27 Tháng Tư 2024
Chào mừng quý vị đến với Website CHI CỤC THÚ Y TỈNH ĐỒNG NAI
  Tin tức tổng hợp

Những vấn đề cần lưu ý để công tác tiêm phòng đạt hiệu quả cao

Hiện nay tỉnh Đồng Nai đang chuẩn bị bước vào tiêm phòng đợt 2 năm 2014, qua các đợt thanh kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh, nắm được các vấn đề còn tồn tại, chúng tôi nhận thấy để công tác tiêm phòng đạt hiệu quả cao cần chú ý các vấn đề sau.

1. Cần có kế hoạch kịp thời, chính xác:

•    Đề nghị các huyện cần xây dựng kế hoặch tiêm phòng kịp thời từ huyện tới xã, chú ý thời gian rõ ràng, có đủ quyết định đội tiêm phòng và đội giám sát.

•    Các tổ đội tiêm phòng, đội giám sát phải trung thực và nhiệt tình và có phương án dự phòng khi các thành viên có việc đột xuất (ốm đau …).

•    Vật tư, trang thiết bị tiêm phòng phải chuẩn bị đủ: Mũ, ủng, áo bảo hộ, kim, pen, bút đánh dấu, thùng bảo ôn, vắc xin, sổ, bút ghi chép…

               2. Vắc xin phù hợp và bảo quản vắc xin tốt:

•    Vắc xin là chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh được chế từ mầm bệnh gây ra bệnh cần phòng, nó đòi hỏi phải được bảo quản một cách nghiêm ngặt, nếu không sẽ mất tác dụng.

•    Chi cục thú y đã căn cứ  theo sự lưu hành của  các chủng vi rút tại địa phương mà lựa chọn chủng vi rút vắc xin cho phù hợp, vì vậy vắc xin có thể thay đổi theo từng giai đoạn khác nhau, đề nghị các tổ đội tiêm phòng thực hiện đúng văn bản hướng dẫn tiêm phòng của Chi cục thú y: Loại vắc xin, liều lượng, cách bảo quản, cách pha chế, đường tiêm...

-      Văn bản số 1286/TY-DT của Cục Thú y ngày 09/8/2012 về việc hướng dẫn sử dụng vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm: Navet-vifluvac

-      Văn bản số 2128/TY-DT ngày 15/12/2010 của Cục Thú Y về  việc hướng dẫn sử dụng vắc xin nhược độc phòng bệnh tai xanh chủng JXA1-R

a/ Thời gian vắc xin tác dụng:

          Sau khi tiêm vắc xin, cơ thể sẽ tạo miễn dịch sau 2-3 tuần. Trong thời gian này, gia súc, gia cầm chưa có miễn dịch đầy đủ nên vẫn có thể mắc bệnh và phát bệnh.

b/ Liều sử dụng vaccine:

          - Sử dụng vaccine theo đúng liều chỉ định của nhà sản xuất;

                   + Liều thấp hơn quy định sẽ làm giảm hiệu lực của vaccine;

                   + Liều cao hơn có thể làm tê liệt miễn dịch hoặc gây ra phản ứng phụ;

                   + Vaccine virus nhược độc thường dùng liều giống nhau cho các lứa tuổi, còn đối với vaccine vi khuẩn có thể phải dùng theo thể trọng hay theo lứa tuổi mà tiêm các liều khác nhau.

c/ Số lần dùng vaccine:

          + Một số vắc xin cần được tiêm nhắc lại lần 2 cách lần đầu 3-4 tuần (do lần đầu kháng thể tạo ra chưa nhiều và bị giảm đi rất nhanh).

          + Để duy trì đáp ứng miễn dịch cần thực hiện tiêm nhắc lại vắc xin sau 4-12 tháng (tùy theo vắc xin, động vật và tình hình dịch tễ).

d/ Kết hợp vắc xin:

          + Một số vắc xin có thể dùng kết hợp, bằng cách tiêm cùng lúc ở các vị trí khác nhau với những liều quy định, như vậy động vật sẽ tạo được miễn dịch với nhiều bệnh trong cùng 1 thời điểm mà không gây những phản ứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

          + Không được dùng bơm tiêm cho vắc xin chết với các loại vắc xin sống nhược độc.

e/ Kiểm tra lọ vắc xin trước khi sử dụng:

          Trước khi sử dụng bất cứ lọ vắc nào cũng cần phải kiểm tra những chi tiết sau:

          + Thông tin trên nhãn: tên vắc xin, số lô, số liều sử dụng, ngày sản xuất, số kiểm nghiệm xuất xưởng, thời hạn sử dụng, quy cách bảo quản.

          + Những hư hỏng trong lọ vắc xin: tình trạng nút, sáp phủ bên ngoài, lọ có bị rạn nứt không, tình trạng thuốc trong lọ (có bị vón, có vật lạ, lắc đều có tạo thành dung dịch đồng nhất hay 2 lớp)

g/Thao tác khi sử dụng vắc xin:

       

       

- Khử trùng dụng cụ pha chế, tiêm bằng cách hấp hoặc luộc, không rửa bằng thuốc sát trùng;

          - Sát trùng bằng cồn 700          tay người thực hiện, vùng da được tiêm, nút cao su của lọ chứa vắc xin;

          - Trong lúc tiêm phòng, cần tránh ánh nắng mặt trời vì có thể làm hư hỏng vaccine (nhất là vắc xin sống nhược độc).

h/ Những đường cấp vaccine:

          + Tiêm dưới da (SQ);

          + Tiêm bắp thịt (IM);

          + Phun sương (khí dung), nhỏ mắt, nhỏ mũi, nhúng mỏ.

i/ Bảo quản vaccine:

          - Vắc xin phải được bảo quản đúng kỹ thuật: để ở chổ tối, tránh ánh sáng, nhiệt độ thích hợp từ 4-8oC;

          - Phải hủy bỏ vắc xin quá hạn dùng, tiêu hủy ở những  nơi quy định không ảnh hưởng môi trường

k/ Phản ứng sau khi tiêm vaccine:

-      Sau khi tiêm vắc xin, vật nuôi có thể bị phản ứng do: các chất phụ trong vaccine, cơ thể đang nung bệnh,do tiêm sâu vào bắp thịt. Phản ứng cục bộ tại chỗ là sưng, nóng, đau… nhưng sau 1 thời gian ngắn phản ứng này sẽ mất.

-      Vắc xin còn có thể gây phản ứng dị ứng (phản ứng xảy ra nhanh sau khi tiêm. Vật nuôi thể hiện: sốt, run rẩy, nôn mửa, thở gấp, nổi mẫn trên mặt da (thường gặp ở heo). Mức độ nhẹ thì sau 1 thời gian ngắn sẽ hết, mức độ nặng có thể chết.

1.       Cần chú ý hỏi sức khỏe đàn gia súc, gia cầm trước khi tiến hành tiêm phòng:

Trong thực tế, nhiều nơi tiêm phòng xong đàn gia súc, gia cầm bị bệnh. Gia chủ và cả nhân viên thú y đều cho là do vắc xin, nhưng hỏi kỹ thì đàn gia súc, gia cầm này thường có biểu hiện mệt mỏi trước khi tiêm phòng. Vì vậy phải tuân thủ nghiêm ngặt việc hỏi tình hình sức khỏe đàn gia súc, gia cầm trước khi tiến hành tiêm phòng.

2.       Chú ý thao tác tiêm phòng:

•      Thay đồ bảo hộ khi sang hộ mới hoăc xịt  sát trùng toàn thân.

•      Hỏi tình hình sức khỏe đàn gia súc,gia cầm trước khi tiêm.

•      Thay kim  cho mỗi hộ tránh lây bệnh.

•      Pha vắc xin cần tránh ánh nắng và luôn để trong bình bảo ôn có đủ đá bảo quản,hạn chế hao hụt bằng thao tác khéo léo, pha tới đâu dùng tới đó, tránh pha để lâu vắc xin mất tác dụng .

•      Tiêm tới đâu dùng bút đánh dấu để tránh tiêm sót.Trường hợp tiêm hai mũi hai bên thì nên có hai người tiêm sẽ nhanh và dễ hơn.

•      Ghi chép sổ sách rõ ràng.

* Không nên lắc mạnh, sẽ tạo bọt trong vắc xin, dẫn đến khi tiêm sẽ có bọt trong vắc xin và không đủ liều.

* Không nên chủng ngừa cho thú không  khỏe mạnh. Thao tác  không cẩn thận đối với thú mang thai.

* Vắcxin chỉ được sử dụng trong vòng 36 giờ với huyễn dịch và 2-3 giờ sau khi pha .

* Không nên pha vắcxin bằng dung dịch pha vắcxin không  vô trùng và chưa làm mát.

               Đoàn Thị Tươi – Chi cục Thú y



>> Bệnh dại và biện pháp phòng chống (24/10/2014)

>> Vi sinh vật hữu hiệu xử lý chất thải trong chăn nuôi (23/10/2014)

>> Chi đoàn Chi cục Thú y thăm và tặng quà cho các trẻ khuyết tật (22/10/2014)

>> Vắc xin chống lở mồm long móng mới: Hiệu quả và ít tốn kém (21/10/2014)

>> Tại sao vịt miễn dịch cúm tốt hơn các gia cầm khác? (15/10/2014)

>> Dự án LIFSAP đã hỗ trợ xây dựng hơn 490 hầm Biogas (15/10/2014)

>> Tại sao chăn nuôi phải xây dựng cơ sở An toàn Dịch bệnh (08/10/2014)

>> Hãi hùng sán lá gan tạo u nang đa ổ (06/10/2014)

>> Tập huấn áp dụng quy trình chăn nuôi tốt (VietGAHP) cho chăn nuôi trang trại (03/10/2014)

>> Dự án LIFSAP Đồng Nai làm việc với Đoàn đánh giá của Ngân hàng Thế Giới (30/09/2014)


Quay Về
Tìm kiếm theo ngày tháng
Tìm kiếm theo tiêu đề
  Báo cáo
  • THÔNG BÁO kết quả tuyển dụng
  • Thông báo tuyển dụng Viên chức năm 2024
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng nhân viên thú y cấp xã năm 2023
  • THÔNG BÁO Danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn, không đủ tiêu chuẩn xét tuyển nhân viên thú y cấp xã trê
  • QUYẾT ĐỊNH Ban hành Danh mục chi tiết về biểu giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động
  • THÔNG BÁO Thí sinh đủ điều kiện tham dự vòng 2 (vòng phỏng vấn) kỳ tuyển dụng viên chức Chi cục Chăn
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng viên chức năm 2022
  • Kế hoạch về việc tuyển dụng viên chứu năm 2022
  • Mời các thí sinh trúng tuyển Viên chức năm 2020 ký hợp đồng làm việc đối với viên chức.
  • Kết quả tuyển dụng viên chức năm 2020
  • Thông báo kết squả phỏng vấn tuyển viên chức vòng 2
  • Thông báo: Triệu tập thí sinh tham dự vòng 2
  • Thông báo tuyển dụng viên chức 2020
  • Thông báo nghỉ lễ
  • Thông báo tuyển sinh năm 2018
  • Thông báo kết quả điểm các thí sinh dự xét tuyển dụng viên chức CCCNTY năm 2017
Xem tiếp
   
  đề án chăn nuôi