19 Tháng Ba 2024
Chào mừng quý vị đến với Website CHI CỤC THÚ Y TỈNH ĐỒNG NAI
  Tin tức tổng hợp

NGHỊ QUYẾT MỚI CỦA QUỐC HỘI VỀ ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Để đẩy mạnh công tác thực hiện chính sách Pháp luật nhà nước về lĩnh vực an toàn thực phẩm, Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa ban hành Nghị Quyết số 43/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về việc đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2016-2020. Nội dung cơ bản của Nghị quyết được Quyết nghị tại hai điều cơ bản như sau:

Điều 1.

Tán thành với nội dung Báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát về “Việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2016”. Trong thời gian qua, hệ thống văn bản pháp luật về an toàn thực phẩm được ban hành tương đối đầy đủ, toàn diện; công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp đã được tăng cường; hệ thống tổ chức quản lý, điều kiện làm việc của các cơ quan quản lý về an toàn thực phẩm từng bước được kiện toàn và tăng cường từ trung ương đến địa phương; quản lý sản xuất, kinh doanh thực phẩm có chuyển biến tích cực so với giai đoạn trước, hình thành một số vùng sản xuất kinh doanh rau, quả tươi sống, chăn nuôi an toàn, giết mổ tập trung bảo đảm an toàn thực phẩm; số lượng cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn tăng đáng kể; một số doanh nghiệp lớn đã đầu tư vào sản xuất, kinh doanh thực phẩm với công nghệ cao theo chuỗi khép kín; việc kiểm soát các nguy cơ mất an toàn thực phẩm có tiến bộ; xuất khẩu nông sản, thực phẩm đã tăng nhanh về kim ngạch và có mặt ở nhiều thị trường uy tín trên thế giới; công tác thông tin, truyền thông, giáo dục phổ biến pháp luật về an toàn thực phẩm được đẩy mạnh; việc kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm được triển khai tương đối đồng bộ, quyết liệt và nghiêm minh hơn.

Tuy nhiên, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm chưa được hệ thống hóa, một số quy định còn chưa rõ ràng, còn thiếu cụ thể về phân công trách nhiệm giữa các bộ, ngành và địa phương; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật còn thiếu; công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện và cơ chế phối hợp của các cấp, các ngành chưa theo kịp tình hình thực tế, hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước chưa cao; đầu tư nguồn lực, điều kiện làm việc chưa đáp ứng yêu cầu; chưa kiểm soát được theo chuỗi cung cấp thực phẩm; việc phân tích, đánh giá nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, quản lý sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thủ công, thực phẩm tươi sống vẫn là khâu yếu, chưa có biện pháp quản lý hữu hiệu.

Tại một số địa phương, tình trạng vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm còn khá phổ biến; sử dụng chất cấm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm vẫn diễn ra ở nhiều nơi; một lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không bảo đảm an toàn vẫn lưu thông trên thị trường; thực phẩm nhập lậu vẫn diễn ra; điều kiện chăn nuôi, hạ tầng chợ, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở giết mổ còn nhiều yếu kém; sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ không kiểm soát được an toàn vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn; công nghệ chế biến lạc hậu; việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm còn nhiều khó khăn; thu hồi, xử lý thực phẩm không an toàn thực hiện chưa nghiêm; tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm diễn ra khá nghiêm trọng; yếu tố môi trường tự nhiên, môi trường sản xuất, kinh doanh thực phẩm chưa được quan tâm đúng mức. Việc quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn chưa gắn với thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, xuất xứ của sản phẩm. Việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại về an toàn thực phẩm còn thụ động, xử lý vi phạm chưa kiên quyết, còn có biểu hiện nể nang, né tránh; chế tài xử lý các hành vi vi phạm pháp luật chưa bảo đảm tính răn đe. Công tác vận động, tuyên truyền, giáo dục về an toàn thực phẩm còn hạn chế. Hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn chưa được chú trọng đúng mức.

Nguyên nhân các hạn chế, yếu kém do yếu tố chủ quan là chủ yếu, trước hết là do sự buông lỏng quản lý của chính quyền các cấp, sự nhận thức yếu kém và cố tình vi phạm của một số tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh nông sản, thực phẩm. Trách nhiệm chính thuộc các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, nhất là ở cấp chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, người sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản, thực phẩm có vi phạm và một phần trách nhiệm thuộc về người tiêu dùng.

Điều 2.

Để khắc phục những hạn chế, yếu kém, đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm, trong giai đoạn 2016 - 2020, giao Chính phủ tập trung thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp sau:

1. Khẩn trương rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến an toàn thực phẩm để sớm trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan theo hướng quy định rõ các điều cấm và tăng chế tài xử lý; khắc phục tình trạng chồng chéo, không rõ trách nhiệm trong phân công quản lý an toàn thực phẩm; tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật, đến hết năm 2020 cơ bản hoàn thành các quy chuẩn kỹ thuật chính về an toàn thực phẩm cho các nhóm đối tượng và phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

2. Đến hết năm 2018, kiện toàn cơ bản bộ máy quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm các cấp theo hướng tập trung đầu mối, rõ trách nhiệm, tăng cường hiệu lực, hiệu quả. Ở cấp xã, phân công cán bộ theo dõi an toàn thực phẩm. Tăng cường năng lực, điều kiện làm việc cho đội ngũ cán bộ quản lý an toàn thực phẩm ở các cấp, tạo sự chuyển biến rõ rệt về an toàn thực phẩm.

3. Phấn đấu giảm mạnh số vụ ngộ độc thực phẩm nhiều người, giảm tỷ lệ mẫu thực phẩm kiểm tra không đảm bảo an toàn, tăng tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản được kiểm tra đạt yêu cầu về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm so với giai đoạn trước. Có lộ trình và giải pháp giải quyết dứt điểm các vấn đề yếu kém: về dư lượng vượt ngưỡng cho phép của thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, kinh doanh thực phẩm; kiểm soát giết mổ nhỏ lẻ, thực phẩm có nguy cơ cao, thức ăn đường phố; ngộ độc thực phẩm cấp tính và mãn tính; kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng, quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, vi phạm quy định ghi nhãn hàng hóa, hàng nhập lậu và gian lận thương mại; kiểm soát môi trường đất, nước cho sản xuất thực phẩm an toàn.

4. Hoàn thiện chính sách về đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm đồng bộ với quy hoạch vùng, cơ sở sản xuất an toàn; có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo chuỗi khép kín, áp dụng chương trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, hệ thống kiểm soát chất lượng tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và sản xuất hàng hóa quy mô lớn gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ, bảo đảm an toàn thực phẩm, có lộ trình giảm tỷ trọng sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, kém chất lượng.

5. Đẩy mạnh quản lý an toàn thực phẩm sang kiểm soát theo quá trình sản xuất, dựa trên phân tích nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm; tăng cường hoạt động truy xuất nguồn gốc thực phẩm; chỉ đạo các địa phương phát triển, nhân rộng chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn và kiểm soát chặt chẽ an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ; tăng cường năng lực hoạt động của hệ thống giám sát, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm; kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm; tăng các biện pháp, chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng; tiếp tục thực hiện thí điểm thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm, đánh giá tổng kết và mở rộng mô hình khi có kết quả tích cực.

6. Bố trí đủ ngân sách cho công tác quản lý an toàn thực phẩm theo dự toán. Cho phép sử dụng kinh phí xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm để phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, trong đó được trích một tỷ lệ hợp lý khen thưởng cho tổ chức, cá nhân có thành tích trong quản lý, tham gia bảo đảm an toàn thực phẩm. Tăng cường xã hội hóa, đa dạng các nguồn lực tài chính và một số khâu dịch vụ kỹ thuật phục vụ công tác quản lý an toàn thực phẩm; thực hiện tốt việc tổ chức đánh giá, công nhận các cơ sở thực hiện xã hội hóa quản lý an toàn thực phẩm và chỉ định các cơ quan, tổ chức có đủ điều kiện kiểm nghiệm về an toàn thực phẩm tham gia kiểm định, giám định chất lượng thực phẩm. Phối hợp tích cực với hoạt động giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, xã hội – nghề nghiệp, đặc biệt là của người dân trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm.

7. Tăng cường công tác giáo dục truyền thông, thông tin chính xác, kịp thời, toàn diện, có trách nhiệm, trung thực các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm; biểu dương kịp thời những điển hình tiên tiến, công khai những tồn tại yếu kém, những hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm của tổ chức và cá nhân; tránh đưa thông tin không đúng sự thật gây hoang mang trong dư luận ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng và phát triển các kỹ năng truyền thông; nâng cao số lượng, chất lượng các tài liệu và thông điệp truyền thông về an toàn thực phẩm. Thiết lập hệ thống thông tin hỏi đáp phục vụ người dân, cung cấp thông tin, phản ánh về an toàn thực phẩm; tiếp nhận và xử lý kịp thời các thông tin vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.

8. Chú trọng công tác đào tạo, tăng cường tập huấn chuyên môn nghiệp vụ; tổ chức đào tạo lại cán bộ quản lý, thanh tra, kiểm nghiệm tại các tuyến; từng bước tăng tỷ lệ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao về an toàn thực phẩm; đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tích cực vận động sự hỗ trợ của các nước, các tổ chức quốc tế cho công tác an toàn thực phẩm.

Đỗ Ngọc Hữu – Phòng HCTH

(Theo nguồn channuoivietnam.com)

>> XỬ LÝ CƠ SỞ GIẾT MỔ HEO TRÁI PHÉP VỚI SỐ LƯỢNG LỚN Ở THỐNG NHẤT (10/05/2017)

>> TIẾP NHẬN VÀ TRẢ HỒ SƠ TẠI TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH CÔNG TỈNH ĐỒNG NAI (03/05/2017)

>> Hội nghị kết nối chuỗi tiêu thụ sản phẩm thịt heo VietGAHP (28/04/2017)

>> Tăng lương cho công chức, viên chức từ 1/7/2017 (28/04/2017)

>> XỬ LÝ CƠ SỞ GIÊT MỔ HEO TRÁI PHÉP VỚI SỐ LƯỢNG LỚN TẠI THỐNG NHẤT (26/04/2017)

>> PHỐI HỢP KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ 2 CƠ SỞ GIẾT MỔ HEO TRÁI PHÉP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHƠN TRẠCH (13/04/2017)

>> BẮT QUẢ TANG VÀ XỬ LÝ CƠ SỞ GIẾT MỔ HEO TRÁI PHÉP TẠI BIÊN HÒA (10/04/2017)

>> Gà sạch đã sẵn sàng chờ ngày 'bay' sang Nhật (05/04/2017)

>> Đại hội công nhân viên chức năm 2017 (03/04/2017)

>> BẮT CƠ SỞ GIẾT MỔ HEO TRÁI PHÉP TẠI TRẢNG BOM (03/04/2017)


Quay Về
Tìm kiếm theo ngày tháng
Tìm kiếm theo tiêu đề
  Báo cáo
  • THÔNG BÁO kết quả tuyển dụng
  • Thông báo tuyển dụng Viên chức năm 2024
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng nhân viên thú y cấp xã năm 2023
  • THÔNG BÁO Danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn, không đủ tiêu chuẩn xét tuyển nhân viên thú y cấp xã trê
  • QUYẾT ĐỊNH Ban hành Danh mục chi tiết về biểu giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động
  • THÔNG BÁO Thí sinh đủ điều kiện tham dự vòng 2 (vòng phỏng vấn) kỳ tuyển dụng viên chức Chi cục Chăn
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng viên chức năm 2022
  • Kế hoạch về việc tuyển dụng viên chứu năm 2022
  • Mời các thí sinh trúng tuyển Viên chức năm 2020 ký hợp đồng làm việc đối với viên chức.
  • Kết quả tuyển dụng viên chức năm 2020
  • Thông báo kết squả phỏng vấn tuyển viên chức vòng 2
  • Thông báo: Triệu tập thí sinh tham dự vòng 2
  • Thông báo tuyển dụng viên chức 2020
  • Thông báo nghỉ lễ
  • Thông báo tuyển sinh năm 2018
  • Thông báo kết quả điểm các thí sinh dự xét tuyển dụng viên chức CCCNTY năm 2017
Xem tiếp
   
  đề án chăn nuôi