27 Tháng Tư 2024
Chào mừng quý vị đến với Website CHI CỤC THÚ Y TỈNH ĐỒNG NAI
  Tin tức tổng hợp

BỔ SUNG PROBIOTIC VÀO THỨC ĂN ĐỂ HẠN CHẾ SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG CHĂN NUÔI GIA SÚC GIA CẦM

Tổng giám đốc WHO, bà Margaret Chan cho biết “tình trạng kháng kháng sinh gia tăng là một cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu, và các chính phủ giờ đây nhận thức rằng đó là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe công chúng”.

Trong kế hoạch hành động quốc gia về phòng chống kháng thuốc từ năm 2013 đến năm 2020, có 6 nhóm hoạt động nhằm phòng chống kháng thuốc được Bộ Y tế đề cập, trong đó có giải pháp sử dụng kháng sinh hợp lý trong trồng trọt, chăn nuôi; kiểm soát nhiễm khuẩn; sử dụng thuốc hợp lý; giám sát quốc gia về sử dụng kháng sinh và kháng thuốC.

            Trong chăn nuôi, để hạn chế rủi ro với các nguy cơ dịch bệnh, người chăn nuôi có thói quen dùng nhiều loại kháng sinh, thuốc kích thích bao gồm cả các hoạt chất và thuốc thú y ngoài danh mục lưu hành được sử dụng nhằm kích thích tăng trưởng hoặc phòng và điều trị cho vật nuôi. Nếu không được kiểm soát tốt, việc sử dụng các loại hoạt chất, thuốc thú y trong chăn nuôi sẽ gây ra một nguy cơ rủi ro lớn cho môi trường và sức khỏe con người như hiện tượng kháng thuốc, kháng kháng sinh ở người, do tồn dư kháng sinh trong sản phẩm có nguồn gốc động vật.

            Trong chăn nuôi công nghiệp có hiện tượng lạm dụng quá nhiều các loại kháng sinh tổng hợp, số hộ sử dụng thuốc kháng sinh có từ 3 – 6 hoạt chất chiếm 27% số trang trại nuôi heo thịt, 24% trang trại nuôi heo con và 10% số trang trại nuôi gà thịt (Vũ Đình Tôn và cộng sự 2010). Việc sử dụng kháng sinh và hóa chất thú y chủ yếu dựa vào kinh nghiệm dẫn tới người chăn nuôi thường tự ý tăng liều và liệu trình điều trị. Sử dụng kháng sinh theo triệu chứng bệnh (44%), theo chỉ định của thú ý viên là 33%, sử dụng kháng sinh theo khuyến cáo của nhà sản xuất chiếm 17% và chỉ 6% trang trại sử dụng kháng sinh theo kết quả thử nghiệm kháng sinh đồ (Nguyễn Quốc Ân, 2009).

            Vì vậy, cần tăng cường sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn trong trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản...và tìm kiếm những giải pháp để thay thế dần thói quen sử dụng kháng sinh của người chăn nuôi. Một trong những giải pháp là sử dụng probiotic bổ sung vào khẩu phần thức ăn nhằm tạo sự cần bằng cho hệ vi sinh vật đường ruột, tăng khả năng tiêu hóa thức ăn, tăng cường sức đề kháng… 

            Trong đường ruột của vật nuôi có hàng trăm ngàn tỷ vi khuẩn, số lượng vi khuẩn lớn hơn 10 lần số lượng tế bào cơ thể. Vi khuẩn trong đường ruột được xếp thành ba nhóm:

            -Nhóm 1 là nhóm vi khuẩn có ích chiếm tỷ lệ trên 90%, gồm phần lớn là các vi khuẩn kỵ khí (Clostridia, Bifidobacteria, Lactobacilli, Bacteroides, Eubacteria), sản sinh acid lactic và các acid béo mạch ngắn.

            -Nhóm 2 chiếm khoảng 1% và gồm chủ yếu là  giống EnterococciE.coli.

            -Nhóm 3 chiếm tỷ lệ dưới 0,01% và gồm chủ yếu là những giống vi khuẩn gây bệnh như Proteus, Staphylococci Pseudomonas.

            Ở điều kiện sinh lý bình thường, ba nhóm vi khuẩn trên chung sống theo tỷ lệ “hoà hoãn” là >90: 1: 0,01 (thuật ngữ chuyên môn gọi tình trạng này là eubiosis). Nếu số lượng vi khuẩn có hại tăng lên, tỷ lệ ”hoà hoãn” bị phá vỡ (gọi là dysbiosis), dẫn đến rối loạn tiêu hoá, suy giảm khả năng miễn dịch ruột, suy giảm sức kháng bệnh của toàn cơ thể.

    
 Vi sinh vật có lợi luôn có mặt trong đường tiêu hóa của người động vật
Số lượng vi khuẩn có lợi thường bị suy giảm do kháng sinh, hoá chất và nấm mốc độc hại có trong thức ăn, cũng như do các bất lợi về môi trường như nóng ẩm, khí thải chuồng nuôi... Nếu tìm cách ”gieo lại” vi khuẩn có lợi thì duy trì được mối quan hệ cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại, nhờ đó ngăn ngừa được rối loạn tiêu hoá, bảo vệ được niêm mạc ruột và hệ miễn dịch ruột, giúp heo khoẻ mạnh, tiêu hoá hấp thu thức ăn tốt, tăng trưởng nhanh. Để “gieo lại” vi khuẩn có lợi, người ta dùng chế phẩm probiotic.

          Probiotic là thức ăn bổ sung các vi sinh vật có ích còn sống, những vi sinh vật này có ảnh hưởng có lợi cho con vật chủ do cải thiện được trạng thái cân bằng của vi sinh trong đường ruột.

   * Các nhóm vi sinh của probiotic

          + Vi khuẩn lactic: Vi khuẩn này chiếm vị trí quan trọng trong nhóm vi khuẩn đường tiêu hoá của người và động vật, chúng có khả năng lên men một số loại đường để hình thành acid lactic. Vi khuẩn lactic quan trọng trong probiotic thuộc tộc Lactobacilli, Pediococci, Bifidobacteria và Enterococci.

            + Bào tử Bacillus:  Bào tử Bacillus cũng có khả năng kích thích hệ miễn dịch của ruột. Các bào tử phải được nẩy mầm ở phần trên của ruột để thể hiện tất cả các hoạt tính của chúng.

            + Nấm  men: Nấm  men sử dụng trong dinh dưỡng động vật chủ yếu là các dòng của chủng Saccharomyces cerevisiae.

   * Chức năng của probiotic 

          Các nghiên cứu cho thấy vi khuẩn probiotic có chức năng kháng khuẩn; chức năng hàng rào; chức năng miễn dịch và cũng là những tác nhân có tính chất kháng lại dị ứng. Các chức năng này không chỉ thông qua bản thân vi khuẩn mà còn thông qua DNA, chất tiết và vách tế bào vi khuẩn probiotic.

            + Chức năng kháng khuẩn thực hiện theo các cơ chế sau: Làm biến đổi hệ vi sinh đường ruột, giảm vi khuẩn bệnh; sản sinh các chất kháng khuẩn như acid béo mạch ngắn, acid lactic, bacteriocins, hydrogen peroxide, pyroglutamate…có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của cả vi khuẩn gram âm và dương; Tranh giành sự bám dính vào niêm ruột với vi khuẩn bệnh hoặc phong toả các thụ quan (receptor) của niêm mạc ruột, nhờ vậy ngăn chặn vi khuẩn bệnh xâm lấn vào bên trong; Tranh giành chất dinh dưỡng với vi khuẩn gây bệnh.

            + Chức năng hàng rào thể hiện ở chỗ probiotic kích thích sự gắn kết chặt chẽ các tế bào biểu mô ruột, giảm các chất tiết gây viêm của vi khuẩn gây bệnh, tăng sản sinh các phân tử bảo vệ như mucin và tăng sự sản sinh enzyme của diềm bàn chải của biểu mô ruột.

            + Chức năng miễn dịch thể hiện ở chỗ probiotic làm giảm sản sinh các chất gây viêm, gây đáp ứng sản sinh kháng thể của  hệ miễn dịch ruột để ngăn ngừa bệnh cũng như đáp ứng miễn dịch để ngăn ngừa dị ứng.

            Tóm lại, việc sử dụng probiotic trong chăn nuôi có tác dụng duy trì sự cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, ngăn ngừa rối loạn tiêu hoá, tăng cường năng lực miễn dịch ruột, kích thích tăng trưởng, tăng hiệu quả chuyển hoá thức ăn. Sử dụng probiotic kết hợp với các chất bổ sung khác như prebiotic, acid hữu cơ, thảo dược có thể loại bỏ hoàn toàn kháng sinh bổ sung vào thức ăn.

Tống Thanh Lộc – phòng kiểm dịch

>> CƠ SỞ GIẾT MỔ ĐỘNG VẬT HIỆP NHẤT ĐƯỢC CÔNG NHẬN "CÔNG TRÌNH CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẢNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII" (01/12/2015)

>> TÁC HẠI CỦA ĐỘC TỐ AFLATOXIN ĐỐI VỚI CON NGƯỜI VÀ VẬT NUÔI (01/12/2015)

>> TIÊM PHÒNG VÁC XIN CHO GIA SÚC GIA CẦM ĐỢT II NĂM 2015 (26/11/2015)

>> ĐỔI TÊN CHI CỤC THÚ Y TỈNH ĐỒNG NAI (23/11/2015)

>> TĂNG CƯỜNG THANH - KIỂM TRA CHẤT CẤM TRONG CHĂN NUÔI (23/11/2015)

>> ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN GIỮA NHIỆM KỲ XII (2013-2015) CHI CỤC THÚ Y ĐỒNG NAI 2015, NHIỆM KỲ (2013-2017) (16/11/2015)

>> CHẤT THẢI CHĂN NUÔI HEO VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ (16/11/2015)

>> PHÁT HIỆN VÀ XỬ LÝ CƠ SỞ GIẾT MỔ HEO TRÁI PHÉP (09/11/2015)

>> KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ CÁC VI PHẠM VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM Ở CÔNG TY TNHH KOYO - UNITEK, KCN LOTECO (09/11/2015)

>> MỘT SỐ CÔNG THỨC VÀ KĨ THUẬT PHỐI TRỘN THỨC ĂN CHĂN NUÔI (19/10/2015)


Quay Về
Tìm kiếm theo ngày tháng
Tìm kiếm theo tiêu đề
  Báo cáo
  • THÔNG BÁO kết quả tuyển dụng
  • Thông báo tuyển dụng Viên chức năm 2024
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng nhân viên thú y cấp xã năm 2023
  • THÔNG BÁO Danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn, không đủ tiêu chuẩn xét tuyển nhân viên thú y cấp xã trê
  • QUYẾT ĐỊNH Ban hành Danh mục chi tiết về biểu giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động
  • THÔNG BÁO Thí sinh đủ điều kiện tham dự vòng 2 (vòng phỏng vấn) kỳ tuyển dụng viên chức Chi cục Chăn
  • THÔNG BÁO Về việc tuyển dụng viên chức năm 2022
  • Kế hoạch về việc tuyển dụng viên chứu năm 2022
  • Mời các thí sinh trúng tuyển Viên chức năm 2020 ký hợp đồng làm việc đối với viên chức.
  • Kết quả tuyển dụng viên chức năm 2020
  • Thông báo kết squả phỏng vấn tuyển viên chức vòng 2
  • Thông báo: Triệu tập thí sinh tham dự vòng 2
  • Thông báo tuyển dụng viên chức 2020
  • Thông báo nghỉ lễ
  • Thông báo tuyển sinh năm 2018
  • Thông báo kết quả điểm các thí sinh dự xét tuyển dụng viên chức CCCNTY năm 2017
Xem tiếp
   
  đề án chăn nuôi