27 Tháng Tư 2024
Chào mừng quý vị đến với Website CHI CỤC THÚ Y TỈNH ĐỒNG NAI
  Tin tức tổng hợp

CÁC CHẤT CẤM THUỘC NHÓM BETA - AGONIST, TÁC HẠI VÀ GIẢI PHÁP LOẠI BỎ KHÔNG SỬ DỤNG CHẤT CẤM TRONG CHĂN NUÔI

1. Beta – Agonists là chất gì ? Beta-agonists là thuốc có cơ chế tác dụng chính trên cơ quanh đường phế quản (phế quản và tiểu phế quản). Khi phổi bị kích thích, các nhóm cơ quanh các cơ quan hô hấp bị co thắt làm cho đường hô hấp bị hẹp lại và điều này thường dẫn đến hiện tượng ngưng thở.

Các thuốc beta-agonists có tác dụng làm cho các cơ hô hấp giãn ra, mở rộng đường hô hấp và kết quả là làm cho hoạt động thở dễ dàng hơn. β-agonist được phân làm hai nhóm theo đặc tính chữa bệnh như sau:

            + Nhóm β1-agonist: Gồm các chất có tác dụng kích thích tim, được dùng để điều trị sốc tim, suy tim cấp tính như: dobutamine, isoproterenol, samoterol và epinephrine.

            + Nhóm β2-agonist:Gồm các chất làm giãn cơ, được dùng để điều trị hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính như Salbutanol (Albuterol), clenbuterol, fenoterol, formoterol, isoproterenol, salmeterol, terbutaline, fenoterol, metaproterenol, terbutaline, isoetarine, pirbuterol, procaterol, ritodrine, broxaterol, cinaterol, denopamine, etilefrine, isoxsuprine, mabuterol, oxyfedrine, prenalterol, ractopamine, rimiterol, tulobuterol, zilpaterol, zinterol.

            Trong đó, clenbuterol, salbutamol và ractopamine là ba chất thuộc nhóm beta-agonist thường được người chăn nuôi cho vào thức ăn để giúp vật nuôi tăng trọng nhanh, đặc biệt là tiêu biến mỡ và tăng tỷ lệ thịt nạc. Mặc dù, theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì 3 loại hóa chất này đã bị cấm sử dụng trong chăn nuôi từ năm 2002.

2. Cơ chế tác động của nhóm Beta - Agonist

            Cơ chế tác động của nhóm beta-agonist chủ yếu dựa vào sự kết dính với các thụ thể beta-adrenergic có trên bề mặt các loại tế bào cơ và tế bào mỡ.

            + Các beta-agonist khi kết hợp với các thụ thể beta-adrenergic tại các tế bào cơ trơn của đường hô hấp sẽ làm giãn nở và mở rộng đường hô hấp giúp vật nuôi dễ thở.

            + Khi beta-agonist kết dính vào các thụ thể beta-adrenergic trên tế bào mỡ, chúng sẽ làm hoạt hóa một số enzyme, từ đó làm giảm sự tổng hợp và tích lũy mô mỡ bên trong tế bào. Ngoài ra, nó còn huy động mô mỡ trong tế bào để phân giải mỡ nhằm cung cấp năng lượng cho cơ thể và đưa đến kết quả là tỷ lệ mỡ tích lũy trong cơ thể gia súc rất ít.

            + Đối với mô cơ cũng có chứa thụ thể beta-adrenergic ở trên bề mặt của nó. Sự tương tác của beta-agonist với thụ thể beta-adrenergic sẽ làm gia tăng tổng hợp của axit ribonucleic (ARN), từ đó làm gia tăng tổng hợp protein trong tế bào và kết quả là làm gia tăng kích thước của tế bào cơ. Sự tăng trưởng xảy ra bằng cách gia tăng chiều dài và độ lớn của sợi cơ một cách nhanh chóng (siêu nạc) chứ không gia tăng số lượng tế bào. Tuy nhiên sự gia tăng này là có hạn theo thời gian và không thể sử dụng kéo dài được vì sẽ làm cho thú chết.

3. Ảnh hưởng của nhóm Beta – Agonist trên người

            Do chất cấm dùng để kích thích tăng trọng được sử dụng với liều cao hơn rất nhiều lần so với liều điều trị ở người nên hàm lượng tồn dư trong sản phẩm động vật là khá lớn. Khi người ăn phải thịt gia súc có chứa các chất thuộc nhóm beta-agonist về lâu dài có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như tim đập nhanh, tăng huyết áp, nhức đầu, tay chân run, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa. Theo Nguyễn Lân Dũng (2015), khi sử dụng nhóm beta-agonist ở liều lượng gấp 5 – 10 lần cho phép sẽ gây giãn nở cơ trơn tử cung nên nguy cơ cao đối với phụ nữ mang thai.

4. Cách nhận biết thịt heo có cho ăn chất cấm

            Khi nuôi heo với chất cấm nhóm beta-agonist thì thịt heo rất ít mỡ, lớp mở dưới da nhỏ hơn 1cm, phần nạc gần sát tới da, liên kết giữa phần nạc và phần mỡ tách rời rõ rệt, thịt có màu đỏ tươi như thịt bò. Mặt cắt trên thớ thịt không được mịn, độ săn chắc kém, sợi thịt thô và lớn. trong khi đó thịt heo bình thường có màu hồng tự nhiên, sớ thịt mịn và lớp mỡ dày hơn (1,5-2,0 cm).

            Thịt heo có chất cấm (bên trái) và thịt heo bình thường (bên phải)
 Thịt heo có dùng chất cấm khi nấu chín có màu sẩm đen, ăn có cảm giác thô dai, không có vị thơm ngon, độ ngọt và béo của thịt heo bình thường.

5. Một số giải pháp để người chăn nuôi không còn sử dụng chất cấm

            - Về giống heo: Chúng ta không nên nhầm lẫn việc tăng nạc do dùng chất cấm với các giống heo siêu nạc tự nhiên. Vì vậy người chăn nuôi nên chọn mua các giống heo siêu nạc (giống Duroc, Pietrain, nhóm giống Duroc-Pietrain) để nuôi thì sẽ có được những đàn heo thịt nhiều nạc và ít mỡ.

            - Thức ăn dinh dưỡng: Cho heo ăn thức ăn đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các axit amin, vitamin và chất khoáng… sẽ giúp heo mau lớn và nhiều nạc.Ngoài ra, có thể bổ sung các chất tạo nạc có nguồn gốc tự nhiên như chromium picolinate, betaine tự nhiên (chiết xuất từ mật củ cải đường và bã rượu)vào thức ăn giúp cải thiện được phẩm chất quầy thịt (tăng tích lũy protein và giảm chất béo của quầy thịt).

            - Phòng bệnh tốt: Sẽ giúp heo ít bệnh, mau lớn, chất lượng thịt cũng tốt hơn. Nếu cần thiết phải sử dụng thuốc thú y thì nên tuân thủ theo đúng thời gian ngưng thuốc có ghi trên bao bì trước khi xuất bán.

            - Cơ quan thú y địa phương: Nên tổ chức các buổi tập huấn cho các đối tượng chủ chốt đó là người sản xuất, kinh doanh thuốc thú y; người chăn nuôi, thương lái thu mua heo; người giết mổ heo để hiểu rõ về những quy định của pháp luật trong lĩnh vực chăn nuôi thú y, cũng như hiểu về tác hại cho bản thân và xã hội của việc sử dụng chất cấm để kích thích tăng trọng hoặc sử dụng thuốc an thần trước khi giết mổ. Đồng thời, tập huấn và tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm đến người tiêu dùng, giúp họ nhận biết và tẩy chay thịt heo có tồn dư chất cấm, thịt không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y.

Thanh Lộc – P. Kiểm dịch

>> KIỂM TRA PHÁT HIỆN VÀ XỬ PHẠT CƠ SỞ GIẾT MỔ HEO TRÁI PHÉP (13/01/2016)

>> THỰC PHẨM TIÊU DÙNG TRONG DỊP TẾT VÀ NGUY CƠ MẤT AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM (11/01/2016)

>> THANH NIÊN CHI ĐOÀN CHI CỤC CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y ĐỒNG NAI THAM GIA HIẾN MÁU NHÂN ĐẠO (11/01/2016)

>> KHÁNH THÀNH KHU QUY HOẠCH CHĂN NUÔI TẬP TRUNG (04/01/2016)

>> NHIỀU CHÍNH SÁCH MỚI VỀ LAO ĐỘNG VIỆC LÀM, BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐƯỢC TRIỂN KHAI VÀO CUỘC SỐNG BẮT ĐẦU TỪ NGÀY 01/01/2016 (29/12/2015)

>> THANH TRA CƠ SỞ KINH DOANH THUỐC THÚ Y (07/01/2016)

>> CẦN NGHIÊM CẤM VIỆC TIÊM THUỐC AN THẦN CHO HEO TRƯỚC KHI CHUYỂN ĐẾN LÒ GIẾT MỔ (25/12/2015)

>> CƠ QUAN CHỨC NĂNG VÀ NGƯỜI TIÊU DÙNG CẦN CÓ NHỮNG DỤNG CỤ PHÁT HIỆN NHANH CHẤT CẤM TRONG CHĂN NUÔI VÀ THỰC PHẨM (25/12/2015)

>> HỌP BÀN VỀ KẾT NỐI CHUỖI SẢN PHẨM AN TOÀN (15/12/2015)

>> TẬP HUẤN PHẦN MỀM MỘT CỬA LIÊN THÔNG TRONG CÔNG TÁC TIẾP NHẬN VÀ GIẢI QUYẾT HỒ SƠ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH (07/12/2015)


Quay Về
Tìm kiếm theo ngày tháng
Tìm kiếm theo tiêu đề
  Báo cáo
  • THÔNG BÁO kết quả tuyển dụng
  • Thông báo tuyển dụng Viên chức năm 2024
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng nhân viên thú y cấp xã năm 2023
  • THÔNG BÁO Danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn, không đủ tiêu chuẩn xét tuyển nhân viên thú y cấp xã trê
  • QUYẾT ĐỊNH Ban hành Danh mục chi tiết về biểu giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động
  • THÔNG BÁO Thí sinh đủ điều kiện tham dự vòng 2 (vòng phỏng vấn) kỳ tuyển dụng viên chức Chi cục Chăn
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng viên chức năm 2022
  • Kế hoạch về việc tuyển dụng viên chứu năm 2022
  • Mời các thí sinh trúng tuyển Viên chức năm 2020 ký hợp đồng làm việc đối với viên chức.
  • Kết quả tuyển dụng viên chức năm 2020
  • Thông báo kết squả phỏng vấn tuyển viên chức vòng 2
  • Thông báo: Triệu tập thí sinh tham dự vòng 2
  • Thông báo tuyển dụng viên chức 2020
  • Thông báo nghỉ lễ
  • Thông báo tuyển sinh năm 2018
  • Thông báo kết quả điểm các thí sinh dự xét tuyển dụng viên chức CCCNTY năm 2017
Xem tiếp
   
  đề án chăn nuôi