28 Tháng Tư 2024
Chào mừng quý vị đến với Website CHI CỤC THÚ Y TỈNH ĐỒNG NAI
  Tin tức tổng hợp

Báo cáo Đại hội thường niên lần thứ 82 của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE)

Từ ngày 25 đến ngày 30/5/2014 tại Paris, Cộng hòa Pháp đã diễn ra Đại hội thường niên lần thứ 82 của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE). Tham dự Đại hội có trên 850 Đại biểu đại diện cho các nước thành viên OIE và nhiều tổ chức quốc tế (FAO, WHO, WB, WTO, EU,…).

Ảnh minh họa
Đại hội năm 2014 này đánh dấu 90 năm ngày thành lập OIE (1924-2014). Công chúa Jordan – Đại sứ thiện chí của OIE, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổng giám đốc Tổ chức Nông lương của liên hợp quốc (FAO) và Bộ trưởng, Thứ trưởng của nhiều nước đã tham dự lễ khai mạc Đại hội. Sự hiện diện của Tổng giám đốc của ba tổ chức quốc tế lớn (OIE, WHO, FAO) liên quan đến lĩnh vực Y tế và Thú y đã thể hiện sự hợp tác mạnh mẽ mang tính toàn cầu trong các hoạt động liên quan đến công tác phòng chống dịch bệnh đối với động vật và người.
Đoàn đại biểu Việt Nam do TS. Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y dẫn đầu và lãnh đạo một số đơn vị thuộc Cục đã tham dự Đại hội.
Đại hội đã phê chuẩn 40 điều khoản của Luật Thú y thế giới và phê chuẩn đơn gia nhập OIE của hai quốc gia là Liberia và Nam Sudan nâng tổng số thành viên OIE lên 180 quốc gia. Các Đại biểu OIE cũng đã bầu Phó Chủ tịch Hội đồng OIE mới là TS. Micheal Modisane của Nam Phi.
Đại hội đã xem xét, đánh giá tình hình dịch bệnh động vật trên toàn thề giới và dành sự quan tâm đặc biệt đến các dịch bệnh quan trọng xảy ra gần đây bao gồm: bệnh Tiêu chảy trên lợn (PED) tại một số nước Châu Mỹ và Châu Á, Hội chứng hộ hấp do coronavirus gây ra tại Trung Đông (MERS-Cov), bệnh Bò điên (BSE) tại Braxin, Cúm gia cầm H7N9 và H5N8 tại Châu Á, bệnh Dại tại Đài Loan và bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (ASF) tại Đông Âu.

Các hướng dẫn và tiêu chuẩn quốc tế

Đại hội đã phê chuẩn việc bổ sung, chỉnh sửa của 25 Chương và bổ sung thêm hai Chương mới trong Luật Thú y đối với động vật trên cạn.
Đối với dịch bệnh thuỷ sản, Đại hội đã phê chuẩn một Chương mới về bệnh do Salmonid alphavirus gây ra và một Chương mới về hướng dẫn các tiêu chuẩn nhằm xác định sự mẫn cảm của động vật thuỷ sản đối với các tác nhân gây bệnh cụ thể, do hiện nay có khoảng 500 loài động vật thuỷ sản được nuôi trồng trên toàn thế giới và hàng năm có một vài loài mới được đưa vào nuôi trồng.
Giai đoạn sau khi thanh toán được bệnh Dịch tả trâu bò

Đại hội đồng đã phê chuẩn Kế hoạch khung pháp lý đối với điều kiện lưu giữ vi rút dịch tả trâu bò do FAO và OIE xây dựng và đề xuất.
Sau khi bệnh Dịch tả trâu bò đã được thanh toán từ năm 2011, các nước thành viên OIE đã cam kết tiêu huỷ hoặc lưu giữ (trong các cơ sở có điều kiện tối thiểu do OIE-FAO phê chuẩn) toàn bộ giống vi rút và vắc xin Dịch tả trâu bò.
Từ tháng 11/2013, các nước thành viên OIE đã báo cáo OIE về việc lưu giữ vi rút và vắc xin Dịch tả trâu bò tại các nước. Đến nay, 164/178 (92%) nước thành viên đã hoàn thành báo cáo. Tổ chức OIE đã có dữ liệu chính thức về lưu giữ vi rút và vắc xin Dịch tả trâu bò trên phạm vi toàn cầu. Đã có 5 phòng thí nghiệm tại 5 quốc gia đề nghị được lưu giữ vi rút và vắc xin Dịch tả trâu bò; các đề nghị này sẽ được xem xét tại Đại hội thường niên OIE năm 2015.

Công nhận an toàn dịch bệnh

• 11 Quốc gia được công nhận trình trạng “Nguy cơ không đáng kể” đối với bệnh bò điên (BSE). Những nước đã được công nhận trước đây không có sự thay đổi.
• Hàn Quốc được công nhận an toàn đối với bệnh Lở mồm long móng có tiêm vắc xin. Các vùng an toàn dịch mới được công nhận tại Argentina (không tiêm vắc xin), Brazil và Bolivia (tiêm vắc xin). OIE phê chuẩn chương trình quốc gia khống chế bệnh LMLM của Ecuador.
• 14 Quốc gia được công nhận an toàn đối với bệnh cúm ngựa Châu Phi (AHS).
• Argentina, Canada và Singapore được công nhận an toàn bệnh viêm phổi truyền nhiễm ở bò (CBPP).
• Đã có 48 nước được công nhận “An toàn bệnh Dịch tả trên loài nhai lại nhỏ (PPR)”.
Hướng tới một thế giới “An toàn bệnh Dịch tả trên loài nhai lại”
Đại hội đồng đã phê chuẩn nghị quyết về chiến lược khống chế và thanh toán bệnhh Dịch tả trên loài nhai lại nhỏ (PPR). PPR đã lây lan rộng trong 10 năm gần đây và hiện nay đã xuất hiện tại nhiều nước thuộc Châu Phi, Trung Đông và Châu Á. Do PPR gây thiệt hại lớn trên loài nhại lại nhỏ nên đây là bệnh được OIE lựa chọn là bệnh ưu tiên hàng đầu. Chiến lược khống chế và thanh toán bệnh bao gồm cả cơ chế bảo vệ những nước an toàn đối với PPR. Chiến lược sẽ được xây dựng dựa trên mô hình thành công của chiến lược thanh toán bệnh Dịch tả trâu bò năm 2011 với những cố gắng liên tục và lâu dài bao gồm sự phối hợp trên toàn cầu và khu vực.

Mạng lưới khoa học
Đại hội đã phê chuẩn thêm 06 Trung tâm hợp tác và 09 Phòng thí nghiệm tham chiếu mới. Tính đến thời điểm hiện nay, trên toàn thế giới đã có 296 Trung tâm khoa học thuộc mạng lưới của Tổ chức OIE tại 44 Quốc gia trên 5 Châu lục.
Bên lề Đại hội, Cục trưởng Cục Thú y Việt Nam đã có các buổi làm việc trao đổi về hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực thú y với lãnh đạo Cơ quan Thú y các nước và vùng lãnh thổ: Liên bang Nga, Úc, Ấn Độ, Thái Lan, Đài Loan,… và một số tổ chức quốc tế./.
Nguồn: http://www.cucthuy.gov.vn

>> Hà Nội có 2 trường hợp tử vong do bị chó dại cắn (30/05/2014)

>> Xử phạt 2 cơ sở giết mổ heo lậu 23 triệu đồng (22/05/2014)

>> Dịch cúm gia cầm có nguy cơ tái bùng phát (08/05/2014)

>> Đề xuất nhiều quy định mới về thú y (25/04/2014)

>> Cứu sống một thai phụ viêm phổi nặng do cúm A/H1N1 (25/04/2014)

>> Sự thật bất ngờ về Tamiflu: Cả thế giới bị lừa? (21/04/2014)

>> Kiên quyết xóa bỏ các lò mổ trái phép (17/04/2014)

>> QUY TRÌNH CHĂN NUÔI GÀ AVGA và AAVG GIAI ĐOẠN 0-9 TUẦN TUỔI (14/04/2014)

>> Phòng cúm A(H5N1) và A(H7N9): Dễ như… rửa tay!. (11/04/2014)

>> Thông tin về tình hình dịch cúm gia cầm, LMLM và tai xanh ngày10/04/2014 (11/04/2014)


Quay Về
Tìm kiếm theo ngày tháng
Tìm kiếm theo tiêu đề
  Báo cáo
  • THÔNG BÁO kết quả tuyển dụng
  • Thông báo tuyển dụng Viên chức năm 2024
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng nhân viên thú y cấp xã năm 2023
  • THÔNG BÁO Danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn, không đủ tiêu chuẩn xét tuyển nhân viên thú y cấp xã trê
  • QUYẾT ĐỊNH Ban hành Danh mục chi tiết về biểu giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động
  • THÔNG BÁO Thí sinh đủ điều kiện tham dự vòng 2 (vòng phỏng vấn) kỳ tuyển dụng viên chức Chi cục Chăn
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng viên chức năm 2022
  • Kế hoạch về việc tuyển dụng viên chứu năm 2022
  • Mời các thí sinh trúng tuyển Viên chức năm 2020 ký hợp đồng làm việc đối với viên chức.
  • Kết quả tuyển dụng viên chức năm 2020
  • Thông báo kết squả phỏng vấn tuyển viên chức vòng 2
  • Thông báo: Triệu tập thí sinh tham dự vòng 2
  • Thông báo tuyển dụng viên chức 2020
  • Thông báo nghỉ lễ
  • Thông báo tuyển sinh năm 2018
  • Thông báo kết quả điểm các thí sinh dự xét tuyển dụng viên chức CCCNTY năm 2017
Xem tiếp
   
  đề án chăn nuôi