28 Tháng Tư 2024
Chào mừng quý vị đến với Website CHI CỤC THÚ Y TỈNH ĐỒNG NAI
  Tin tức tổng hợp

Hội thảo tham vấn kỹ thuật triển khai kế hoạch năm 4 của dự án STOP Spillover đối với các đối tác cấp tỉnh, cấp huyện.

Dự án Chiến lược phòng ngừa tác nhân lây truyền dịch bệnh từ động vật sang người (STOP Spillover) đã được Bộ Y tế và nhà tài trợ là Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phê duyệt, thiết kế nhằm chuẩn bị cho các quốc gia chủ động phát hiện, mô tả, khoanh vùng, xử lý, ứng phó với dịch và đại dịch lây truyền từ động vật sang người.

Ông Trần Lâm Sinh-Phát biểu tại hội nghị

Dự án được thực hiện tại 6 nước ở châu Phi và châu Á, trong đó có Việt Nam. Đồng Nai là tỉnh được lựa chọn để thí điểm thực hiện từ tháng 10-2021, với sự điều phối của Trường Đại học Y tế công cộng, mạng lưới Một sức khỏe các trường Đại học ở Việt Nam, Trường ĐH Tufts Hoa Kỳ.  Sau hơn 3 năm triển khai, dự án đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Hội nghị diễn ra từ ngày 23-26/01/2024, tại Hội trường Phòng họp T2, khách sạn Mansion Park, số K73, đường D8, Khu phố 7, phường Thống Nhất, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Thành phần tham dự: Lãnh đạo và chuyên viên các Sở, ban ngành, chuyên viên các ban ngành liên quan của 3 huyện: Vĩnh Cửu, Định Quán và Tân Phú, ban quản lý dự án Trường ĐHYTCC, cán bộ dự án STOP Spillover Việt Nam và các đại biểu khác.


Phát biểu tại hội nghị, Phó Giám Đốc Sở NN-PTNT ông Trần Lâm Sinh, nhận xét về tính bền vững và khả năng nhân rộng mô hình, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có nhiều dự án về ĐVHD nhưng chỉ dự án STOP Spillover có cách tiếp cận Một sức khỏe và triển khai can thiệp an toàn sinh học (ATSH) tại cấp trại nuôi quy mô hộ gia đình nhằm ngăn chặn tận gốc nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Các biện pháp ATSH thử nghiệm do chính người nuôi ưu tiên lựa chọn thực hiện, và chính họ đã thay đổi nhận thức về việc sử dụng bảo hộ lao động là để giảm nguy cơ lây truyền mầm bệnh; mô hình xử lý chất thải vật nuôi được người nuôi hào hứng tham gia cho thấy mang lại nhiều lợi ích. Quy chế phối hợp liên ngành do dự án hỗ trợ xây dựng đã gắn kết ngành Kiểm lâm, Thú y, Y tế và chính quyền các cấp trong chủ động phòng ngừa, phát hiện và phối hợp ứng phó khi có dịch và ổ dịch từ các trại nuôi ĐVHD.

                  

            Đại diện dự án STOP Spillover bà Nguyễn Thị Ngọc Hà phát biểu

 Đại diện bên dự án STOP Spillover bà Nguyễn Thị Ngọc Hà cho biết, nhóm nghiên cứu ưu tiên tập trung vào virus SARS, MERS-CoV và SARS-CoV-2.  Đồng Nai là địa phương đầu tiên ở Việt Nam được chọn triển khai dự án. Đối tượng hướng tới là các loài động vật hoang dã như: cầy, dúi, nhím, nai., tập trung trọng điểm tại ba huyện có lượng chăn nuôi động vật hoang dã nhiều là: Vĩnh Cửu, Tân Phú, Định Quán. Ngoài ra, dự án đã tiếp cận 20/57 trại nuôi cầy hương, 17/50 hộ nuôi dúi, 6/30 hộ nuôi nhím, 20/154 hộ nuôi nai, 16/50 hộ nuôi dúi, 5/30 hộ nuôi nhím và 20/154 hộ nuôi nai đăng ký tham gia hoạt động thí điểm của dự án. Cách thức tiếp cận của dự án xuyên suốt trong quá trình triển khai, cách tiếp cận một sức khoẻ, đa nghành. Mục tiêu chính đó chính là góp phần nâng cao năng lực cho đối tác, cộng đồng trong việc giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh từ động vật sang người. Năm 2024 dự án đã được Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt tại Quyết định số 4514/QĐ-BYT ngày 14/12/2023, dự án STOP Spillover sẽ triển khai 5 hoạt động, bao gồm: (1) Tăng cường phối hợp liên ngành trong phòng chống bệnh truyền lây từ động vật sang người; (2) Xây dựng và thí điểm chương trình cấp chứng nhận an toàn sinh học cho cơ sở chăn nuôi động vật hoang dã; (3) Chăm sóc, dự phòng, quản lý sức khỏe động vật hoang dã gây nuôi; (4) Các biện pháp can thiệp để giảm thiểu nguy cơ lan truyền dịch bệnh từ động vật hoang dã và các sản phẩm từ động vật hoang dã lưu hành trên thị trường; (5) Chiến dịch truyền thông giảm thiểu nguy cơ lây lan của dịch bệnh từ động vật sang người dựa vào cộng đồng.

Nói về tính hiệu quả trong tiếp cận và thực hiện dự án của các hộ nuôi ĐVHD, BS Phan Văn Phúc, Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, CDC Đồng Nai nhận xét: “Ngành Y tế có nhiều năm làm việc trực tiếp với cộng đồng và thấy rằng chỉ khi bà con nhận thức được nguy cơ mầm bệnh có thể lây từ động vật sang người thì mới có động lực để thực hành ATSH. Trong một thời gian ngắn, dự án đã thu hút được các trang trại nuôi quy mô lớn tham gia là một hướng đi đúng trong can thiệp rủi ro. Cách tiếp cận Một sức khỏe có thể huy động sự tham gia của lực lượng Y tế, Thú y, Kiểm lâm, chính quyền và người nuôi là phù hợp với bối cảnh nuôi ĐVHD quy mô hộ gia đình như ở Đồng Nai”.

Theo thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới, 70% các loại dịch bệnh mới nổi, tái nổi hiện nay đều có nguồn gốc từ động vật. Nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm như Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên thế giới. Do vậy, thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa các tác nhân lây truyền dịch bệnh từ động vật sang người có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm an toàn sức khỏe cộng đồng.

              
                              TS.BS Phạm Đức Phúc - Điều phối viên chương trình VOHUN

Ông Phạm Đức Phúc đánh giá cao  hoạt động thảo luận của các nhóm, đã nêu ra được Các giải pháp khắc phục những hạn chế, cũng như các báo cáo thực tế tại các huyện, kết nối các cấu phần khác nhau, cơ sở pháp lý của tỉnh, hướng đến triển khai xuống các địa phương, cụ thể có 3 huyện tham gia để gắn kết 4 phần: Kiểm dịch, an toàn sinh học, truyền thông, chăm sóc dự phòng vacxin, để thay đổi hành vi nhận thức cho người chăn nuôi, và thói quen chưa tốt của người dân trong việc sử dụng thực phẩm động vật hoang dã, vệ sinh chuồng trại , xây dựng chứng nhận an toàn sinh học, cách thức cấp giấy chứng nhận, kêu gọi nguồn lực để phối hợp với dự án.

Trần Quang Việt – PKD- CCCN&TY



>> Hội nghị Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động năm 2023 (25/01/2024)

>> Về chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra công vụ, kỷ luật, kỷ cương hành chính và thực hiện việc chuyển đổi vị trí việc làm của công chức, viên chức giữa các phòng, đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (18/01/2024)

>> Về kiểm tra cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính năm 2024 (16/01/2024)

>> Về tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm (11/01/2024)

>> Tập huấn kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y năm 2023. (03/01/2024)

>> Hội nghị Sơ kết 02 năm thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021 - 2030” (02/01/2024)

>> Hội nghị tư vấn quốc tế hỗ trợ triển khai Đề án ngành thú y (26/06/2023)

>> Hội nghị Kiểm soát giết mổ động vật và Triển khai thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ (05/06/2023)

>> Tập huấn quản lý phần mềm truy xuất nguồn gốc sản phẩm tổ yến (15/05/2023)

>> Kết quả sau hơn 02 năm thực hiện Mạng lưới cơ sở giết mổ động vật tập trung trên địa bàn tỉnh (07/04/2023)


Quay Về
Tìm kiếm theo ngày tháng
Tìm kiếm theo tiêu đề
  Báo cáo
  • THÔNG BÁO kết quả tuyển dụng
  • Thông báo tuyển dụng Viên chức năm 2024
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng nhân viên thú y cấp xã năm 2023
  • THÔNG BÁO Danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn, không đủ tiêu chuẩn xét tuyển nhân viên thú y cấp xã trê
  • QUYẾT ĐỊNH Ban hành Danh mục chi tiết về biểu giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động
  • THÔNG BÁO Thí sinh đủ điều kiện tham dự vòng 2 (vòng phỏng vấn) kỳ tuyển dụng viên chức Chi cục Chăn
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng viên chức năm 2022
  • Kế hoạch về việc tuyển dụng viên chứu năm 2022
  • Mời các thí sinh trúng tuyển Viên chức năm 2020 ký hợp đồng làm việc đối với viên chức.
  • Kết quả tuyển dụng viên chức năm 2020
  • Thông báo kết squả phỏng vấn tuyển viên chức vòng 2
  • Thông báo: Triệu tập thí sinh tham dự vòng 2
  • Thông báo tuyển dụng viên chức 2020
  • Thông báo nghỉ lễ
  • Thông báo tuyển sinh năm 2018
  • Thông báo kết quả điểm các thí sinh dự xét tuyển dụng viên chức CCCNTY năm 2017
Xem tiếp
   
  đề án chăn nuôi