26 Tháng Tư 2024
Chào mừng quý vị đến với Website CHI CỤC THÚ Y TỈNH ĐỒNG NAI
  Tin tức tổng hợp

PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM

TỪ NGUYÊN TẮC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM ĐẾN PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI VÀ ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TRONG THỜI GIAN TỜI

TỪ NGUYÊN TẮC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM

ĐẾN PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI

VÀ ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TRONG THỜI GIAN TỜI

I. Lý thuyết về Điều kiện để sảy ra dịch và nguyên tắc phòng chống dịch :

1. Điều kiện để sảy ra dịch

Nói đến việc phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm là nói đến phòng chống sự truyền lây, vì nếu không sảy ra sự truyền lây thì tên gọi Dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm chỉ còn một chữ« Bệnh » mà không được gắn theo các từ như « Dịch » và «truyền nhiễm nguy hiểm »nữa, vì nò không thể lây lan thành dịch nên không còn tính nguy hiểm.

Mà muốn phòng chống sự truyền lây thì phải lấy Sơ đồ truyền lây làm kim chỉ nam để hành động

Sơ đồ truyền lây :

Nguồn bệnh  →   Sự truyền lây   →  Vật cảm nhiễm

 Theo sơ đồ truyền lây thì điều kiện để sảy ra dịch là : Dịch bệnh chỉ có thể sảy ra khi môi trường chăn nuôi hội tụ cả 3 mắt xích sinh học, đó là : mắt xích Nguồn bệnh, mắt xích Động vật cảm nhiễm và mắt xích Sự truyền lây (sự lây nhiễm mầm bệnh từ nguồn bệnh sang vật cảm nhiễm)

Trong chăn nuôi 3 mắt xích sinh học được hiểu như sau :

a/ Động vật cảm nhiễm : là động vật sẽ bị nhiễm bệnh khi có tiếp xúc với nguồn bệnh. Việc tiêm đầy đủ vácin phòng bệnh sẽ làm mất tính cảm nhiễm của động vật với mầm bệnh

b/ Nguồn bệnh : Là động vật mắc bệnh hoặc sản phẩm của động vật nhiễm bệnh như thịt, trứng, sữa, và các dịch tiết, chất thải khác của động vật bệnh như : đàm, nhớt, máu, nước tiểu, phân. Nguồn bệnh phát sinh chủ yếu do người chăn nuôi thực hiện việc bán tháo động vật mắc bệnh cho thương lái giết mổ lậu và vứt động vật bệnh ra môi trường bên ngoài như : rừng tràm, sông, suối, bãi rác…Vì :

+ Khi vào tay thương lái gia súc/gia cầm bệnh sẽ phài đi qua các khâu : vận chuyển, giết mổ, buôn bán như gia súc/gia cầm khỏe. Các khâu này sẽ biến các con gia súc, gia cầm bệnh thành nguồn lây khổng lồ do : Việc vận chuyển gia súc/gia cầm bệnh không đúng quy định sẽ làm làm rơi rớt các chất thải như : đàm, nhớt, phân, nước tiểu… các loại chất thải này sẽ là các nguồn lây nhỏ được phân tán rải rác trên đường vận chuyển. Việc giết mổ gia súc/gia cầm bệnh sẽ tạo ra nhiều sản phẩm nhỏ khác như : đàm, nhớt, máu, nước tiểu, phân… Các sản phẩm này sẽ là các nguồn bệnh nhỏ và được phát tán ra hệ thống cống, rãnh, từ hệ thống cống, rãnh nguồn bệnh sẽ phân tán ra môi trường và vào khu vực chăn nuôi khi xuất hiện các phương thức truyền lây(các chất thải len lỏi ra sông, suối, giếng…các nước này sau đó được người chăn nuôi sử dụng). Việc buôn bán thịt gia súc/gia cầm bệnh sẽ làm nguồn bệnh đi theo từng miếng thịt phân tán ra thị trường và vào các nông hộ/ trang trại khi người chăn nuôi sử dụng nhầm thịt của gia súc/gia cầm bệnh

+ Khi gia súc/gia cầm chết bị vứt ra môi trường, khi nằm ở sông suối rừng tràm thì gia súc/gia chết sẽ là một nguồn bệnh tồn tại lâu dài

c/ Sự truyền lây : Là sự lây truyền mầm bệnh từ nguồn lây vào động vật cảm nhiễm. Sự truyền lây chỉ xuất hiện khi xuất hiện các điều kiện khách quan và các điều kiện chủ quan. Điều kiện khách quan là gió, nước, chim đưa mầm bệnh từ chuồng gia súc/gia cầm bệnh và từ xác gia súc/gia cầm bị vứt ra môi trường…vào chuồng gia súc/gia cầm khỏe. Điều kiện chủ quan là do người chăn nuôi không thực hiện an toàn sinh học nên đưa mầm bệnh từ bên ngoài vào chuồng nuôi

3. Nguyên tắc phòng chống dịch cơ bản:

 Do dịch bệnh chỉ sảy ra khì môi trường chăn nuôi phài hội tụ 3 mắt xích sinh học. Như vậy muốn phòng chống dịch bệnh chỉ cần tiến hành cắt đứt 1,2 hoặc 3 mắt xích sinh học thì dịch bệnh sẽ không thể sảy ra. Phương pháp nào càng cắt được nhiều mắt xích sinh học thì phương pháp đó càng tối ưu.

II. Nguyên tắc phòng chống  bệnh dịch tả lợn Châu phi và phương pháp thực hiện :

1. Nguyên tắc phòng chống  bệnh dịch tả lợn Châu phi

Theo nguyên tắc phòng chống dịch cơ bản, do bệnh dịch tả lợn Châu Phi không có vácin phòng bệnh nên mắt xích Vật cảm nhiễm là không thể cắt đứt. Vì vậy nguyên tắc phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu phi là tìm cách cắt đứt 2 mắt xích còn lại, đó là mắt xích Nguồn bệnh và mắt xích Sự truyền lây

2. Phương pháp thực hiện :

a. Cắt đứt mắt xích Nguồn bệnh :

Do mắt xích Nguồn bệnh chỉ phát sinh do người chăn nuôi thực hiện việc bán tháo động vật mắc bệnh cho thương lái giết mổ lậu và vứt động vật bệnh ra môi trường bên ngoài nên để cắt đứt mắt xích Nguồn bệnh cần phải ngăn chặn hành vi bán tháo động vật mắc bệnh cho thương lái giết mổ lậu và vứt động vật bệnh ra môi trường bên ngoài. Ngăn chặn bằng cách nào ?

Trên thực tế, nguyên nhân làm cho người chăn nuôi thực hiện việc bán tháo động vật mắc bệnh cho thương lái giết mổ lậu và vứt động vật bệnh ra môi trường bên ngoài là do đa số người chăn nuôi không biết chính sách hỗ trợ tiêu hủy(nếu biết thì chẳng ai vứt), và giá hỗ trợ hiện nay luôn thấp hơn giá thị trường

Do vậy để người chăn nuôi khai báo dịch, không bán tháo động vật mắc bệnh cho thương lái giết mổ lậu và vứt động vật bệnh ra môi trường bên ngoài thì phải làm sao để toàn bộ người chăn nuôi nắm bắt được chính sách hỗ trợ tiêu hủy khi có lợn bị mắc bệnh truyền nhiễm, đồng thời xác định lại mức hỗ trợ hợp lý để khi phát hiện hoặc nghi ngờ có lợn mắc nệnh Dịch tả lợn Châu Phi thì người chăn nuôi sẽ lựa chọn việc thông báo dịch bệnh cho cơ quan quản lý thay vì bán cho thương lái giết mổ lậu hoặc vứt xác lợn chết ra môi trường. Để thực hiện yêu cầu trên thì ngay từ bây giờ các cơ quan quản lý phải thực hiện ngay 2 việc sau :

Thứ nhất : phải xác định mức hỗ trợ sao cho hợp lý

Mức hỗ trợ hợp lý nhất là bằng giá thị trường. Mà thị trường chỉ tính theo các quy cách giá như : lợn giống/con ; lợn nái hậu bị/ con ; lợn nọc hậu bị/con ; lợn thịt/kg. Do vậy chính sách giá hỗ trợ cũng được tính như quy cách tính giá thị trường. Ngoài ra trên thực tế tiêu hủy thì có thêm loại lợn con theo mẹ, do lợn này không có giá thì cho giá bằng lợn giống để khuyến khích người chăn nuôi khai báo dịch.

Giá thị trường thì được xác định bằng cách lấy giá xuất chuồng của 2 trang trại phía bắc cộng giá của 2 trang trại khu vực miền trung, cộng giá của 2 trang trại phía nam và lấy trung bình của 6 trại. Giá trung bình này có thể sẽ cao hơn giá thị trường của một số địa phương Tuy vậy cũng rất tốt, vì  điều này sẽ khuyến khích cao độ người chăn nuôi khai báo dịch bệnh mà không sợ người chăn nuôi bán lợn bệnh cho thương lái. Giá hố trợ sẽ được thống nhất trên cả nước. Việc thống nhất giá hỗ trợ trong cả nước sẽ làm cho lợn bệnh không trở thành hàng hóa vì không có cung, cầu. Điều này làm mất đi tình trạng chuyển lợn bệnh từ chỗ có giá hỗ trợ thấp đến chỗ có giá hỗ trợ cao làm lây lan dịch bệnh

Thứ hai : Để người chăn nuôi nắm bắt được chính sách hỗ trợ tiêu hủy:

Tổ chức thông báo bằng mọi hình thức, miễn sao toàn bộ người chăn nuôi đều nắm bắt rõ chính sách tiêu hủy

Mặt khác : tổ chức xuống tận từng hộ chăn nuôi đề nghị người chăn nuôi ký cam kết không bán chạy lợn bệnh.

b. Cắt đứt mắt xích Sự truyền lây:

Do Mắt xích truyền lây chỉ xuất hiện khi xuất hiện các điều kiện khách quan và các điều kiện chủ quan, mà các điều kiện khách quan sẽ bị cắt đứt khi người chăn nuôi không bán gia súc/gia cầm bệnh cho thương lái giết mổ lậu và vứt gia súc/gia cầm bệnh ra môi trường nên khi áp dụng các phương pháp để cắt đứt mắt xích nguồn lây(như phần a) là đã cắt đứt được điều kiện khách quan, nên để cắt đứt mắt xích Sự truyền lây thì việc còn lại là tìm cách cắt đứt các điều kiện chủ quan.

Để cắt đứt điều kiện chủ quan thì cần trang bị kiến thức và ý thức thực hiện an toàn sinh học cho người chăn nuôi, đặc biệt là người chăn nuôi nhỏ lẻ. Để người chăn nuôi am hiểu và nghiêm túc thực hiện các biện pháp an toàn sinh học thì cần thực hiện tuyên truyền trên loa, đài, truyền hình…, đồng thời tổ chức xuống tận từng hộ phát tài liệu về an toàn sinh học và đề nghị người chăn nuôi ký cam kết thực hiện ngay biện pháp an toàn sinh học

Việc tổ chức đến tận các hộ chăn nuôi ký cam kết thực hiện các biện pháp an toàn sinh học và không bán chạy lợn bệnh sẽ có thể nâng cao kiến thức về an toàn sinh học cho người chăn nuôi, đồng thời có thể huy động được toàn bộ người chăn nuôi cùng đồng hành thực hiện công tác phòng chống dịch với chính quyền địa phương. Khi việc chống dịch được toàn bộ người chăn nuôi tham gia thì chắc chắn dịch bệnh sẽ mau chóng bị giập tắt vì không còn chỗ cho các mắt xích tồn tại.

III. Định hướng cho công tác phòng chống dịch bệnh trong thời gian tới :

Theo nền kinh tế mở thì dịch bệnh trên động vật sẽ có xu hướng ngày càng xuất hiện các dịch bệnh mới trong khi chưa có vacin như là bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Do vậy việc phòng chống các dịch bệnh này không thể bằng vácin mà phải bằng công cụ quản lý

Nếu để ý kỹ chúng ta sẽ thấy trong công tác phòng chống dịch chủ yếu phụ thuộc vào người chăn nuôi qua việc áp dụng an toàn sinh học và thông báo dịch bệnh cho cơ quan quản lý, vì nếu hai việc này được làm tốt thì sẽ cắt đứt được 3 mắt xích sinh học trong sự truyền lây dịch bệnh. Nhưng do đặc thù nên hai việc này chỉ có thể do người chăn nuôi thực hiện mà cơ quan quản lý dù có muốn cũng không thể làm thay được

Do vậy, để đảm bảo người chăn nuôi luôn thực hiện an toàn sinh học và báo dịch thì trong thời gian tới cần thực hiện các việc sau :

- Bổ sung vào Luật Thú y về điều kiện để được chăn nuôi. Theo đó để được chăn nuôi thì người chăn nuôi( kể cả nhỏ lẻ và trang trại phải) được học qua lớp an toàn sinh học và được cấp chứng chỉ. Song song với điều kiện chăn nuôi là ban hành chế tài thật nặng hành vi chăn nuôi mà không có chứng chỉ an toàn sinh học.

- Luôn công bố và duy trì chính sách hỗ trợ tiêu hủy bằng giá thị trường để để khuyến khích cao độ người chăn nuôi báo dịch, qua đó cơ quan quản lý có thể kiểm soát được tình hình dịch bệnh và có thể thực hiện nghĩa vụ « phát hiện nhanh, tiêu diệt gọn » để cắt đứt có hiệu quả mắt xích Nguồn lây, vì suy cho cùng không có nguồn lây thì không có sự lây lan, bùng phát dịch bệnh

Lợi ích khi người chăn nuôi luôn thực hiện an toàn sinh học và báo dịch

- Việc người chăn nuôi luôn thực hiện an toàn sinh học và báo dịch kịp thời làm dịch bệnh không thể nổ ra, lúc này việc tiêm vacine miễn phí là không cần thiết. Mà việc không tiêm vacine sẽ làm giảm rất nhiều chi phí cho người chăn nuôi và chi phí từ ngân sách cho chính sách tiêm phòng miễn phí, đồng thời đáp ứng được điều kiện xuất khẩu thịt

- Việc hỗ trợ tiêu hủy được duy trì với giá thống nhất trên toàn quốc sẽ làm cho thịt bẩn không còn là hàng hóa. Lúc đó sẽ không còn trường hợp nào chở động vật, sản phẩm động vật mắc bệnh di tiêu thụ ở cả nước, không còn việc gia súc gia cầm bệnh đi vào chợ, bữa cơm cho sinh viên, cho công nhân nữa.

Ngoài ra việc hỗ trợ tiêu hủy được duy trì với giá thống nhất trên toàn quốc, nếu thực hiện liên tục thì cho dù Việt Nam có xuất hiện dịch bệnh nguy hiểm cấp mấy thì cũng bị tiêu diệt tức thì mà không cần phải trông chờ vào vacine../.


Hoàng Khánh Hưng-Trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Vĩnh Cửu.

>> Quy định mới về phương thức quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản. (10/01/2019)

>> SỐNG LÀ CHO ĐI, ĐÂU CHỈ NHẬN RIÊNG MÌNH (03/01/2019)

>> MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI (05/09/2018)

>> Bộ NN-PTNT yêu cầu khẩn cấp chặn dịch tả lợn châu Phi vào Việt Nam (04/09/2018)

>> THẮP NẾN TRI ÂN TẠI NGHĨA TRANG LIỆT SĨ TỈNH ĐỒNG NAI (31/07/2018)

>> MỘT SỐ ĐIỀU THAY ĐỔI TRONG CÔNG TÁC THU PHÍ VÀ LỆ PHÍ THÚ Y TỪ NGÀY 22/6/2018 (27/06/2018)

>> BỆNH DẠI GÂY CHẾT NGƯỜI VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI (21/06/2018)

>> Sử dụng Thịt mát, tại sao không? (07/05/2018)

>> Tin giao lưu bóng đá mừng xuân Mậu Tuất 2018 (06/03/2018)

>> Hội nghị tổng kết công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và Thủy sản năm 2017, kế hoạch năm 2018 (25/01/2018)


Quay Về
Tìm kiếm theo ngày tháng
Tìm kiếm theo tiêu đề
  Báo cáo
  • THÔNG BÁO kết quả tuyển dụng
  • Thông báo tuyển dụng Viên chức năm 2024
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng nhân viên thú y cấp xã năm 2023
  • THÔNG BÁO Danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn, không đủ tiêu chuẩn xét tuyển nhân viên thú y cấp xã trê
  • QUYẾT ĐỊNH Ban hành Danh mục chi tiết về biểu giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động
  • THÔNG BÁO Thí sinh đủ điều kiện tham dự vòng 2 (vòng phỏng vấn) kỳ tuyển dụng viên chức Chi cục Chăn
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng viên chức năm 2022
  • Kế hoạch về việc tuyển dụng viên chứu năm 2022
  • Mời các thí sinh trúng tuyển Viên chức năm 2020 ký hợp đồng làm việc đối với viên chức.
  • Kết quả tuyển dụng viên chức năm 2020
  • Thông báo kết squả phỏng vấn tuyển viên chức vòng 2
  • Thông báo: Triệu tập thí sinh tham dự vòng 2
  • Thông báo tuyển dụng viên chức 2020
  • Thông báo nghỉ lễ
  • Thông báo tuyển sinh năm 2018
  • Thông báo kết quả điểm các thí sinh dự xét tuyển dụng viên chức CCCNTY năm 2017
Xem tiếp
   
  đề án chăn nuôi