27 Tháng Tư 2024
Chào mừng quý vị đến với Website CHI CỤC THÚ Y TỈNH ĐỒNG NAI
  Tin tức tổng hợp

THÚ Y- MỘT NGÀNH RẤT CẦN ĐƯỢC NHÀ NƯỚC VÀ XÃ HỘI QUAN TÂM, CHIA SẺ

Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 04/12/1945 ngành Thú y đã được tổ chức lại với tên gọi Nha Thú y - Mục súc - Ngư nghiệp, gọi tắt là Nha Thú Ngư.

Ngày 11/7/1950,  Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành Sắc lệnh số 125-SL, đây là văn bản mang tính luật pháp đầu tiên quy định các cấp Ủy ban kháng chiến hành chính và chuyên môn, các đơn vị bộ đội và nhân dân địa phương thi hành những luật lệ bài trừ dịch tễ mỗi khi có dịch bệnh truyền nhiễm gia súc phát sinh.

Năm 1956 phòng Thú ngư trong Bộ Nông Lâm được tổ chức thành Vụ Chăn nuôi, trong Vụ có phòng Thú y. Ở các tỉnh, Sở Nông Lâm có phòng Chăn nuôi Thú y. Năm 1966 để đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, phòng Thú y được tách ra khỏi Vụ Chăn nuôi để thành lập Cục Thú y trực thuộc Bộ.

Như vậy, ngay từ những ngày đầu thành lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã biết quan tâm và chú trọng đến ngành Thú y của nước nhà.

Trải qua lịch sử hình thành và phát triển cùng với sự phát triển chung của xã hội, ngành Thú  y từng bước phát triển để đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là sau khi đất nước được giải phóng, hòa bình, thống nhất và cả nước bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chính vì vậy, ngày 15/02/1993, Pháp lệnh Thú y ra đời theo Lệnh công bố số 07/CTN của Chủ tịch nước Lê Đức Anh.

 Ngày 27/11/1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 93/CP hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Thú y. Từ đó, ngành Thú y được tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương và tồn tại đến ngày nay. Ở Trung ương có Cục Thú y, ở các tỉnh, thành phố có Chi cục Thú y gồm các Trạm Thú y cấp huyện trực thuộc và Thú y cấp xã, phường.

Ngày 12/5/2004 Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký Lệnh số 06/2004/CTN công bố Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việcsửa đổi bổ sung thay thế Pháp lệnh Thú y năm 1993 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2004 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong  nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

Để ghi nhớ dấu ấn lịch sử của ngày mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh số 125-SL, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 664/QĐ-TTg ngày 12/7/2005 và lấy ngày 11/7 hàng năm là “Ngày truyền thống của ngành Thú y Việt Nam”.

Cũng như thú y thế giới, thú y Việt Nam đã góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo thông qua việc phòng chống dịch bệnh động vật, bảo vệ đàn gia súc, gia cầm khỏi các bệnh dịch nguy hiểm. Chúng ta đã thanh toán được bệnh dịch tả trâu bò, kiểm soát được 4 bệnh đỏ của lợn, bệnh Newcastle, dịch tả vịt của gia cầm...và gần đây nhất, chúng ta đã kiểm soát được bệnh Cúm gia cầm (H5N1), tai xanh (PRRS) trên heo và bệnh Lở mồm long móng gia súc, bệnh dại, v.v… Chúng ta cũng kiểm soát được nhiều bệnh lây từ động vật sang người, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Cùng với sự nghiệp phát triển chung của ngành Thú y cả nước nói chung, Chi cục Thú y Đồng Nai nói riêng,cũng được hình thành và phát triển không ngừng.

Ngày 22/2/1984 UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Quyết định số 258/QĐ-UBT về việc thành lập Chi cục Thú y Đồng Nai.

Đến nay, Chi cục Thú y Đồng Nai đã có bề dày  hơn 30 năm hình thành và phát triển. Để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ quản lý chuyên môn của ngành đặt ra ngày càng nhiều và phức tạp hơn, nâng cao trọng trách của ngành Thú y tỉnh – Chi cục Thú y Đồng Nai, vì vậy ngày 7/9/2011 Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai đã ra Quyết định số 56/2011/QĐ-UBND về việc ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của Chi cục Thú y Đồng Nai. 

Chi cục Thú y Đồng Nai khi được thành lập với lực lượng nhân sự chỉ vài chục người, cơ sở vật chất thiếu thốn và gặp rất nhất nhiều khó khăn, do hoàn cảnh ngành chăn nuôi - thú y nói riêng, ngành Nông nghiệp ở địa phương và cả nước nói chung đang còn lạc hậu.Do hoàn cảnh kinh tế và đời sống xã hội của người dân còn thấp do đó mà sự quan tâm đến dịch bệnh gia súc gia cầm, an toàn thực phẩm của người tiêu dùng hầu như chưa được quan tâm chú trọng, vị thế của người cán bộ thú y vì vậy mà cũng chưa được xã hội quan tâm đúng mức, đời sống người lao động gặp rất nhiều khó khăn, nhiều người đã bỏ việc hoặc chuyển nghề.

Từ khi đất nước bước vào thời kì đổi mới, mở cửa với nền kinh tế thị trường đối với tất cả các ngành, nghề trong nền kinh tế, ngành Nông nghiệp Đồng Nai trong đó có ngành chăn nuôi - Thú y cũng phải mở cửa, đổi mới và thích nghi với thời kì đổi mới để phát triển lớn mạnh. Thực tế đã chứng minh rằng, nền chăn nuôi phát triển thì ngành Thú y càng phát triển, hai yếu tố này luôn liên quan chặt chẽ với nhau, cái này không thể thiếu cái kia.

Chăn nuôi Đồng Nai trước đây chưa phát triển, chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ, không tập trung, số lượng gia súc gia cầm còn rất ít,chỉ đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của người tiêu dùng trong nước, không có xuất khẩu. Cho đến nay, Đồng Nai là một trong các tỉnh có số lượng gia súc, gia cầm nuôi lớn nhất cả nước, trong đó số đầu heo khoảng 1,5 triệu con, đàn gà vịt  khoảng 15 triệu con, chim cút khoảng  gần 5 triệu convới mô hình chăn nuôi trang trại tập trung chiếm gần 70%. Những tiến bộ của khoa học kĩ thuật mới nhất đã được áp dụng vào trong chăn nuôi, thú y. Sản phẩm của ngành chăn nuôi  không những đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội mà còn được xuất khẩu ra nước ngoài.

Với một tỉnh có ngành chăn nuôi lớn như vậy, công tác thú y đứng trước thử thách và trách nhiệm nặng nề. Từ lúc ban đầu lực lượng nhân viên thú y còn rất ít, cho đến nay lực lượng đó được tăng cường lên gần đến 400 nhân lực, từ cấp tỉnh, đến các huyện, phường, xãđể đáp ứng nhiệm vụ quản lý chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm.Điều đáng chú ý là trong gần 400  nhân lực của Chi cục Thú y Đồng Nai thì chỉ có 33 công chức thuộc biên chế và được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, còn lại hơn 300 người là các viên chức hợp đồng dài hạn, ngắn hạn, các cộng tác viên hưởng lương từ ngân sách tự thu - sự nghiệp, đời sống của công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị vẫn còn nhiều khó khăn.Trong những năm qua tập thể công chức viên chức và người lao động Chi cục Thú y Đồng Nai đã tận tâm, cố gắng làm tốt công tác chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh, và đã được Công đoàn ngành Nông nghiệp của tỉnh, Trung ương tặng bằng khen.

Từ năm 2015, Chi cục Thú y Đồng Nai bắt đầu chuyển sang cơ chế tự chủ tài chính, vì vậy mà đơn vị đứng trước nhiều khó khăn, thử thách hơn do vậy toàn bộ công chức viên chức và người lao động phải nỗ lực hơn trong hoạt động nghề nghiệpđể đứng vững và hoàn thành nhiệm vụ của mình, với mục đích xây dựng nền chăn nuôi lớn mạnh, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường, cung cấp đủ thực phẩm sạch cho người tiêu dùng đồng thời nâng cao đời sống của người lao động trong đơn vị.

Chúng ta có thể nhận thấy rằng, khi ngành chăn nuôi thú y phát triển thì cả xã hội được hưởng lợi, trong đó có người chăn nuôi cá nhân cũng như doanh nghiệp. Nếu công tác thú y không tốt, bệnh dịch tràn lan, thì chăn nuôi không thể phát triển. Như vậy ngành Thú y rất cần được sự hợp tác và hỗ trợ của người chăn nuôi. Để có thực phẩm sạch đến tay người tiêu dùng, các cá nhân, doanh nghiệp chăn nuôi, chế biến, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật cần phải làm tốt quy định của Nhà nước về đảm bảo vệ sinh thú y. Việc làm tốt các quy định về thú y của các cá nhân và doanh nghiệp nói trên sẽ góp phần vào sự hoàn thành nhiệm vụ quản lý chuyên môn được giao của Chi cục.

Nhân kỉ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thú y Việt Nam, tất cả những người làm công tác thú y tại đơn vị nhìn lại chặng đường đã qua, vui vẻ, tự hào và sẽ cố gắng nhiều thành tích hơn nữa trong thời gian tới, xứng đáng là những chiến sĩ áo trắng thầm lặng trên mặt trận quản lý chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm. Cũng nhân dịp kỉ niệm ngày truyền thống này, ngành Thú y mong được mọi người, các ngành, các cấp quan tâm, chia sẻ, thông cảm nhiều hơn nữa để ngành Thú y hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, nâng cao đời sống cho người lao động, đó cũng là mục tiêu mà cả xã hội ta đang mong đợi. 

Ngọc Hữu – Phòng HCTH

>> Xử lý cơ sở giết mổ heo bệnh (02/07/2015)

>> TIẾP TỤC CÁC HOẠT ĐỘNG GIAO LƯU THỂ THAO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP NGÀNH THÚ Y VIỆT NAM (01/07/2015)

>> Xử lý giết mổ heo trái phép tại Phường Hố Nai thành phố Biên Hòa (29/06/2015)

>> PHƯƠNG PHÁP DÙNG THUỐC TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN (29/06/2015)

>> QUỐC HỘI THÔNG QUA LUẬT THÚ Y (25/06/2015)

>> Quy trình hướng dẫn tiêu độc sát trùng trong chăn nuôi – thú y (25/06/2015)

>> 325 HỘ CHĂN NUÔI LỢN ĐƯỢC CẤP CHỨNG NHẬN VietGAP NÔNG HỘ (23/06/2015)

>> 619 CÔNG TRÌNH KHÍ SINH HỌC ĐƯỢC HỖ TRỢ XÂY DỰNG TỪ DỰ ÁN LIFSAP (23/06/2015)

>> XỬ LÝ LÒ GIẾT MỔ HEO TRÁI PHÉP (23/06/2015)

>> PROBIOTIC TRONG CHĂN NUÔI HEO: CƠ CHẾ TÁC DỤNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG (23/06/2015)


Quay Về
Tìm kiếm theo ngày tháng
Tìm kiếm theo tiêu đề
  Báo cáo
  • THÔNG BÁO kết quả tuyển dụng
  • Thông báo tuyển dụng Viên chức năm 2024
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng nhân viên thú y cấp xã năm 2023
  • THÔNG BÁO Danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn, không đủ tiêu chuẩn xét tuyển nhân viên thú y cấp xã trê
  • QUYẾT ĐỊNH Ban hành Danh mục chi tiết về biểu giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động
  • THÔNG BÁO Thí sinh đủ điều kiện tham dự vòng 2 (vòng phỏng vấn) kỳ tuyển dụng viên chức Chi cục Chăn
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng viên chức năm 2022
  • Kế hoạch về việc tuyển dụng viên chứu năm 2022
  • Mời các thí sinh trúng tuyển Viên chức năm 2020 ký hợp đồng làm việc đối với viên chức.
  • Kết quả tuyển dụng viên chức năm 2020
  • Thông báo kết squả phỏng vấn tuyển viên chức vòng 2
  • Thông báo: Triệu tập thí sinh tham dự vòng 2
  • Thông báo tuyển dụng viên chức 2020
  • Thông báo nghỉ lễ
  • Thông báo tuyển sinh năm 2018
  • Thông báo kết quả điểm các thí sinh dự xét tuyển dụng viên chức CCCNTY năm 2017
Xem tiếp
   
  đề án chăn nuôi