27 Tháng Tư 2024
Chào mừng quý vị đến với Website CHI CỤC THÚ Y TỈNH ĐỒNG NAI
  Tin tức tổng hợp

TÁC HẠI CỦA THỊT HEO CÓ CHỨA THUỐC AN THẦN

Chúng ta biết rằng thuốc PROZIL mà chủ lò mổ đã sử dụng để tiêm cho heo trước khi giết mổ là tên thương mại của một loại thuốc thú y có chứa hai thành phần chính là Acepromazine và Atropin.

Ảnh mang tính minh họa

Acepromazine là chất có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương giúp an thần, chống căng thẳng, giúp thú bình tĩnh và giảm lo lắng, chống buồn nôn, thường được sử dụng kèm theo với các thuốc gây mê toàn thân được dùng trong các ca phẫu thuật.
            Thuốc Atropin là một loại thuốc ức chế phó giao cảm, giúp giảm tiết dịch, giảm kích thích nhu động ruột, chống co thắt cơ trơn. Thuốc này được dùng trước khi gây mê phẫu thuật để tránh bài tiết quá nhiều nước bọt và dịch tiết ở đường hô hấp do tác dụng phụ do thuốc mê gây ra.
            Tại sao tiêm thuốc PROZIL cho heo trước khi giết mổ sẽ cho thịt dẻo hơn, tươi lâu?
            Đối với heo, nhất là những giống heo có nhiều nạc (heo siêu nạc) rất dễ bị stress trong lúc vận chuyển hoặc trước lúc giết mổ. Những stress này sẽ làm cho thịt heo lúc giết mổ bị chảy dịch nhiều, miếng thịt nhạt màu, có màu tái, thịt mềm nhũn, khô, không hấp dẫn người tiêu dùng, thường được gọi là thịt bị P.S.E (Pale, soft, exudative meat). Nếu tiêm thuốc có chứa Acepromazine trước lúc vận chuyển hoặc giết mổ sẽ ngăn ngừa các stress nên những hiện tượng như rỉ dịch, nhạt màu, mềm nhũn của miếng thịt không xảy ra. Vì thế miếng thịt có màu đỏ tươi lâu, đưa tay vào miếng thịt thấy có độ dẻo và dính chặt vào tay, thấy miếng thịt ngon hơn và luôn có cảm giác là thịt tươi, như vậy sẽ hấp dẫn người tiêu dùng hơn và sẽ bán được giá cao hơn.
            Mặc dù thuốc Acepromazine và Atropin là thuốc được sử dụng khá phổ biến trong thú y, không phải là chất cấm. Nhưng dù không phải là chất cấm nhưng vẫn không được phép sử dụng bừa bãi mà phải sử dụng đúng chỉ định và phải tuân thủ theo quy định của việc dùng thuốc thú y để không được phép còn tồn dư thuốc trong sản phẩm trước khi đem bán cho người tiêu dùng.
Đối với thuốc Acepromazine và Atropin thì thời gian ngừng thuốc trước khi giết mổ là 5-7 ngày. Đây là thời gian tối thiểu để thuốc đào thải hết khỏi cơ thể và không ảnh hưởng có hại đến sức khỏe của người tiêu dùng.
            Thuốc an thần tồn dư sẻ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng như thế nào?
            Nếu người tiêu dùng vô tình mua phải thịt heo có tiêm thuốc an thần vài giờ trước khi giết mổ, đây là những thịt heo có tồn dư thuốc với nồng độ cao vì chưa được bài thải ra khỏi cơ thể, nếu dùng lặp đi lặp lại có thể gây ra một số triệu chứng như giãn nở các mạch máu đưa đến hạ huyết áp, hô hấp chậm, những triệu chứng này khá nghiêm trọng nhất là đối với những người già và trẻ em.
             Làm thế nào để nhận biết thịt heo có tiêm thuốc an thần?
            Thật tình đối với người tiêu dùng bằng mắt thường thì khó mà nhận biết được những miếng thịt heo nào là có tồn dư thuốc an thần và kể cả một số thuốc khác. Tuy nhiên đối với những miếng thịt heo có màu sắc thật bắt mắt như đỏ tươi hơn, sờ tay vào thấy rất dính, thịt dẻo hơn, phần thịt ra sát tới da và rất ít mỡ thì đó là những dấu hiệu cho người tiêu dùng nghi ngờ là heo có sử dụng thuốc không đúng quy định.
            Mặt khác người tiêu dùng cũng nên thay đổi các đòi hỏi đối với một số sản phẩm chăn nuôi khác nữa như thịt gà phải có da vàng, chân vàng mới mua, làm cho người chăn nuôi hoặc người bán đáp ứng bằng cách bôi phẩm màu để có màu sắc phù hợp theo yêu cầu. Vô tình chúng ta đã mua những sản phẩm không đạt vệ sinh an toàn thực phẩm.
           Để giúp ngăn ngừa những tác hại vừa nêu trên, thiết nghĩ các ngành chức năng nên tổ chức những buổi tập huấn cho người chăn nuôi, các thú y viên, chủ cơ sở các lò giết mổ để hướng dẫn những tác hại của việc tồn dư thuốc trong sản phẩm chăn nuôi và động viên mọi người sử dụng thuốc đúng quy định. Mặt khác, cơ quan chức năng cũng phải thường xuyên lấy mẫu đột xuất để phát hiện tồn dư thuốc trong sản phẩm nhằm có biện pháp ngăn chặn kịp thời các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn không được đưa ra thi trường./.

Theo Pgs.Ts. LÊ VĂN THỌ, Công ty Liên doanh Bio – pharmachemie

                                                                                                                                            Lê Đức Ngọc (Sưu tầm).

>> Đại hội Chi bộ Đảng Chi cục Thú y Đồng Nai (09/02/2015)

>> Tập huấn nghiệp vụ quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản (02/02/2015)

>> Thành lập đội kiểm tra cơ động (02/02/2015)

>> BỆNH PED GÂY TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON VÀ CÁCH XỬ LÝ (27/01/2015)

>> MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH TÍCH Ở HEO MẮC BỆNH DỊCH TẢ (27/01/2015)

>> Cảnh báo lưu hành virus cúm gia cầm và lở mồm long móng (27/01/2015)

>> MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ ẤP NỞ TRỨNG GÀ (27/01/2015)

>> Xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi - một số công nghệ mới (27/01/2015)

>> Giải pháp khắc phục mùi hôi khi sử dụng khí Biogase ở hộ gia đình (23/01/2015)

>> Sử dụng kháng sinh dạng lỏng trong thức ăn chăn nuôi có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm vi-rút gây bệnh tiêu chảy cấp (PEDv) ở lợn con. (26/01/2015)


Quay Về
Tìm kiếm theo ngày tháng
Tìm kiếm theo tiêu đề
  Báo cáo
  • THÔNG BÁO kết quả tuyển dụng
  • Thông báo tuyển dụng Viên chức năm 2024
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng nhân viên thú y cấp xã năm 2023
  • THÔNG BÁO Danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn, không đủ tiêu chuẩn xét tuyển nhân viên thú y cấp xã trê
  • QUYẾT ĐỊNH Ban hành Danh mục chi tiết về biểu giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động
  • THÔNG BÁO Thí sinh đủ điều kiện tham dự vòng 2 (vòng phỏng vấn) kỳ tuyển dụng viên chức Chi cục Chăn
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng viên chức năm 2022
  • Kế hoạch về việc tuyển dụng viên chứu năm 2022
  • Mời các thí sinh trúng tuyển Viên chức năm 2020 ký hợp đồng làm việc đối với viên chức.
  • Kết quả tuyển dụng viên chức năm 2020
  • Thông báo kết squả phỏng vấn tuyển viên chức vòng 2
  • Thông báo: Triệu tập thí sinh tham dự vòng 2
  • Thông báo tuyển dụng viên chức 2020
  • Thông báo nghỉ lễ
  • Thông báo tuyển sinh năm 2018
  • Thông báo kết quả điểm các thí sinh dự xét tuyển dụng viên chức CCCNTY năm 2017
Xem tiếp
   
  đề án chăn nuôi