấp chuyển đổi ngành nghề hoặc chuyển sang chăn nuôi một số loài đặc sản đạt hiệu quả.

- Xây dựng chuỗi liên kết:

+ Xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tập trung triển khai xây dựng chuỗi vào các chợ, siêu thị, trung tâm trương mại, các doanh nghiệp sơ chế biến thực phẩm, bếp ăn tập thể, đặc biệt là chuỗi thịt heo, thịt gà, trứng gà vào thị trường thành phố Hồ Chí Minh; chuỗi sản xuất thịt gà chế biến xuất khẩu của Công ty Koyu Unitek sang Nhật Bản.

- Công tác quản lý, kiểm tra và giám sát:

+ Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn. Hướng dẫn người chăn nuôi kế hoạch chủ động giám sát các chỉ tiêu nước thải theo quy định. Kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm về môi trường trong chăn nuôi theo quy định.

+ Kiểm tra, kiểm soát thường xuyên đối với động vật không rõ nguồn gốc và sản phẩm động vật chưa qua kiểm dịch, không để các sản phẩm động vật vào chợ mà không qua kiểm dịch, kiểm soát của cơ quan Thú y.

+ Tổ chức kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh, giết mổ, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật, thực phẩm động vật theo phân cấp.

+ Thực hiện nghiêm công tác quản lý chăn nuôi theo Quyết định số 48/2011/QĐ-UBND ngày 27/7/2011 của UBND tỉnh; Xác định mục tiêu chăn nuôi theo quy trình VietGAHP để xây dựng kế hoạch hàng năm và có giải pháp phù hợp.

+ Nghiên cứu xây dựng phần mềm báo cáo chăn nuôi trực tiếp trên mạng Internet, với mục tiêu người chăn nuôi chủ động báo cáo dữ liệu chăn nuôi định kỳ; Cơ quan quản lý nhà nước, chuyên ngành: phân tích số liệu chăn nuôi, dự báo tình hình chăn nuôi, thị trường chăn nuôi. Đồng thời nghiên cứu và triển khai các Đề tài mang tính ứng dụng trong chăn nuôi về mô hình chăn nuôi đặc sản, về xử lý môi trường và công nghệ cao trong chăn nuôi...

+ Rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch gắn liền với xác định các cơ sở chăn nuôi phải di dời do ô nhiễm môi trường, chồng lấn các quy hoạch khác, xác định và tập trung xây dựng các vùng nuôi heo, gà theo quy trình VietGAHP để phục vụ xuất khẩu và phục vụ tiêu dùng trong nước.

- Xúc tiến thương mại và dự báo thị trường:

Tăng cường xây dựng chương trình xúc tiến thương mại nhằm đẩy mạnh lưu thông hàng hóa sản xuất trên địa bàn tỉnh, cả nước, các nước trong khu vực và trên thế giới. Kịp thời thông tin về thị trường tiêu thụ và dự báo về thị trường để người chăn nuôi chủ động kế hoạch sản xuất.

Một số hình ảnh buổi hội thảo

Lê Thị Minh – Ban QLDA LIFSAP


>> Sẽ có test thử nhanh thuốc an thần trên thịt lợn (13/11/2017)

>> Vì sao thịt heo Việt Nam không thể xuất khẩu? (02/11/2017)

>> Chủ động đặt mua vắc xin Lở mồm long móng (12/10/2017)

>> Nghị Định số 90/2017/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ tháng 9-2017 (01/09/2017)

>> Hợp tác phòng chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người (01/09/2017)

>> Hội thảo đánh giá kết quả triển khai khu thí điểm chăn nuôi tập trung (29/08/2017)

>> Đổi mới ngành chăn nuôi, sản xuất thịt lợn từ công cụ quản lý chuỗi (29/08/2017)

>> Việt Nam sẽ cấm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi (08/08/2017)

>> Vì miếng thịt ngon, an toàn (08/08/2017)

>> Cục Thú y đã làm đúng quy định pháp luật (01/08/2017)


Quay Về
Tìm kiếm theo ngày tháng
Tìm kiếm theo tiêu đề
  Báo cáo
  • THÔNG BÁO kết quả tuyển dụng
  • Thông báo tuyển dụng Viên chức năm 2024
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng nhân viên thú y cấp xã năm 2023
  • THÔNG BÁO Danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn, không đủ tiêu chuẩn xét tuyển nhân viên thú y cấp xã trê
  • QUYẾT ĐỊNH Ban hành Danh mục chi tiết về biểu giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động
  • THÔNG BÁO Thí sinh đủ điều kiện tham dự vòng 2 (vòng phỏng vấn) kỳ tuyển dụng viên chức Chi cục Chăn
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng viên chức năm 2022
  • Kế hoạch về việc tuyển dụng viên chứu năm 2022
  • Mời các thí sinh trúng tuyển Viên chức năm 2020 ký hợp đồng làm việc đối với viên chức.
  • Kết quả tuyển dụng viên chức năm 2020
  • Thông báo kết squả phỏng vấn tuyển viên chức vòng 2
  • Thông báo: Triệu tập thí sinh tham dự vòng 2
  • Thông báo tuyển dụng viên chức 2020
  • Thông báo nghỉ lễ
  • Thông báo tuyển sinh năm 2018
  • Thông báo kết quả điểm các thí sinh dự xét tuyển dụng viên chức CCCNTY năm 2017
Xem tiếp
   
  đề án chăn nuôi