26 Tháng Tư 2024
Chào mừng quý vị đến với Website CHI CỤC THÚ Y TỈNH ĐỒNG NAI
  Tin tức tổng hợp

CÁC YẾU TỐ GÂY BỆNH TRÊN TÔM NUÔI

1. Môi trường sống Tất cả các yếu tố môi trường đều là mối nguy của tôm vì sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản của chúng phụ thuộc rất lớn vào sự thích nghi nhất định với môi trường sống. Đa số các yếu tố môi trường đều ảnh hưởng tới đời sống của tôm nhưng chỉ vài yếu tố có ảnh hưởng mang tính quyết định. Nhiệt độ và độ mặn là hai giới hạn quan trọng trong từng điều kiện địa lý. Muối dinh dưỡng, độ cứng tổng số và độ kiềm tổng số cũng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên đời sống tôm nuôi thông qua điều khiển sự phát triển thực vật nước. Độ trong điều chỉnhlượng ánh sáng chiếu vào nước, yếu tố này cũng ảnh hưởng trực tiếp lên tôm nuôi và gián tiếp thông qua điều chỉnh sự phát triển của thực vật trong ao, đặc biệt là tảo nổi. Tảo có vai trò rất quan trọng đối với tôm nuôi do tảo điều chỉnh lượng oxy hòa tan trong nước (DO), chuỗi thức ăn tự nhiên trong ao nuôi và hàng loạt các yếu tố môi trường khác đều chịu sự tác động trực tiếp hay gián tiếp dưới sự phát triển của tảo trong ao. DO là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp lên tôm nuôi vì tương tự như đa số các loài sinh vật khác, tôm không thể sống nếu thiếu oxy để hô hấp. Chỉ số pH được coi là yếu tố rất quan trọng trong nước vì nó ảnh hưởng rất lớn đến môi trường ao nuôi, đời sống của tôm trong ao nuôi, mọi sự thay đổi dù nhỏ nhất của yếu tố này đều là mối nguy cho tôm nuôi.NH3 và H2S là hai yếu tố gây độc trực tiếp cho tôm nên nồng độ hai yếu tố này trong ao có vai trò rất quan trọng liên quan đến đời sống của tôm. Các yếu tố môi trường khác như CO2, NO2, kim loại nặng, thuốc trừ sâu cũng rất quan trọng trongnuôi trồng thủy sản.

Ảnh minh họa

2. Tác nhân gây bệnh

Mầm bệnh là yếu tố hữu sinh làm cho tôm mắc bệnh gọi chung là tác nhân gây bệnh. Những tác nhân gây bệnh này do sự cảm nhiễm của tôm nuôi hay sự xâm nhập của chúng vào tôm nuôi. Các tác nhân này được chia làm 3 nhóm bao gồm: tác nhân gây bệnh truyền nhiễm (virus, vi khuẩn, nấm, ricketsia); tác nhân gây bệnh ký sinh (nguyên sinh động vật, giáp xác, giun sán); một số sinh vật hại tôm (tảo độc, sứa, chim, ếch, rắn, cá dữ).

3. Tôm nuôi

Sức đề kháng của tôm đối với từng loại bệnh là khác nhau. Sức đề kháng càng cao thì khả năng mắc bệnh của tôm càng nhỏ và ngược lại. Mỗi loài tôm khác nhau có sức đề kháng với các loại bệnhlà khác nhau. Trong quá trình nuôi, người nuôi thường tìm cách nâng cao sức đề kháng cho tôm nuôi bằng nhiều cách khác nhau.

4. Mối quan hệ giữa các yếu tố gây bệnh ở tôm

Tôm sống được phải có môi trường sống tốt, đồng thời chúng cũng phải có khả năng thích ứng được với môi trường. Nếu môi trường xảy ra những biến động bất lợi cho tôm, con nào thích ứng sẽ tồn tại và phát triển, ngược lại con nào không thích ứng sẽ bị bệnh và chết. Tôm bị bệnh là kết quả tương tác giữa cơ thể, môi trường sống và tác nhân gây bệnh.

Khi có sự tương tác đồng thời của ba yếu tố trên thì tôm sẽ bị bệnh (sơ đồ dưới), nếu thiếu một trong ba yếu tố thì tôm không bị bệnh. Tuy tôm mang mầm bệnh nhưng môi trường sống tốt và sức đề kháng của tôm với mầm bệnh tốt thì không xảy ra bệnh. Để ngăn cản ba yếu tố gây bệnh tương tác đồng thời thì người nuôi thường tác động vào cả ba yếu gây bệnh thông qua các biện pháp kỹ thuật như cải tạo ao nuôi, diệt mầm bệnh ngoài môi trường, thả giống sạch bệnh, cung cấp thức ăn và các chất bổ sung tốt nhằm đảm bảo sức đề kháng của tôm nuôi.

Khi biết các yếu tố nguy cơ gây bệnh và cơ chếtương tác giữa chúng thì khi xác định nguyên nhân và đưa ra các biện pháp phòng trừ bệnh cho tôm nuôi phải xem xét đồng thời cả ba yếu tố môi trường, mầm bệnh và vật nuôi. Ví dụ, giữ môi trường sống tốt cho tôm, tiêu diệt mầm bệnh bằng thuốc, hóa chất và chọn giống có sức đề kháng tốt với mầm bệnh.

Nguyễn Ngọc Quyến (P. Dịch tễ)

>> Không có tình trạng heo bị dịch bệnh, chết hàng loạt tại ấp 4, xã Sông Nhạn, tỉnh Đồng Nai (20/04/2015)

>> NGƯỜI DÂN CẦN BIẾT CÁC QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ CHĂN NUÔI (13/04/2015)

>> Tin Hội nghị Công chức, viên chức và người lao động (05/04/2015)

>> TRẠM CHẨN ĐOÁN XÉT NGHIỆM THÚ Y – CHI CỤC THÚ Y ĐỒNG NAI ĐƯỢC CÔNG NHẬN THEO TIÊU CHUẨN ISO/IEC 17025:2005 (05/04/2015)

>> TỶ LỆ HUYẾT THANH NHIỄM AVIAN REOVIRUS (ARV) TẠI ĐỒNG NAI. (05/04/2015)

>> Sai phạm trong kinh doanh thuốc thú y (05/04/2015)

>> 11 đối tượng được tăng lương từ 6/4 (05/04/2015)

>> BỆNH THƯỜNG XẢY RA TRÊN HEO NÁI: MMA (MASTITIS METRITIS AGALACTIA) (19/03/2015)

>> ĐẠI HỘI ĐANG BỘ BỘ PHẬN CHI CỤC THÚ Y ĐỒNG NAI NHIỆM KỲ II (2015-2020) (12/03/2015)

>> BẮT QUẢ TANG LÒ MỔ BÊ CẠO KHÔNG PHÉP (12/03/2015)


Quay Về
Tìm kiếm theo ngày tháng
Tìm kiếm theo tiêu đề
  Báo cáo
  • THÔNG BÁO kết quả tuyển dụng
  • Thông báo tuyển dụng Viên chức năm 2024
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng nhân viên thú y cấp xã năm 2023
  • THÔNG BÁO Danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn, không đủ tiêu chuẩn xét tuyển nhân viên thú y cấp xã trê
  • QUYẾT ĐỊNH Ban hành Danh mục chi tiết về biểu giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động
  • THÔNG BÁO Thí sinh đủ điều kiện tham dự vòng 2 (vòng phỏng vấn) kỳ tuyển dụng viên chức Chi cục Chăn
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng viên chức năm 2022
  • Kế hoạch về việc tuyển dụng viên chứu năm 2022
  • Mời các thí sinh trúng tuyển Viên chức năm 2020 ký hợp đồng làm việc đối với viên chức.
  • Kết quả tuyển dụng viên chức năm 2020
  • Thông báo kết squả phỏng vấn tuyển viên chức vòng 2
  • Thông báo: Triệu tập thí sinh tham dự vòng 2
  • Thông báo tuyển dụng viên chức 2020
  • Thông báo nghỉ lễ
  • Thông báo tuyển sinh năm 2018
  • Thông báo kết quả điểm các thí sinh dự xét tuyển dụng viên chức CCCNTY năm 2017
Xem tiếp
   
  đề án chăn nuôi