20 Tháng Tư 2024
Chào mừng quý vị đến với Website CHI CỤC THÚ Y TỈNH ĐỒNG NAI
  Tin tức tổng hợp

NHỮNG QUY ĐỊNH MỚI VỀ TÁI ĐÀN HEO

• Năm 1921, bệnh Dịch tả heo Châu Phi lần đầu tiên xuất hiện tại Kenya, châu Phi và sau đó đã trở thành dịch bệnh địa phương tại nhiều nước châu Phi

Hình mổ khám

I. TÌNH HÌNH BỆNH DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI (ASF):

•      Năm 1921, bệnh Dịch tả heo Châu Phi lần đầu tiên xuất hiện tại Kenya, châu Phi và sau đó đã trở thành dịch bệnh địa phương tại nhiều nước châu Phi

•      Năm 1957, lần đầu tiên bệnh Dịch tả heo Châu Phi được phát hiện và báo cáo tại Châu Âu. Sau đó bệnh cũng đã được phát hiện tại một số nước Châu Mỹ.

•      Năm 2007, bệnh Dịch tả heo Châu Phi xảy ra ở dãy núi Caucasus giữa Châu Âu và Châu Á tại quốc gia Georgia

•      Đến nay, bệnh Dịch tả heo Châu Phi là bệnh địa phương ở nhiều nước trên thế giới: Theo thông tin từ OIE và FAO, tính từ ngày 3/8/2018 đến nay, Trung Quốc phát hiện trên 110 ổ dịch tại 76 huyện của 28 tỉnh, buộc phải tiêu hủy trên 950 nghìn con heo các loại.

•      Tại Việt Nam: Lũy kế từ đầu tháng 02/2019 đến ngày 11/02/2020, bệnh DTLCP đã xảy ra tại 8.548 xã thuộc 667 huyện của 63 tỉnh, thành phố với tổng số heo tiêu hủy là 5.988.697 con; với tổng trọng lượng là 342.091 tấn (chiếm khoảng 9,0% tổng trọng lượng heo của cả nước).

•      Tại Đồng Nai: Tính đến 31/12/2019, bệnh Dịch tả heo Châu Phi (DTLCP), đã xảy ra xảy tại 5.371 cơ sở chăn nuôi, 137 xã/phường/thị trấn, tiêu hủy 450.064 con heo với trọng lượng tiêu hủy khoảng 23,93 ngàn tấn.

II. SỰ NGUY HIỂM CỦA BỆNH DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI:

DTHCP có thể gây chết ở heo với tỷ lệ rất cao so với những bệnh khác như Lở mồm long móng và Dịch tả heo cổ điển, có thể lên tới 100%, với các triệu chứng, bệnh tích điển hình:



-         Da trắng chuyển sang ửng đỏ, Xuất huyết vành tai, đuôi, cẳng chân, da phần dưới vùng ngực và bụng, có màu sẫm xanh tím;

-          Lá lách sưng to, màu đen do nhồi huyết;

-         Nhiều nước trong xoang bụng

-         Dạ Dày xuất huyết, ruột căng, chứa nhiều hơi

-         Hạch màng treo ruột xuất huyết


III. YÊU CẦU ĐỐI VỚI CƠ SỞ NUÔI TÁI ĐÀN HEO:

 Nghiêm túc thực hiện các biện pháp an toàn sinh học trong tái đàn chăn nuôi heo theo đúng Quyết định số 972/QĐ-TTg ngày 07/7/2020 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt “kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh dịch tả heo châu phi, giai đoạn 2020 – 2025, cụ thể như sau:

1. Chăn nuôi heo an toàn sinh học

- Kê khai, cập nhật, khai báo hoạt động chăn nuôi với chính quyền địa phương; đảm bảo khoảng cách an toàn trong chăn nuôi trang trại .

- Áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt: cách ly, vệ sinh, sát trùng bằng hóa chất, bằng vôi; đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, dụng cụ chăn nuôi bảo đảm áp dụng có hiệu quả các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, cụ thể:

+ Cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ, vừa và chăn nuôi nông hộ: Thực hiện theo các nội dung tại Công văn số 5329/BNN-CN ngày 25 tháng 7 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-14:2010/BNNPTNT .

- Sử dụng thức ăn dùng cho chăn nuôi có nguồn gốc rõ ràng, đạt tiêu chuẩn theo quy định; hạn chế tối đa việc sử dụng thức ăn thừa, tái chế từ các nhà hàng, khách sạn, khu công nghiệp. Trường hợp sử dụng thức ăn thừa phải xử lý nhiệt để diệt được mầm bệnh trong thức ăn; đồng thời vệ sinh, sát trùng dụng cụ chứa đựng thức ăn trước và sau khi đưa vào khu vực chăn nuôi.

2. Tổ chức nuôi tái đàn heo

a) Nguyên tắc nuôi tái đàn heo

- Chỉ nuôi tái đàn heo tại cơ sở chăn nuôi heo chưa bị bệnh DTLCP hoặc tại cơ sở có bệnh nhưng đã qua 21 ngày và không tái phát bệnh DTLCP; bảo đảm các biện pháp an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh.

- Đối với địa phương chưa công bố hết bệnh DTLCP, chỉ được nuôi tại cơ sở tập trung chưa bị bệnh DTLCP, đã được chứng nhận an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, được cấp chứng nhận VietGAHP, GlobalGAP hoặc được chính quyền cơ sở, cơ quan thú y địa phương xác nhận đáp ứng đủ yêu cầu an toàn dịch bệnh để tái đàn, tăng đàn.

b) Yêu cầu đối với cơ sở nuôi tái đàn heo

- Tổ chức, cá nhân chăn nuôi heo phải kê khai với chính quyền cơ sở trước khi thực hiện việc nuôi tái đàn heo, tăng đàn theo quy định của Luật Chăn nuôi.

- Có chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, con giống, thức ăn nước uống, chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y và các biện pháp quản lý cơ sở chăn nuôi theo các quy định của pháp luật về chăn nuôi, thú y hoặc đã được chứng nhận cơ sở an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, VietGAHP, GlobalGAP.

- Định kỳ lấy mẫu môi trường, nước, chất thải,... xét nghiệm khẳng định không có vi rút DTLCP đối với các cơ sở chăn nuôi có quy mô lớn.

c) Các bước nuôi tái đàn heo

- Nuôi chỉ báo với số lượng hợp lý, phù hợp với công suất nuôi của cơ sở để bảo đảm không có dịch bệnh tái phát trong khoảng thời gian ít nhất 21 ngày.

- Hằng ngày theo dõi, giám sát chặt chẽ số heo nuôi chỉ báo trong thời gian ít nhất 21 ngày; trường hợp cần thiết lấy mẫu xét nghiệm phát hiện mầm bệnh DTLCP (chủ cơ sở có thể tự lấy dưới sự giám sát của cán bộ thú y hoặc cán bộ thú y cơ sở thực hiện việc lấy mẫu). Trường hợp nghi heo bị bệnh, phải khai báo ngay cho chính quyền, cơ quan thú y và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.

- Sau khi nuôi chỉ báo ít nhất 21 ngày, nếu heo không có biểu hiện bệnh hoặc mẫu xét nghiệm cho kết quả âm tính với bệnh DTLCP (áp dụng đối với trường hợp lấy mẫu xét nghiệm), thực hiện nuôi tái đàn thận trọng và có thể nuôi đạt 100% quy mô chăn nuôi của cơ sở.

d) Chính quyền cơ sở và các cơ quan thú y địa phương tổ chức kiểm tra, xác nhận điều kiện nuôi tái đàn; tăng cường việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tình hình chăn nuôi và công tác phòng, chống dịch bệnh.

Đoàn Thị Tươi- Phòng chống dịch- Chi cục Chăn nuôi và Thú y Đồng Nai.


Hiện chưa có vắc xin và thuốc điều trị được bệnh DTHCP


Giải pháp phòng bệnh là chính: ngăn chặn bệnh xâm nhiễm DTHCP vào trong địa bàn; tăng cường kiểm soát vận chuyển heo và các sản phẩm của heo; thực hiện tốt việc chăn nuôi an toàn sinh học, đặc biệt tăng cường công tác tiêu độc khử trùng.


>> Tiêu hủy hơn 2,7 tấn thịt gà quá hạn sử dụng và nhiễm khuẩn Salmonella (31/07/2020)

>> CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI TẠI ĐỒNG NAI (04/10/2019)

>> TÌNH NGƯỜI TRONG MƯA LŨ (28/08/2019)

>> Tập huấn “Quản lý đàn chăn nuôi và phòng, chống dịch bệnh khẩn cấp” (04/05/2019)

>> PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM (16/04/2019)

>> Quy định mới về phương thức quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản. (10/01/2019)

>> SỐNG LÀ CHO ĐI, ĐÂU CHỈ NHẬN RIÊNG MÌNH (03/01/2019)

>> MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI (05/09/2018)

>> Bộ NN-PTNT yêu cầu khẩn cấp chặn dịch tả lợn châu Phi vào Việt Nam (04/09/2018)

>> THẮP NẾN TRI ÂN TẠI NGHĨA TRANG LIỆT SĨ TỈNH ĐỒNG NAI (31/07/2018)


Quay Về
Tìm kiếm theo ngày tháng
Tìm kiếm theo tiêu đề
  Báo cáo
  • THÔNG BÁO kết quả tuyển dụng
  • Thông báo tuyển dụng Viên chức năm 2024
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng nhân viên thú y cấp xã năm 2023
  • THÔNG BÁO Danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn, không đủ tiêu chuẩn xét tuyển nhân viên thú y cấp xã trê
  • QUYẾT ĐỊNH Ban hành Danh mục chi tiết về biểu giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động
  • THÔNG BÁO Thí sinh đủ điều kiện tham dự vòng 2 (vòng phỏng vấn) kỳ tuyển dụng viên chức Chi cục Chăn
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng viên chức năm 2022
  • Kế hoạch về việc tuyển dụng viên chứu năm 2022
  • Mời các thí sinh trúng tuyển Viên chức năm 2020 ký hợp đồng làm việc đối với viên chức.
  • Kết quả tuyển dụng viên chức năm 2020
  • Thông báo kết squả phỏng vấn tuyển viên chức vòng 2
  • Thông báo: Triệu tập thí sinh tham dự vòng 2
  • Thông báo tuyển dụng viên chức 2020
  • Thông báo nghỉ lễ
  • Thông báo tuyển sinh năm 2018
  • Thông báo kết quả điểm các thí sinh dự xét tuyển dụng viên chức CCCNTY năm 2017
Xem tiếp
   
  đề án chăn nuôi