16 Tháng Tư 2024
Chào mừng quý vị đến với Website CHI CỤC THÚ Y TỈNH ĐỒNG NAI
  Tin tức tổng hợp

Hội nghị toàn quốc về thúc đẩy công tác chế biến và phát triển thị trường nông sản năm 2021

Nhằm thực hiện kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản.

Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông Sản Nguyễn Quốc Toản báo cáo chuyên đề chế biến và phát triển thị trường nông sản
Ngày 28/4/2021, tại Hội trường Thành ủy Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND thành phố Cần Thơ tổ chức Hội nghị toàn quốc về thúc đẩy công tác chế biến và phát triển thị trường nông sản năm 2021.

Tham dự hội nghị có Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Đại diện lãnh đạo Bộ, ngành trung ương; Đại diện cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Khoa học và Công nghệ và một số Bộ, ngành liên quan; Đại diện Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Nông nghiệp và PTNT; Đại diện một số Hiệp hội ngànhhàng, Doanh nghiệp, Hợp tác xã; Cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy công tác chế biến và phát triển thị trường nông sản để thực hiện hoàn thành kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản.

Ông Lê Minh Hoan đề nghị hội nghị toàn quốc về chế biến và thị trường nông sản cần được tổ chức định kỳ hàng năm, luân phiên tại các địa phương để thúc đẩy chế biến, bảo quản và phát triển thị trường nông sản. Đây là diễn đàn đối thoại chính sách, tham vấn chính sách và cập nhật các xu hướng mới, để nâng cao chuỗi giá trị nông sản Việt trong thời gian tới. Bộ trưởng cũng yêu cầu các đơn vị của bộ, lãnh đạo UBND, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các địa phương xem thị trường là yếu tố quyết định đến sự sống còn của quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa và tiếp tục quan tâm định hướng phát triển thị trường nông sản trong nước và xuất khẩu.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, Bộ đang tích cực phát triển thị trường khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực chế biến nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các lĩnh vực liên quan khác. Sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ bảo hộ khai thác các tài sản sở hữu công nghiệp đối với các sản phẩm nông sản. Trong thời gian tới, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ xây dựng cổng thông tin quốc gia về truy suất nguồn gốc, hoàn thiện hệ thống các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho các sản phẩm nông sản.

Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho rằng, trong những năm qua sản xuất nông nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và nước ta nói chung phát triển vượt bật. Nhiều ngành hàng như lúa gạo, thủy sản, cà phê... đã nằm trong nhóm các nước dẫn đầu về giá trị xuất khẩu. Nông sản nước ta đã có mặt ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Những kết quả đó là thành quả của quá trình nghiên cứu không ngừng của các nhà khoa học trong lĩnh vực giống, kỹ thuật canh tác và sự cần cù sản xuất của nông dân, nhạy bén của cộng đồng doanh nghiệp, mở rộng quan hệ hợp tác của nước ta với các nước... Dù đạt nhiều kết quả  quan trọng nhưng có thể nhìn nhận nhiều tiềm năng của ngành nông nghiệp chưa được khai thác hiệu quả, tiêu thụ nông sản của nông dân còn nhiều khó khăn. Công nghiệp chế biến, chế biến sâu, công nghiệp bảo quản của nhiều ngành hàng chưa được quan tâm và phát triển. Nhiều loại nông sản như rau quả của nước ta chỉ tiêu thụ dạng tươi nên tỉ lệ tổn thất sau thu hoạch tương đối cao, tỉ lệ gia tăng của sản phẩm chế biến còn thấp... Do đó, việc tìm ra các giải pháp nâng cao công nghệ chế biến, thúc đẩy phát triển thị trường nông sản là vấn đề quan trọng cần giải quyết.

Các đại biểu nghe báo cáo và thảo luận các chuyên đề: Tổng quan lĩnh vực chế biến và phát triển thị trường nông sản - Đề xuất một số nhiệm vụ trọng tâm; Xu thế công nghệ chế biến của thế giới hiện nay và những vấn đề đặt ra trong bảo quản chế biến nông sản; Thúc đẩy ứng dụng khoa học dữ liệu trong chế biến và phát triển thị trường hàng hóa nông nghiệp; Tôm đạo đức - Từ ao nuôi đến bàn ăn; Thúc đẩy tạo sản phẩm giá trị gia tăng cho ngành nông nghiệp từ phụ phẩm tôm; Kết nối công nghệ chế biến với thị trường nông sản - Bài học kinh nghiệm nhìn từ trường hợp Vinamit; Chế biến rau quả - Đột phá trong tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Sơn La; Xây dựng và bảo hộ tài sản trí tuệ cho nông sản Việt Nam; Mở cửa, phát triển thị trường nông sản tại Trung Quốc - Những vấn đề cần quan tâm; Nông sản Việt kết nối với thị trường Châu Âu – nhu cầu và một số giải pháp; Xuất khẩu chính ngạch nông sản vào thị trường Trung Quốc và EU qua Local Gap.



Theo ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản, nguồn cung sản lượng nông nghiệp của nước ta hàng năm khoảng 48,63 triệu tấn lúa ngô; 26,8 triệu tấn rau quả; 4,58 triệu tấn cây công nghiệp lâu năm; sản phẩm chăn nuôi có 6,5 triệu tấn thịt, sữa và 13,8 tỷ quả trứng; 8,4 triệu tấn thủy sản; 20,5 triệu m3 gỗ và lâm sản.

Cả nước có trên 7.500 doanh nghiệp chế biến nông lâm thủy sản quy mô công nghiệp có gắn với xuất khẩu và hàng vạn cơ sở chế biến nhỏ lẻ, hộ gia đình. Ước mỗi năm có khả năng chế biến, sơ chế bảo quản khoảng 120 triệu tấn nguyên liệu nông lâm thủy sản. Tuy nhiên, công nghệ bảo quản sau thu hoạch, trình độ quản lý chất lượng sản phẩm còn nhiều hạn chế. Cụ thể, tổn thất sau thu hoạch còn lớn, dao động từ 10 - 25%, phương pháp bảo quản còn đơn giản, lạc hậu. Cơ cấu sản phẩm sơ chế có giá trị gia tăng thấp, chiếm tới 70 - 80%; sản phẩm chế biến sâu có giá trị gia tăng cao chỉ chiếm 15 - 30%; sản phẩm có tính tiện dụng cao như làm sẵn, ăn liền còn thấp, chủ yếu là bán thành phẩm cho chế biến tiếp theo. Các cơ sở chế biến nông lâm thủy sản nhỏ lẻ gặp nhiều khó khăn về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và các rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu hàng hóa.

Bên cạnh đó, kết nối hạ tầng logistics phục vụ nông nghiệp còn nhiều bất cập; chi phí logistics cho xuất khẩu nông sản khá cao, chiếm tỷ lệ khoảng 20 - 25% (các nước trong khu vực khoảng 10 - 15%). Đây cũng là điểm nghẽn lớn trong xuất khẩu nông sản hiện nay.

Các giải pháp khắc phục những hạn chế nêu trên được đề ra như: Cơ cấu lại nông nghiệp, tập trung giá trị gia tăng theo hướng tạo liên kết hợp tác chặt chẽ giữa các thành phần tham gia tái cơ cấu; chú trọng phát triển chế biến sâu, tăng chất lượng sản phẩm, hiệu năng, giảm chi phí, xây dựng thương hiệu, phân phối thị trường tốt; xác lập tư duy thị trường để thích ứng bối cảnh thị trường; đổi mới trong từng công đoạn nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm nông sản; liên kết tạo dựng nền công nghiệp chế biến nông sản đồng bộ, hiện đại…

Hội nghị đánh giá tổng quan lĩnh vực chế biến và phát triển thị trường nông sản trong bối cảnh mới đan xen nhiều thách thức và cơ hội, đặc biệt trong sự biến đổi linh hoạt và nhanh chóng xu thế công nghệ chế biến của thế giới, vấn đề ứng dụng công nghệ số vào tối ưu hóa sản xuất, tài nguyên trong chế biến nông sản của thế giới và hướng tiếp cận với Việt Nam; vấn đề áp dụng chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công nghệ sau thu hoạch nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông sản xuất khẩu.

Tống Thanh Lộc - PKD




>> Đồng Nai tiếp tục tăng cường công tác Bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi và thú y năm 2021 (23/04/2021)

>> Triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2021 (19/04/2021)

>> Kết quả tiêm thí điểm vacxin phòng bệnh viêm da nổi cục trâu bò khả quan (14/04/2021)

>> Hàng trăm con bò ở tỉnh Quãng Ngãi bị bệnh viêm da nổi cục (09/04/2021)

>> HOẠT ĐỘNG VỀ NGUỒN KỈ NIỆM 90 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH (26/03/1931 – 26/03/2021) (07/04/2021)

>> VÌ SAO BỆNH DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI (DTHCP) VẪN CÒN TÁI PHÁT (25/12/2020)

>> ĐỂ PHÒNG BỆNH ĐẠT HIỆU QUẢ CHO ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM, BÀ CON CHĂN NUÔI NÊN SỬ DỤNG VẮC XIN NÀO? (22/12/2020)

>> Đối xử nhân đạo với động vật trong giết mổ (16/12/2020)

>> ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ THÚ Y, TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CƠ QUAN THÚ Y CÁC CẤP (01/12/2020)

>> MỘT SỐ LƯU Ý KHI DÙNG VÔI ĐỂ KHỬ TRÙNG? (23/11/2020)


Quay Về
Tìm kiếm theo ngày tháng
Tìm kiếm theo tiêu đề
  Báo cáo
  • THÔNG BÁO kết quả tuyển dụng
  • Thông báo tuyển dụng Viên chức năm 2024
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng nhân viên thú y cấp xã năm 2023
  • THÔNG BÁO Danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn, không đủ tiêu chuẩn xét tuyển nhân viên thú y cấp xã trê
  • QUYẾT ĐỊNH Ban hành Danh mục chi tiết về biểu giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động
  • THÔNG BÁO Thí sinh đủ điều kiện tham dự vòng 2 (vòng phỏng vấn) kỳ tuyển dụng viên chức Chi cục Chăn
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng viên chức năm 2022
  • Kế hoạch về việc tuyển dụng viên chứu năm 2022
  • Mời các thí sinh trúng tuyển Viên chức năm 2020 ký hợp đồng làm việc đối với viên chức.
  • Kết quả tuyển dụng viên chức năm 2020
  • Thông báo kết squả phỏng vấn tuyển viên chức vòng 2
  • Thông báo: Triệu tập thí sinh tham dự vòng 2
  • Thông báo tuyển dụng viên chức 2020
  • Thông báo nghỉ lễ
  • Thông báo tuyển sinh năm 2018
  • Thông báo kết quả điểm các thí sinh dự xét tuyển dụng viên chức CCCNTY năm 2017
Xem tiếp
   
  đề án chăn nuôi