26 Tháng Tư 2024
Chào mừng quý vị đến với Website CHI CỤC THÚ Y TỈNH ĐỒNG NAI
  Tin tức tổng hợp

BỆNH DẠI GÂY CHẾT NGƯỜI VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI

1 Hỏi: Bệnh Dại là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Ảnh minh học

Đáp:

Bệnh dại ở người và động vật do Lyssa virus gây ra (thuộc họ Rhabdoviridae). Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây nên những cái chết với triệu chứng rất thảm khốc  cho người và động vật.

Nguồn mang mầm bệnh chủ yếu là chó (90%), mèo nuôi (5%) và động vật hoang dã (chồn, cấy, cáo…).
Khi động vật mắc bệnh dại cào, cắn, liếm vào người, vi rút từ nước bọt sẽ lây truyền qua da và niêm mạc bị tổn thương.

2 Hỏi: Triệu chứng và bệnh tích bệnh dại trên chó mèo?

Đáp:

          a) Thời kỳ ủ bệnh: Có thể thay đổi từ 2 ngày đến nhiều tháng. Đa số bệnh phát ra trong vòng 21-30 ngày sau khi con vật nhiễm vi rút.

          b) Các biểu hiện lâm sàng: Được chia làm 2 thể là thể dại điên cuồng và thể dại câm (bại liệt).

          - Thể dại điên cuồng: Gồm 3 thời kỳ

               + Thời kỳ tiền lâm sàng: Chó bị dại có dấu hiệu khác thường như trốn vào góc tối, kín đáo, đến gần chủ miễn cưỡng hoặc trái lại, tỏ ra vồn vã thái quá, thỉnh thoảng sủa vu vơ, tru lên từng hồi, bồn chồn, nhảy lên đớp không khí.

               + Thời kỳ điên cuồng: các phản xạ vận động bị kích thích mạnh, cắn sủa người lạ dữ dội, quá vồ vập khi chủ gọi. Chó bỏ ăn, nuốt khó, sốt, dãn đồng tử, con vật có biểu hiện khát nước, muốn uống nhưng không nuốt được; chó bắt đầu chảy nước dãi, sùi bọt mép, tỏ vẻ bồn chồn, cảnh giác, sợ sệt, cắn vu vơ, hay giật mình, đi lại không có chủ định, trở nên dữ tợn, điên cuồng (2-3 ngày sau khi phát bệnh).

                + Thời kỳ bại liệt: chó bị liệt, không nuốt được thức ăn, nước uống, liệt hàm dưới và lưỡi nên trễ hàm, thè lưỡi ra ngoài, nước dãi chảy ra, chân sau liệt ngày càng rõ; chó chết trong khoảng từ 3-7 ngày sau khi có triệu chứng đầu tiên, do liệt cơ hô hấp và do kiệt sức vì không ăn uống được.

             - Thể dại câm: là dạng bệnh không có các biểu hiện lên cơn dại điên cuồng như thường thấy; chó chỉ có biểu hiện buồn rầu. Con vật có thể bị bại ở một phần cơ thể, nửa người hoặc 2 chân sau, nhưng thường là liệt cơ hàm, mồm luôn hé mở, hàm trễ xuống, lưỡi thè ra; nước dãi chảy lòng thòng, con vật không cắn, sủa được, chỉ gầm gừ trong họng. Quá trình này tiến triển từ 2-3 ngày.




3 Hỏi: Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân  nuôi chó, mèo?

Đáp: 

a) Phải đăng ký việc nuôi chó với Ủy ban nhân dân cấp xã

b) Xích, nhốt hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình;

 Bảo đảm vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng xấu tới người xung quanh.

 Khi đưa chó ra nơi công cộng phải bảo đảm an toàn cho người xung quanh bằng cách đeo rọ mõm cho chó hoặc xích giữ chó và có người dắt;


d) Chấp hành tiêm vắc-xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo theo quy định;




đ) Chịu mọi chi phí trong trường hợp có chó thả rông bị bắt giữ, kể cả chi phí cho việc nuôi dưỡng và tiêu hủy chó. Trường hợp chó, mèo cắn, cào người thì chủ vật nuôi phải bồi thường vật chất cho người bị hại theo quy định của pháp luật.

4  Hỏi: Trách nhiệm của các UBND  xã, phường, thị trấn?

Đáp:

a) Lập sổ quản lý chó nuôi trên địa bàn

b) Hằng năm trước đợt tiêm phòng phải rà soát, thống kê, cập nhập thông tin về đàn chó nuôi trên địa bàn;

c) Quy định cụ thể việc bắt giữ chó thả rông ở nơi công cộng thuộc địa bàn quản lý; thành lập các đội chuyên trách để bắt chó thả rông và động vật mắc bệnh Dại, có dấu hiệu mắc bệnh Dại;


 - Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về địa điểm tạm giữ chó bị bắt để chủ vật nuôi đến nhận;

- Áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ vật nuôi; quyết định biện pháp xử lý chó bị bắt giữ trong trường hợp sau 48 giờ kể từ khi có thông báo mà không có người nhận;

d) Phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương tổ chức tập huấn kỹ năng bắt chó thả rông và bắt động vật mắc bệnh Dại hoặc có dấu hiệu mắc bệnh Dại cho các thành viên của đội chuyên trách;

đ) Phối hợp với cơ quan y tế tổ chức được tiêm vắc-xin phòng bệnh Dại cho các thành viên của đội chuyên trách theo quy định của ngành y tế.

5 Hỏi: Quy trình tiêm phòng vắc xin dại cho chó mèo?

Đáp:

- Thời gian tiêm phòng:

+  Hàng năm triển khai chiến dịch tiêm phòng đợt chính vào tháng 9-10 tại địa điểm đã được thông báo. Ngoài ra, hàng tháng phải tiêm phòng bổ sung cho đàn chó, mèo mới phát sinh hoặc chó, mèo đã hết thời gian còn miễn dịch bảo hộ vào thời gian đã được quy định.

+  Liều lượng, cách sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc-xin.

- Phạm vi tiêm phòng: Tiêm phòng cho đàn chó, mèo thuộc diện tiêm phòng do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định, bảo đảm tỷ lệ tiêm phòng đạt ít nhất 70% tổng đàn.



-  Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương để tổ chức đợt tiêm phòng vắc xin Dại cho chó, mèo trên địa bàn. Trong vòng 07 ngày trước đợt tiêm phòng và trong thời gian triển khai tiêm phòng, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo hằng ngày trên các phương tiện truyền thông cho cộng đồng dân cư trên địa bàn về địa điểm và ngày tiêm phòng.

-  Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương hướng dẫn cụ thể việc tiêm phòng vắc-xin Dại trên địa bàn, thực hiện tiêm phòng và giám sát việc tiêm phòng và cấp Giấy chứng nhận tiêm phòng bệnh Dại cho chủ vật nuôi có chó, mèo được tiêm phòng vắc xin Dại

6 Hỏi. Xử lý ổ dịch dại chó như thế nào?

Đáp:

-  Tiêm phòng khẩn cấp bao vây ổ dịch

+  Tiêm phòng khẩn cấp vắc-xin dại cho toàn bộ đàn chó, mèo khỏe mạnh trong xã có ổ dịch Dại và các xã tiếp giáp với xã có dịch.

+  Huy động lực lượng tại chỗ hỗ trợ tiêm phòng; người trực tiếp tham gia tiêm phòng phải là nhân viên thú y hoặc người đã qua tập huấn về tiêm phòng Dại.

+  Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương hướng dẫn, quản lý, thực hiện tiêm phòng và giám sát việc tiêm phòng.

+  Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức tiêm phòng vắc-xin Dại cho chó, mèo để bao vây ổ dịch.

-  Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 9 của Luật thú y. Các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định tại Điều 25, Điều 27, Điều 28, Điều 29 và Điều 30 của Luật thú y.

-  Người tham gia xử lý ổ dịch Dại phải sử dụng bảo hộ cá nhân phù hợp (bao gồm kính bảo vệ mắt, khẩu trang y tế, găng tay, ủng và quần áo bảo hộ) theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

7. Giám sát bnh Di như thế nào?

Đáp:

-  Giám sát lâm sàng là biện pháp chủ yếu nhằm phát hiện sớm các ca bệnh dại ở động vật.

-  Chủ vật nuôi có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, giám sát chó, mèo nuôi của gia đình, nếu phát hiện con vật vô cớ cắn, cào người hoặc tấn công động vật khác thì phải cách ly và báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan thú y nơi gần nhất.

-  Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định vùng có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao phát bệnh Dại, phối hợp với các cơ quan chức năng của ngành y tế xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện Kế hoạch giám sát bệnh dại trên địa bàn.

8. Biện pháp xử lý động vật khi có ổ dịch Dại xảy ra?

Đáp:

-  Động vật mắc bệnh Dại, có dấu hiệu mắc bệnh Dại được xử lý như sau:

+  Tiêu hủy bắt buộc động vật mắc bệnh Dại.

+  Khuyến khích tiêu hủy chó, mèo có dấu hiệu mắc bệnh Dại; trường hợp không tiêu hủy phải nuôi cách ly để theo dõi trong vòng 14 ngày, nếu phát bệnh Dại thì phải tiêu hủy theo quy định;

+  Khuyến khích tiêu hủy chó, mèo chưa được tiêm phòng vắc xin Dại nhưng đã tiếp xúc với chó, mèo mắc bệnh Dại; trường hợp không tiêu hủy phải nuôi cách ly để theo dõi trong vòng 14 ngày, nếu phát bệnh Dại thì phải tiêu hủy theo quy định;

+  Chó, mèo vô cớ cắn, cào người phải nuôi cách ly để theo dõi trong vòng 14 ngày, nếu phát bệnh Dại thì phải tiêu hủy theo quy định.

-  Đối với chó, mèo khỏe mạnh trong vùng có dịch bệnh Dại phải thực hiện nuôi nhốt - . Việc xử lý động vật mắc bệnh phải được thực hiện ngay khi có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh Dại hoặc được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương kiểm tra, xác minh và kết luận động vật bị mắc bệnh Dại.

9.  Các hình thức xử phạt đối với chủ vật nuôi chó mèo?

Đáp:

- Chịu mọi chi phí trong trường hợp có chó thả rông bị bắt giữ, kể cả chi phí cho việc nuôi dưỡng;

- Trường hợp chó cắn, cào người thì chủ vật nuôi phải bồi thường vật chất cho người bị hại theo quy định của pháp luật.

Theo điểm a,b , khoản 2, điều 7, chương II, Nghị định 90 /2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017:

 Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

-  Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng;

-  Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.

10. Cách xử lý vết thương khi bị chó, mèo dại cắn?

Đáp:

- Rửa sạch vết thương bằng xà bông dưới vòi nước đang chảy 15 phút,

- Sát trùng bằng cồn, không dùng các biện pháp dân gian như lấy nọc, uống thuốc nam…

Đến ngay cơ sở y tế gần nhất để  được hướng dẫn tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh Dại.

 
Người biên soạn: Đoàn Thị Tươi – Chi cục Chăn nuôi và Thú y Đồng Nai






>> Sử dụng Thịt mát, tại sao không? (07/05/2018)

>> Tin giao lưu bóng đá mừng xuân Mậu Tuất 2018 (06/03/2018)

>> Hội nghị tổng kết công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và Thủy sản năm 2017, kế hoạch năm 2018 (25/01/2018)

>> Người Việt sợ thực phẩm bẩn nhưng ngó lơ thực phẩm sạch! (11/01/2018)

>> Yêu cầu đối với cơ sở an toàn dịch bệnh động vật (28/12/2017)

>> Những nguyên tắc cơ bản trong chăn nuôi an toàn sinh học (28/12/2017)

>> Kết quả "Xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn có kiểm soát dịch bệnh để hướng tới xuất khẩu” tại Xã Cây Gáo và Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai (28/12/2017)

>> Kết quả "Xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn có kiểm soát dịch bệnh để hướng tới xuất khẩu” tại Xã Gia Tân 2, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai (28/12/2017)

>> Việt Nam lần đầu 'ra mắt' giống vaccine bệnh Lở mồm long móng (19/12/2017)

>> Giải pháp phát triển bền vững ngành chăn nuôi, nâng cao chuỗi giá trị và truy xuất nguồn gốc sản phẩm (13/11/2017)


Quay Về
Tìm kiếm theo ngày tháng
Tìm kiếm theo tiêu đề
  Báo cáo
  • THÔNG BÁO kết quả tuyển dụng
  • Thông báo tuyển dụng Viên chức năm 2024
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng nhân viên thú y cấp xã năm 2023
  • THÔNG BÁO Danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn, không đủ tiêu chuẩn xét tuyển nhân viên thú y cấp xã trê
  • QUYẾT ĐỊNH Ban hành Danh mục chi tiết về biểu giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động
  • THÔNG BÁO Thí sinh đủ điều kiện tham dự vòng 2 (vòng phỏng vấn) kỳ tuyển dụng viên chức Chi cục Chăn
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng viên chức năm 2022
  • Kế hoạch về việc tuyển dụng viên chứu năm 2022
  • Mời các thí sinh trúng tuyển Viên chức năm 2020 ký hợp đồng làm việc đối với viên chức.
  • Kết quả tuyển dụng viên chức năm 2020
  • Thông báo kết squả phỏng vấn tuyển viên chức vòng 2
  • Thông báo: Triệu tập thí sinh tham dự vòng 2
  • Thông báo tuyển dụng viên chức 2020
  • Thông báo nghỉ lễ
  • Thông báo tuyển sinh năm 2018
  • Thông báo kết quả điểm các thí sinh dự xét tuyển dụng viên chức CCCNTY năm 2017
Xem tiếp
   
  đề án chăn nuôi