27 Tháng Tư 2024
Chào mừng quý vị đến với Website CHI CỤC THÚ Y TỈNH ĐỒNG NAI
  Tin tức tổng hợp

NGƯỜI CHĂN NUÔI VÀ NGƯỜI TIÊU DÙNG THỰC PHẨM CẦN BIẾT THÊM MỘT SỐ HÓA CHẤT BỊ CẤM SỬ DỤNG TRONG CHĂN NUÔI VÀ THỰC PHẨM

Do tình trạng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng gia tăng, ngày 04/9/2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 28/2014/TT-BNNPTNT về việc quy định danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại việt Nam.

Theo nội dung Thông tư này (mà chúng tôi đã thông tin cho bà con chăn nuôi và người tiêu dùng thực phẩm trong bài trước), có tất cả 22 loại kháng sinh và hóa chất bị cấm nhập khẩu, bào chế và sử dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Trong số 22 loại dược chất này có một số loại kháng sinh trước đây thường thấy sử dụng trong các loại thuốc thú y (dạng bột trộn thức ăn hoặc dạng tiêm) như Chloramphenicol, Furazolidon và các dẫn xuất của nhóm Nitrofuran, Metronidazole, Bacitracin, thì hiện nay các loại kháng sinh này bị cấm sử dụng trong chăn nuôi thú y; Một số dược chất tạo nạc, đặc biệt là các chất clenbuterol, salbutamol, ractopamine và các dẫn xuất thuộc nhóm beta – agonist bị cấm tuyệt đối sử dụng.

Chất vàng ô được sản xuất ở Trung Quốc, nhưng được nhập về Việt nam sử dụng trong chăn nuôi và chế biến thực phẩm, gây hại sức khỏe cho chính người dân Việt Nam

Tiếp theo đó, ngày 16/11/2015 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 42/2015/TT-BNNPTNT về việc bổ sung danh mục một số hóa chất, kháng sinh cấm nhập khảu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam. Thông tư này có hiệu lực thi hành trên toàn quốc kể từ ngày 16/11/2015.

Dưới đây là bảng danh sách bổ sung các dược chất hóa học bị cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi quy định tại Thông tư số 42:

TT

Tên kháng sinh, hóa chất

1

Vat Yellow 1 (tên gọi khác: flavanthrone, flavanthrene, sandothrene); công thức phân tử: C28H12N2O2; danh pháp: benzo[h]benz[5,6]acridino[2,1,9,8-klmna]acridine-8,16-dione.

2

Vat Yellow 2 (tên gọi khác: Indanthrene); công thức phân tử: C28H14N2O2S2; danh pháp: 2,8-diphenylanthra[2,1-d:6,5-d']bisthiazole-6,12-dione.

3

Vat Yellow 3 (tên gọi khác: Mikethrene); công thức phân tử: C28H18N2O4; danh pháp: N,N'-1,5-Anthraquinonylenebisbenzamide.

4

Vat Yellow 4 (tên gọi khác: Dibenzochrysenedione, Dibenzpyrenequinone); công thức phân tử: C24H12O2; danh pháp: 7,14-Dibenzpyrenequinone.

5

Auramine (tên gọi khác: yellow pyoctanine; glauramine); công thức phân tử: C17H21N3; danh pháp: 4,4’-Carbonimidoylbis[N,N-dimethylbenzenamine] và các dẫn xuất của Auramine.

Các chất trong danh mục trên là các phẩm màu công nghiệp độc hại đang được nhiều người sử dụng vào thức ăn chăn nuôi và trong chế biến các loại thực phẩm gây nguy hại đến sức khỏe con người. 

Bột “Thuốc” vàng ô bị cấm sử dụng trong chăn nuôi, thực phẩm

Các chất Vat Yellow, Auramine còn gọi là chất vàng ô, lâu nay thường được dùng trong công nghiệp dệt, nhuộm, giấy, xây dựng, không được dùng trong thực phẩm. Nhưng thời gian qua, do biết thị hiếu của người tiêu dùng thực phẩm nên nhiều cá nhân, tổ chức đã dùng chất vàng ô trong chăn nuôi, giết mổ và chế biến thực phẩm để tăng tính bắt mắt cho sản phẩm, thu hút khách hàng tiêu thụ sản phẩm, nhưng lại gây tác hại cho sức khỏe người tiêu dùng và có khả năng gây ung thư ở người.

Theo PGS.TS. Dương Duy Đồng, trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng lý do người ta đưa chất tạo màu vàng vào thức ăn cho gia súc là do người chăn nuôi ngộ nhận thức ăn càng có màu vàng thì càng giúp tạo màu vàng cho da chân, hoặc cho lòng đỏ trứng gà có màu vàng đẹp hơn. Chất này không hề có giá trị dinh dưỡng đối với gia súc, gia cầm. Những loại phẩm màu này không những có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của gia súc, gia cầm mà còn ảnh hưởng có hại tới sức khỏe của con người.

Theo bác sĩ Trần Ngọc Lưu Phương , phó khoa nội tiêu hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng các chất phẩm màu sử dụng trong công nghiệp thì không được phép dùng trong thực phẩm với bất kỳ lý do gì. Ông cho biết, chất vàng ô, hay còn gọi là Vat Yellow là chất độc hại đối với cơ thể sinh vật nói chung và đã bị tổ chức Ung thư thế giới (IARC) xếp vào chất gây ung thư nhóm 3, tức là có khả năng gây ung thư cho động vật và con người.

Ngoài ra, chất này có thể gây kích ứng rất dữ dội, nếu tiếp xúc với da sẽ gây ngứa và bong tróc da, tiếp xúc qua đường hô hấp sẽ gây ho, lên cơn viêm phế quản, qua đường tiêu hóa gây đau bụng, nôn ói, đau rát cổ, tiêu chảy.

Điều nguy hiểm nữa là nó có thể tích tụ trong thịt của gia súc gia cầm, rất khó đào thải. Bên cạnh đó, vì chất này nguyên thủy được sử dụng trong công nghiệp nên cũng không được lọc hết kim loại nặng. Người ăn phải những gia súc bị tích tụ những kim loại này nặng có thể chịu nhiều hậu quả như hư gan, mật, vô sinh hay bệnh mau quên, chậm phát triển trí tuệ.

Thịt gà bình thường (bên trái) và thịt gà được nhuộm chất vàng ô (bên phải)

Chúng tôi có một số khuyến cáo đối với người tiêu dùng và người chăn nuôi sau:

-       Người tiêu dùng  khi mua các sản phẩm tươi sống cần chọn mua những loại thịt còn tươi, ngon, không có mùi hôi, có màu sắc tự nhiên, không bị nhợt nhạt hoặc có màu sắc lạ, bắt mắt. Tốt nhất nên mua thực phẩm rau, thịt, củ quả tại các cửa hàng thực phẩm sạch, có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, ví dụ như các sản phẩm được sản xuất theo quy trình VietGAP, là quy trình sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.

-       Người chăn nuôi khi mua thuốc dùng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm cần hết sức lưu ý: đối với các lọai thuốc thú y, cho dù là thuốc đơn chất hay các loại thuốc được nhà sản xuất phối hợp nhiều dược chất với nhau trong sản phẩm, bà con nên xem kỹ các thành phần hoạt chất hóa học, hàm lượng các hoạt chất đó trong toa thuốc ở dưới, chứ không phải chỉ quan tâm tên thương phẩm ở trên. Một loại thuốc có thể có nhiều tên thương phẩm, nhưng thành phần dược chất là giống nhau. Nếu phát hiện có các dược chất cấm trong sản phẩm thuốc, không được Bộ Nông nghiệp cho phép sử dụng thì bà con không nên mua sử dụng, đồng thời thông tin lại sản phẩm cho cơ quan Chăn nuôi và Thú y tại địa phương để có biện pháp thu hồi và xử lý kịp thời.

 Ngọc Hữu -  P. HCTH


>> Phương pháp tổng hợp trong phòng trị bệnh thủy sản (07/04/2016)

>> Bắt quả tang 03 cơ sở giết mổ heo trái phép (08/04/2016)

>> 05 NỘI DUNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ CHẤT CẤM TRONG CHĂN NUÔI (04/04/2016)

>> Tin Hội nghị Công chức-Viên chức, người lao động Chi cục Chăn nuôi và Thú y Đồng Nai năm 2016 (04/04/2016)

>> CHĂN NUÔI HEO QUY MÔ LỚN "MỘT XU THẾ TẤT YẾU" (22/03/2016)

>> NHỮNG TRANG TRẠI QUY MÔ NHẤT THẾ GIỚI (22/03/2016)

>> TRIỂN KHAI TIÊM VÁC XIN PHÒNG BỆNH DẠI NĂM 2016 (17/03/2016)

>> CHI CỤC CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y ĐỒNG NAI TỔ CHỨC TẬP HUẤN LUẬT THÚ Y 2015 CHO CÁC ĐƠN VỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH (17/03/2016)

>> HỘI NGHỊ BAN CHỈ ĐẠO DỰ ÁN LIFSAP TỈNH ĐỒNG NAI MỞ RỘNG (17/03/2016)

>> NGƯỜI CHĂN NUÔI CẦN SỬ DỤNG ĐÚNG THUỐC KHÁNG SINH ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM (17/03/2016)


Quay Về
Tìm kiếm theo ngày tháng
Tìm kiếm theo tiêu đề
  Báo cáo
  • THÔNG BÁO kết quả tuyển dụng
  • Thông báo tuyển dụng Viên chức năm 2024
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng nhân viên thú y cấp xã năm 2023
  • THÔNG BÁO Danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn, không đủ tiêu chuẩn xét tuyển nhân viên thú y cấp xã trê
  • QUYẾT ĐỊNH Ban hành Danh mục chi tiết về biểu giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động
  • THÔNG BÁO Thí sinh đủ điều kiện tham dự vòng 2 (vòng phỏng vấn) kỳ tuyển dụng viên chức Chi cục Chăn
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng viên chức năm 2022
  • Kế hoạch về việc tuyển dụng viên chứu năm 2022
  • Mời các thí sinh trúng tuyển Viên chức năm 2020 ký hợp đồng làm việc đối với viên chức.
  • Kết quả tuyển dụng viên chức năm 2020
  • Thông báo kết squả phỏng vấn tuyển viên chức vòng 2
  • Thông báo: Triệu tập thí sinh tham dự vòng 2
  • Thông báo tuyển dụng viên chức 2020
  • Thông báo nghỉ lễ
  • Thông báo tuyển sinh năm 2018
  • Thông báo kết quả điểm các thí sinh dự xét tuyển dụng viên chức CCCNTY năm 2017
Xem tiếp
   
  đề án chăn nuôi